This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2004

Bến đời



Tôi về đến quê. Cây gạo bị sét đánh đầu đê bao giờ cũng là vật đầu tiên đón tôi sau chặng hành trình mệt mỏi. Cô sinh viên thành phố về thăm quê. Một tay xách đôi giày cao gót, một tay xách túi quà nặng đến lệch cả bên vai. Qua đường đi cong queo đã nghe trẻ chăn trâu kháo nhau: "Khách nhà ai thế nhỉ?". Bà ngoại ngồi xay đỗ trong sân thấy tôi về vứt vội cả mẹt đỗ. Bà cười móm mém nắm tay tôi kéo qua cái sân gạch đầy đỗ xanh vương vãi.

- Cha tổ nhà cô chứ. Sao bây giờ mới về?

Tôi cười không đáp, nghiêng đầu tránh tia nắng quái xiên từ giàn bầu xuống.

- Thế con về có một mình thôi à? Chị Thơ với anh Trị không về cùng với con hay sao? Từ dạo anh chị ấy cưới nhau đến giờ, gần năm mà cấm có dắt nhau về đây. Có về chăng chỉ có thị Thơ. Mỗi lần về lại thanh minh "Chồng con bận chưa về được". Chắc họ hàng anh ấy cũng chả biết hết mặt.

Nhìn bà nói như dỗi, tôi cười xoà ôm chặt lấy bà hít hà cái hơi trầu vỏ cay nồng. Chị Thơ là mẹ của tôi, còn anh Trị là dượng của tôi. Bố tôi mất đột ngột trong một tai nạn giao thông hồi tôi mới 2 tuổi. Mẹ tôi sống một mình mãi mới đi thêm bước nữa. Dượng kém mẹ tôi mấy tuổi. Ông là người hiền lành ít nói, bản tính rất dễ chịu nên trong gia đình hiếm khi có sự đụng độ giữa ba bên. Với lại tôi cũng là con bé sống tình cảm và ít nhiều cũng hiểu được sự tế nhị mà mình cần phải có khi sống trong gia đình như vậy.

- Bà ơi! Ðợt hè này cả mẹ cháu và dượng đều không về được. Công việc của dượng cháu ở cơ quan thì lu bù cả năm trời nên ít khi đi đâu được lắm. Bà đừng có giận bà nhé. Cháu về đây ở với bà một tháng, ăn hết khoai của bà thì thôi...

- Cha tổ cô. Chỉ khéo bênh nhau. Liệu có ăn nổi cả tháng khoai không hả?

Dì Hạnh tôi về. Người dì nhỏ bé, dáng đi cứ xiêu xiêu đổ bóng dài trên sân gạch. Dì Hạnh là em kế mẹ tôi, dì hơn tôi mười tuổi. Dì trắng từ bé nhưng là cái trắng xanh. Bà ngoại bảo nhìn cái dáng dì đi thì đủ biết là khổ rồi, cứ đổ lệch về một bên. Chả thế mà năm nay đã hơn ba mươi tuổi rồi mà dì vẫn lầm lụi trong khi bạn bè cùng lứa đã con bồng con bế tự bao giờ.

- Mới về đấy hả? - Dì vừa treo đôi quang vào góc sân vừa ngoái lại hỏi tôi.

- Dạ, con mới về dì ạ. Kỳ này con về nghỉ hẳn một tháng quậy cho bà ngoại hết khen con ngoan thì thôi.

Dì mỉm cười. Tôi ít khi thấy dì cười lắm. Nụ cười của dì chỉ thoáng qua rồi lại tan ngay trên làn môi khô héo, ánh nắng lấp loá lọt qua tàu lá xấu đan chéo mềm mại trên mái tóc dài mượt của dì. Dì thích để tóc dài. Chả bù cho mẹ tôi là đã cắt ngắn rồi lại uốn cao lên ngay, mẹ bảo cho nó gọn. Tiếng là hai chị em ruột nhưng dì Hạnh không giống mẹ tôi mấy. Bù lại, dì thừa hưởng được ở bà ngoại khuôn mặt trái xoan và nước da trắng mịn. Hồi đi học hết cấp III, mẹ tôi định đưa dì lên theo học trường Y, nơi bà vừa tới công tác nhưng dì viện cớ nhà neo người không có ai đỡ đần ông bà lúc trái gió trỏ trời. Mãi sau này lúc mẹ tôi sinh tôi, dì mới lên thăm một lần. Dì bảo dì sợ cái không khí ở thành phố lắm, cả con người ở đây cũng làm dì hốt hoảng. Còn tôi khi nghe dì kể, cứ thắc mắc không hiểu dì sợ cái gì...


- Hà ơi, có thư của con này.

Tôi "dạ" ran rồi nhảy phắt từ trên võng xuống chạy tuốt ra sân. Bà ngoại lắc đầu tủm tỉm nhìn tôi leo tót lên trạc ổi bóc thư. Trời ơi! Thư của hắn. Cái thằng cha học cùng trường, cùng lớp lại ngồi cùng bàn tôi. Sao mà tôi ghét hắn thế. Mỗi lần đi học qua cửa nhà tôi hắn lại hát rống lên "Này cô bé thôi đừng u buồn, bước theo anh ra phố đông người". Sao hắn lại biết địa chỉ ở quê mà gửi đến nhỉ? Thôi chết. Chắc là con ranh Hồng bị nó hối lộ cái gì nên mới "bật mí" đây. Ðể xem hắn viết những gì? "Hà xa nhớ..." Tôi ngồi vắt vẻo trên cành ổi đọc thư mà hai cánh mũi cứ nở ra vì nín cười. Bọn lớp mà biết chuyện này thì chắc tôi "một mất, một còn" với chúng nó quá.

- Có chuyện gì mà khoái trá thế Hà?

- Dì mới về - tôi ngồi dậy, nước mắt nước mũi còn chưa quệt hết.

- Thư của người yêu à?

- Ðâu có gì. Bạn thôi. Nhưng mà ... con buồn cười quá.

Dì mủm mỉm kéo tay tôi ra cái chõng đặt dưới gốc bưởi bảo nhổ tóc sâu cho dì.

- Ô, dì cũng có tóc sâu rồi ạ.

- ừ. Cả tóc bạc nữa. Máu dì xấu lắm, nghe dì hỏi này. Cái người viết thư ấy...

- Con chả dám nói gì đâu dì ạ. Con ghét hắn lắm.

- Sao lại ghét. Người ta có ý. Nếu là người tốt thì cũng được chứ sao. Hơn hai mươi tuổi rồi còn gì.

- Nhưng mà... Dì ơi! Con hỏi thật dì nhé. Dì đã yêu ai chưa?

Dì không trả lời. Tôi nghe dì vừa thở dài. Dường như tôi đã vụng về chạm vào nỗi đau nào đó của dì.

- Hình như... Con làm dì buồn?

- Không có gì đâu con. Không biết thì không có lỗi. Ai chả có lúc buồn lúc vui nhưng chuyện của dì thì buồn nhiều hơn vui. Dì cũng chẳng dấu dì con.

Hồi ấy, có lẽ dì bằng tuổi con bây giờ. Mỗi lần đi qua đám đông dì thường cúi mặt bước vội tránh những con mắt xoi mói và những tiếng huýt gió đuổi vội theo gót chân. Dì vốn dút dát từ nhỏ. Dì khác hẳn tính của mẹ con, lúc nào mẹ con cũng mạnh dạn cho dù đã nhiều lần vấp ngã trong cuộc sống. Cái ”người ta“ của dì hồi ấy là sinh viên về làng cắm trại vẽ. Người ta vẽ đẹp lắm, vẽ con sông ở đầu làng y như thật ấy. Có lẽ cùng vì "người ta" hiền lành ít nói nên dì đâm ra lại bạo dạn lên một tí. Dì thích ngó người ta ngồi tư lự, ngón tay hờ hững lướt trên phím ghi ta, mắt nhìn xa vắng phía bên kia sông. (Dì chỉ dám nhìn trộm thôi). Rồi mấy cô bé sinh viên phát hiện ra dì và kéo ào dì vào cuộc vui. Dì vui mà vẫn gượng. Ðêm lửa trại đầu tiên. Dì trốn bà ngoại nhập cuộc vui với những người bạn mới quen vui tính. Háo hức, vui nhưng dì vẫn để ý đến người ấy. Dường như anh đã cuốn hút dì bằng chính sự im lặng của mình. Vẫn khuôn mặt trầm tư ấy, trong ánh lửa rực đỏ hắt lên, dì thấy người ta ngó mình cười. Lạ. Dì gượng. Dì bỏ chạy. Ðể lại đằng sau nhiều tiếng gọi và những tàn lửa đỏ bắn lên tung toé theo chiều gió... Về đến nhà. Bị bà ngoại đánh cho một trận bò lê bò càng nhưng dì vẫn thấy vui vui lắm. Chiều sau. Tốp sinh viên nhổ cọc đi cắm trại. Họ vui vẻ vẫy dì lại tặng cho dì chiếc vòng đá và chiếc khăn tay nhỏ làm kỷ niệm, hẹn mùa sau họ sẽ quay về đây gặp lại. Người ta cũng ra tạm biệt dì. Chỉ không nói gì, trao cho dì cuộn giấy nhỏ. Dì đứng tựa vào gốc gạo đầu đê nhìn theo bóng chiếc ô tô mang theo cả không khí ồn ào khuất dần trên đường cái. Dì chạy thục mạng về nhà. Chui vào buồng, th198