This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2004

Ảo



 

 

Hồi mới qua Mỹ, tối nào chàng cũng lấy cuốn nhật ký ra viết đôi dòng. Có khi hứng thú viết một hơi ba bốn trang. Nhiều chuyện lắm. Biết bao nhiêu là điều mới lạ để học hỏi, để ngạc nhiên, để sửng sốt, để thán phục, để chiêm ngưỡng hoặc để bỗng nhiên sực nhớ rằng mình được may mắn rơi tỏm vào một thiên đường từ lâu mơ ước. Và mới đây thôi, đâu chừng vài tháng trước, chàng hãy còn viết, viết rất nhiều về tình yêụ Một cuộc tình cũng sướt mướt lãng mạn như ai vậỵ Nhưng giờ thì khác rồị Ngày nào cũng giống y chang một khuôn, đâu có hơi đâu mà viết nhật ký. Không có gì lạ. Và khi nhìn cuốn nhật ký, tự nhiên chàng thấy ớn ớn như nhìn một thứ thức ăn ướp lạnh lâu ngàỵ Không lý mỗi tối ngồi vào bàn cầm bút lên là viết một mạch khỏi cần suy nghĩ rằng: “Hôm nay thức dậy, làm vệ sinh. Ăn một gói mì cho đỡ đói rồi ngủ nướng thêm một giấc cho đến hai giờ trưạ Tắm sơ một cái rồi đi làm. Làm mệt lắm, chán lắm. Nhưng phải ráng. Gần một giờ khuya mới về đến nhà. Lại ăn qua loạ Vừa ăn vừa nghe nhạc. Lên giường. Bấm ti-vi coi bậy một show nào cho đỡ buồn. Rồi ngủ.”

Như vậy đó. Ngày nào cũng như ngày nàọ Có gì mới lạ để mà viết! Hết rồị Qua rồị Những ngày thăng trầm vinh nhục có còn đâu! Hồi đó còn ngủ ké sofa nhà thằng bạn, có khi chui vào sleeping bag ngủ luôn ngoài xẹ Bây giờ thì chăn êm nệm ấm. Cái king bed rộng rinh xoạc cả hai cẳng ra cũng chưa đụng tới hai mép giường. Hồi đó căn phòng lạnh tanh, không có tiếng động, phải tự mình đi ra đi vào, mở cửa đóng cửa, huýt sáo ca hát cho nhộn nhịp lên. Bây giờ thì vừa cassette vừa ti-vi, có cả video nữa, thứ nào trông cũng bảnh và dư sức hoạt náọ Tắt hết để ngủ thì vẫn còn cái tủ lạnh riêng ở góc phòng siêng năng kêu rè rè suốt ngày đêm. Rộn lắm. Có sót cái gì đâụ Thế mà vẫn thấy như thiếu một cái gì. Cảm giác thiếu thốn không phải chỉ mới có lúc này mà có tự đời thuở còn trắng tay vô saả kiạ Nó nổi lên, đòi hỏị Tìm cách đáp ứng nó rồi, nó lại đòi hỏi thứ khác. Chẳng biết chung cục là đâụ Ban đầu chàng tưởng rằng sắm cái cassette để nghe nhạc là êm chuyện rồị Không ngờ nó lại đòi phải có ti-vị Từ ti-vi lại qua videọ Rồi đến tủ lạnh, microwave (để không dùng chung hay dùng ké anh bạn share phòng kế bên nữa), rồi tủ sách đầy tiểu thuyết diễm tình, hộc băng đầy những băng nhạc mùi mẫn, đàn guitar, phim con heo, báo Playboy ... không dễ có một thằng thanh niên độc thân nào bì kịp những tư hữu mà chàng sắm, chàng tự hào như vậỵ Thế mà chàng vẫn cứ phải băn khoăn tìm hiểu xem mình còn cần cái gì, thiếu cái gì nữa mà thấy đời sống cô quạnh buồn hiụ

Nhớ lại thời gian nàng đến để rồi khiến mình tương tư, chàng không khỏi thấy trong lòng thoáng bùi ngùị Nàng đến. Vâng, nàng đã đến, rồi đi luôn ra khỏi đời chàng. Nàng là con ông chủ nhà, tên là Xuân. Cái tên nghe như gợi lên một mùa lộc mới với tràn đầy sinh lực và khát vọng tuổi trẻ. Chính nàng đã là đề tài nóng bỏng, sôi động nhất khuấy trộn cả cuộc sống cô liêu buồn tẻ của chàng. Nàng ngúng nguẩy chàng ràng trước mặt chàng như một con gà mái hay một con chó cái đương thời động cỡn. Chàng biết ngay điều đó có nghĩa là gì. ít ra chàng cũng có cái nhạy cảm để nhận biết những dấu hiệu của yêu đương nơi Xuân. Và chính chàng, chàng cũng cảm thấy là mình đã yêụ Và những gì chàng thiếu có lẽ là đâỵ Nhưng Xuân tinh quái lắm. Nàng cứ sàng qua sàng lại, lâu lâu bước thẳng vào phòng chàng một cách tự nhiên, cầm cuốn sách, thử cuốn băng, giống y chang là nàng đã mết chàng rồi vậỵ Thế mà sự thực trái ngược hẳn. Cô ả đâu có chút caả tình gì với chàng đâụ Sách của chàng thì cô chê là tiểu thuyết rẻ tiền (hừ, rẻ! cuốn nào cũng tám chín đô la chứ có ít ỏi gì đâu!); còn băng nhạc của chàng thì nàng nói sao sến hoặc cải lương quá (hứ, Tuấn Vũ, Chế Linh ... toàn là thứ chiếng trong làng ca mà còn chê được thì đúng là quê mùa!). Nhưng thôi, gái mới lớn lên ở Mỹ thì trách sao chẳng sành nhạc Việt Nam. Chàng cứ việc mua quà, hết món này đến món nọ, có cả thơ nữa—những bài thơ trữ tình lãng mạn chép ra từ trong báo nhận bừa là của mình—thành tâm thành ý dâng tặng cô ả. Cô nhận hết, không hề từ chốị Nhưng cuối cùng mới biết cô ả chỉ đùa chơi với chàng thôị Nhận quà là nhận quà, có tặng thì có nhận. Còn yêu đương là chuyện khác: không phải ai tặng cũng có thể nhận được. Xuân xanh mơn mởn, mộng ước cao vời, cô ngước mặt nhìn lên và mới đây thôi, cặp bồ với một chàng kỹ sư điện toán mới ra trường. Thật đơn giản như vậy mà chàng lại hiểu theo cái cảm tính rất ư chủ quan và lạc quan của mình để rồi trượt một cái thiệt đaụ Người ta không yêu gì chàng hết. Rõ ràng quá mà. Qua Mỹ gần bảy năm rồi mà không đi học. Chơi hết ba năm đầụ Năm thứ tư mới quyết định kiếm việc làm vì ông bác đã chịu hết nổi, không muốn thấy mặt thằng cháu vô tích sự, lười biếng, lêu lỏng trong nhà ông nữạ Chàng chỉ có vỏn vẹn chút ít vốn liếng tiếng Anh từ lúc học ở trại tị nạn cọng thêm chút ít nhờ kinh nghiệm đi làm. Chút ít đó vừa đủ để hiểu manager nó muốn mình làm cái gì. Và chút ít đó cũng chỉ đủ để tính tiền với khách hàng, để thỉnh thoảng đi shopping mà thôị Những cuộc tiếp xúc như vậy thì đâu có đòi hỏi gì nhiều tiếng Anh đâu nàọ Vậy đó, rồi cứ đi làm. Đứng bán cho một cây xăng. Bằng cấp chẳng có, chữ nghĩa mù tịt, còn Xuân dù gì cũng đã tốt nghiệp trung học tại Mỹ, làm sao có thể nhìn chàng một cách đầy ngưỡng mộ như chàng lầm tưởng. Mà xét cho cùng, cô ả đâu có đẹp gì đâu kìa! Chỉ được cái cao ráo, trông có vẻ đẫy đà hấp dẫn mà thôị Nếu cô ở Việt Nam, xí, đố mà chàng để mắt nhìn tớị Ở đây thiếu con gái Việt cô ta mới làm eo, làm trời làm đất như vậy thôị Dù sao, chàng cũng cám ơn cô tạ Cám ơn cô cho chàng mấy tháng mộng mơ, mấy tháng tương tư và mấy tháng mới đây thôi: thất tình. Ồ, cái cảm giác thất tình sao nghe thú vị mới lạ chứ! Mỗi sáng thức dậy hát bậy một câu trên giường: “Một sớm mai thức dậy, tình yêu rời chăn gối, bay theo những cơn mưa phùn ... ”của Đức Huy, nghe thấm thía làm sao! Thấm thía nhất cũng bởi vì bản nhạc này là bản ruột của Xuân, cô ả thích bản này lắm mà! Còn chàng thì thích Tuấn Vũ hơn, cho nên từ lúc thất tình, trong khi chờ cà phê sáng, chàng bật cuốn băng của ca sĩ thần tượng này ra nghe rên: “Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng ... không xong ... ” nghe đúng là giọng tri âm! Chưa hết, nhờ quằn quại trong thú yêu đương mà chàng cũng đã nắn nót ghép chữ đẻ ra được hai bài thơ thống thiết về tình phụ và đã được đăng một cách trịnh trọng trong một tờ báo quảng cáo địa phương với tên chàng nổi bật kèm theọ Tờ báo này chắc chắn Xuân sẽ đọc mà, vì cuối tuần nào cô cũng ra chợ Việt mang về một lô báo Việt ngữ thảy lên bàn ở phòng khách để cả nhà xem. Đọc rồi, cô sẽ hối tiếc. Hối tiếc là đã sai lầm đá đít một thi sĩ tài hoạ

Nhưng bây giờ, niềm đau kỳ diệu đó cũng đi qua rồị Nó đi qua và kéo tuốt luốt cả hứng cảm làm thơ của chàng. Và cũng nhờ vậy mà chàng nhận ra một sự thực rất ư là nực cười, rằng xét cho cùng, những thi sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ của nhân loại có hơn gì chàng đâu! Họ nổi danh là nhờ cái hứng cảm thất tình đó mà. Chỉ có những bài thơ, những tiểu thuyết, những bản nhạc thất tình mới đủ ma lực để cuốn người ta vào cái thế giới ê ẩm riêng tư đầy ý nghĩạ Cho nên, mới đây đọc báo thấy đăng tin: “Nhà thơ X. kết hôn cùng cô Ỵ” hoặc “Nữ văn sĩ V. sánh duyên cùng anh T.” là chàng bật cười buông một câu ta thán rằng: “Ồ, một nhà thơ đã chết, một nhà văn vừa bị chôn.” Phong vận tài hoa của một người coi như bỏ đi khi hắn được thắng lợi vẻ vang trong lãnh vực tình cảm. Chàng nghiệm ra một chân lý rất đơn giản nhưng xác thực: muốn thành một thi sĩ hay văn sĩ lỗi lạc thì phải yêu cho hết mình và phải thất bại trong tình yêu đó. Một đời sống tình cảm quân bình, thành công, êm thắm thì chẳng đẻ ra được cái gì xuất sắc và sẽ chẳng làm nên trò trống gì cả.

Ấy vậy mà chàng cũng đành vùi chôn thiên tài của mình dù rằng chàng đã có, ít nhất cũng một lần, thất tình. Có lẽ nồng độ yêu đương của chàng dành cho Xuân không đủ to lớn để kéo dài niềm đau trong chàng. Huống chi, giữa Xuân và chàng hãy còn một khoảng cách mênh mông cả về tâm hồn lẫn thể xác. Hai tâm hồn hầu như chẳng ăn khớp gì với nhau—xét theo cá tính, sở thích. Còn hai thể xác thì hãy còn thọ thọ bất thân.Chàng chưa đụng được tới ngón tay của Xuân dù rằng đã có lúc chàng cố ý làm vậy (nhưng cũng hụt nữa!). Niềm đau, vì thế, chỉ hành hạ chàng đâu chừng một tháng hơn thì lịm dần rồi mất hút. Cảm hứng làm thơ cũng chết tiệt. Và bây giờ, muốn khôi phục lại thi tài của mình đồng thời khỏa lấp cảm giác thiếu thốn đang xuất hiện trở lại trong tâm thức, chàng chỉ có nước đi tìm một đối tượng khác. Chàng thấy rõ điều đó, nhưng thực hiện nó không phải là chuyện đơn giản. Người ta đi học, ngày ngày đến trường, không lớp này thì lớp kia, thế nào cũng làm quen được một vài cô bạn học cùng xứ để chọn lựa, hay ít nữa cũng có thể kết bạn với vài cô gái nước ngoài như bọn Mễ, Đại Hàn, Nhật Bản, Mỹ trắng, hay Mỹ đen v.v ... Còn chàng, có đi học đâu mà có cơ hội đó! Người ta đi làm xưởng này, công ty nọ, mấy chục người hoặc hàng trăm người cùng làm chung, gặp nhau mỗi ngày, thế nào cũng quen nhau, hò hẹn nhaụ Còn chàng, đứng bán cây xăng từ bốn giờ chiều đến mười hai giờ khuya (có khi làm thêm giờ phụ trội—over-time—đến hai giờ sáng) mà chỉ đứng bán một mình, quen biết ai đây! Khách tới đổ xăng, trả tiền rồi phóng xe đi, có ai rỗi rảnh đứng lại mà ngó ngàng chi đến chàng. Có đối thoại chăng nữa thì cũng chỉ how are you một cách lấy lệ không cần nghe câu trả lời, rồi thank you một cách không ơn nghĩa chi hết.

Sau khi cơn đau của mối tình đơn phương lắng dịu, chàng đi tìm cảm giác mới, khung cảnh mới bằng cách ra ngồi la cà ở một quán cà phê Việt Nam vào mỗi cuối tuần. Ở đây có hai ba cô chạy bàn trẻ trung, lịch thiệp và hiếu khách. Chàng thấy cô nào cũng có vẻ dễ mến hơn Xuân. Sự tương phản thấy rõ giữa họ và Xuân khiến chàng đâm ra ghét Xuân hơn. Tại sao ở đời lại có một thiếu nữ kiêu kỳ đáng ghét như Xuân vậy kìa, chàng tự hỏị Từ đó, chàng siêng năng đi uống cà phê hơn. Uống xong, bỏ tiền tip (buộc-boa) rất hậụ Dần dần, chàng cảm thấy hình như mình đã trở thành một người khách đặc biệt mà các cô hầu bàn ở đây mong đợị Nhìn chung quanh, bàn nào bàn nấy ba bốn cậu thanh niên choai choai ngồi rung đùi, to tiếng cười nóị Nhiều cậu còn buông lời chọc ghẹo các cô hầu bàn nữạ Còn chàng, lúc nào cũng vậy, ngồi một mình lặng lẽ, đăm chiêu, phà khói thuốc, lắng nghe tiếng nhạc, hoặc lắng lòng vào một mộng tưởng xa xôi nào đó, y như một nhà hiền triết đang suy gẫm về một nan đề sâu xa cấp thiết cho thời đạị Phong độ của chàng vì thế hẳn nhiên là phải nổi bật giữa đám người lao xao chỉ biết tán gẫu và sống ồ ạt theo ba động bên ngoàị Chàng cảm thấy rõ ràng như vậỵ

Từ lúc bước vào quán cho đến khi bước đến quầy trả tiền rồi lững thững bước ra ngoài, chàng có cảm tưởng là bao nhiêu cặp mắt đang đổ dồn về mình: một con người xa lạ, thầm kín và hết sức cao vợị Nhất là các cô hầu bàn, hẳn là các cô phải tấm tắc khen trong lòng với bao ngưỡng mộ cũng như ao ước được chàng đoái hoài đến. Đó là các cô chưa biết chàng đã từng có hai bài thơ đăng trên báo; chứ nếu biết thì các cô làm sao mà cầm lòng cho đậu! Ngoài phong độ uống cà phê một mình trong im lặng, chàng còn tạo thêm được ba đặc điểm xuất sắc khác khiến cho người ta—các cô hầu bàn—không thể nào lẫn lộn chàng với một kẻ tầm thường nào khác. Thứ nhất, bước vào quán đúng mười giờ sáng ngày thứ bảy và chủ nhật—chàng thường lái xe đến bãi đậu sớm hơn giờ đó một chút để bảo đảm giờ khắc xuất hiện của mình. Thứ hai, chỉ chọn duy nhất một cái bàn trong góc tối mà từ đó chàng có thể quan sát tất cả mọi người ra vào—nhất là các cô hầu bàn, vì khi mang thức uống cho bất kỳ khách nào bắt buộc các cô đều phải đi ngang chỗ chàng ngồị Chiếc bàn trong góc này hầu như đã trở thành chỗ ngồi ưu tiên của chàng vì sau mười giờ sáng, khách mới vào đông và khi vào, khách thường tìm chỗ ngồi thoáng, gần cửa ra vào nhất chứ chẳng ai nhọc công bước tới góc bàn tăm tối ở cuối tiệm gần restroom (phòng vệ sinh) cả. Thứ ba, chỉ uống cà phê đen thôi chứ nhất định không uống thứ gì khác. Có lần chàng thử gọi một ly mãng cầu xay nhưng các cô hầu bàn bảo đã hết. Từ đó, chàng nhất quyết chỉ gọi cà phê đen thôị Quán này là quán cà phê, thì không thể xảy ra trường hợp hết cà phệ Cà phê đen đá cũng chưa chắc ăn, vì biết đâu lại có lúc hết đá bất tử. Còn cà phê sữa đá thì trông có vẻ như con nít còn ham sữa quá. Huống chi, người ta có thể tưởng ra được một thi sĩ hay một văn nhân đang đăm chiêu bên tách cà phê đen chứ nói ông ta đang đắm mình bên cạnh ly kem dừa, ly mít xay hay ly cà phê sữa đá thì thật là chẳng thích hợp chút nàọ Sinh tố và kem để dành cho đàn bà con nít; cà phê sữa đá thì dành cho bọn thanh niên mới lớn còn thèm sữa mẹ, dùng cái muỗng dài khoắn đá lên cho rộn ràng rôm rả. Tách cà phê đen của chàng thì chỉ cần một cái muỗng nhỏ khuấy nhẹ cho tan đường, chẳng gây tiếng động nào đáng kể và khi uống, có thể nhấm nháp, thong thả, từ từ: cử chỉ thích hợp cho một người có đời sống nội tâm phong phú. Các loại thức uống có đá và ngon, ngọt, béo, đều có tính cách giải khát, hưởng thụ, đáp ứng trực tiếp cho vị giác và có thể là cho bao tử nữạ Trong khi đó, cà phê đen—một thức uống mang vị đắng mà nói cho cùng thì chàng cũng chẳng mấy hứng thú gì để uống cả—thì có vẻ như một chất xúc tác khơi động đời sống tâm linh sâu thẳm. Không khi nào chàng uống được hơn nửa tách cà phệ Nó chẳng có gì hấp dẫn đối với chàng cả. Nhưng ít nhất, nó là lý do chính đáng để chàng được ngồi lâu một chỗ và đóng cho trọn vai trò của một người bí ẩn, phi phàm. Và nó cũng là cái cớ để chàng tự do ngắm nhìn các cô hầu bàn trẻ trung lúc nào cũng tươi cười và đon đả đón khách.

Sau hai tháng cần cù đến quán đúng giờ đúng khắc, đúng địa điểm, đúng menu (thực đơn, nhưng thật ra chỉ có thức uống thôi, gọi ẩm đơn thì đúng hơn) cố định và đúng cả những động tác trầm ngâm phì phà khói thuốc, nhâm nhi ly cà phê đắng, chàng nghiệm ra được những ý nghĩ cao đẹp cho phong cách đặc biệt của mình mà trước đây chàng không hề nghĩ tớị Rằng một kẻ giữ được giờ giấc qui định hẳn nhiên là một kẻ mô phạm, mực thước; rằng một kẻ chỉ chọn một địa điểm cố định chứng tỏ hắn ta là kẻ chung tình trọn nghĩa, không có mới nới cũ; rằng một kẻ chỉ chọn lấy duy nhất một thứ thức uống có vị đắng thuần chất chứ không pha loãng bởi sữa hay đá xác định hắn là con người có lập trường vững chắc và có thừa khả năng chịu đựng những đắng cay ngang trái trên đờị Ôi, bao nhiêu là phẩm cách cao quí chỉ tập trung nơi mỗi một con người! Nhưng các cô hầu bàn xinh tươi kia, có ai là tri âm nhìn ra được những đặc tính của chàng không nhỉ? Có. Có lẽ có, ít nhất là một cộ Chàng tin như vậỵ

Cô ta tên Tuyết. Phải, Tuyết. Và thật là trắng như tuyết. Nhưng không phải cô trắng mà đồ cô mặc lúc nào cũng trắng—áo em trắng quá nhìn không rạ Chàng đọc thầm câu thơ đó khi ngắm nhìn Tuyết và thực không nhớ nổi là câu thơ đó do mình sáng tác hay là của thi sĩ nào mà nghe độc đáo như vậỵ Trong góc bàn tối sâm sẩm mà chàng hay ngồi, chàng thấy hình như Tuyết có làn da xẫm bóng như màu vẹc-ni mới phết lên gỗ, hoặc nói cho văn chương như chàng thì cô có nước da màu bánh mật—chàng không hiểu bánh mật là gì cả, chỉ quen dùng để chỉ nước da ngăm ngăm mà thôị Trông nàng khỏe và có duyên. Có duyên nhất là cái miệng méo và rộng. Méo thì chàng không để ý gì nhiều cho lắm. Chỉ biết đại khái là khi nói hay cười, đôi môi nàng đã tỏ ra là không được ngăn nắp, không chịu sự kiểm soát của nàng một cách nghiêm chỉnh. Còn rộng thì dễ thấy hơn. Khi nàng cười, hai khóe miệng nàng tưởng chừng như muốn kéo tới mang tai, vẽ nên một vành bán nguyệt nên thơ sầu mộng (chàng nghĩ đến bốn chữ này khi liên tưởng đến nụ cười của nàng). Người xưa thường nói: “Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.” Câu ấy không ảnh hưởng gì đến quan điểm mỹ thuật của chàng cả. Thiếu gì đàn ông miệng rộng mà chẳng thấy sang chút nàọ Ngược lại, đàn bà miệng rộng hồ dễ có mấy người làm nhà cửa tan hoang? Phụ nữ Tây phương đó, cô nào cô nấy miệng chạy cả gang tay, không lý họ đã góp công làm tan nát xứ sở phồn thịnh văn minh củœa họ sao! Huống chi cái miệng rộng rất ư là lợi thế. Ăn, uống, nói, cười, đánh răng, súc miệng và ... hôn nữa, thứ gì cũng được thong thả, thoải máị Nhất là khi cười: cái miệng rộng có vẻ như lúc nào cũng chực cười khiến cho ta cảm thấy tươi vui cả cuộc đờị

Chàng quả quyết là Tuyết đã yêu mình. Tất nhiên là phải yêu rồị Một thanh niên trầm lặng, tác phong đứng đắn, cuộc sống ổn cố, nổi bật giữa đám người lăng xăng, chộn rộn và kịch cỡm, dễ gì Tuyết khỏi rung động.

Lần này, không giống như lần trước với Xuân, nhất định là chàng đã không quá tưởng tượng. Có những dấu hiệu hiển nhiên cho thấy rằng Tuyết đã yêu chàng. Gần nửa tháng nay, khi chàng đến, Tuyết tự động pha một tách cà phê đen mang ra cho chàng mà không cần phải khách sáo hỏi: “Anh uống chỉ” như bổn phận của các cô hầu bàn phải làm thế. Cử chỉ tế nhị đó của Tuyết là gì nếu không phải là muốn nói với chàng rằng nàng đã quan tâm đến chàng? Thường thì chỉ có vợ chồng chung sống với nhau mới biết rõ sở thích cũng như những nhu cầu từ cao đến thấp của người phối ngẫụ Thái độ của Tuyết khiến chàng có cảm giác như mình là một người chồng đi làm mới về, được vợ săn sóc mang ra thức uống phục vụ. Chàng coi đó như là cách biểu lộ tình cảm tối thiểu nhất mà Tuyết đã dành cho chàng. Chưa hết, thứ bảy tuần trước, khi chàng vừa bước vào tiệm là Tuyết đã đon đả trờ tới hỏi ngay:

“Sao hôm nay anh đến trễ vậỷ”

“à, tại kẹt xẹ”

Nhìn lại đồng hồ, chàng thấy mới mười giờ năm phút. Trễ mới năm phút. Chàng thầm nghĩ: “Mới trễ có năm phút mà nàng đã tỏ vẻ lo lắng, sốt ruột như vậy huống gì trễ một, hai tiếng đồng hồ hay cả tuần lễ! ôi, thực là tội nghiệp cho nàng. Tại sao ta bắt nàng chờ đợi mong mỏi ta suốt một tuần lễ để chỉ gặp ta có mỗi sáng thứ bảy và sáng chủ nhật! Ta đâu có thể hà tiện thì giờ với nàng như vậy!" Từ đó, chàng bắt đầu sắp xếp lại thời khóa biểu của mình. Thay vì chỉ đi uống cà phê vào mỗi cuối tuần, chàng quyết định ngày nào cũng có mặt. Bớt tiêu xài một chút, bớt ngủ một chút, là chàng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho một tâm hồn. Nghĩ vậy, chàng thấy lòng hăng hái hơn và tự nhủ dù sao chàng cũng chẳng thiệt thòi gì cho lắm.

Để có mặt tại quán cà phê mười giờ sáng mỗi ngày, chàng phải thức dậy chín giờ sáng thay vì mười hai giờ trưạ Đó là một cố gắng phi thường, vì chàng làm việc ca đêm, từ nửa đêm đến sáng; nếu phải thức dậy lúc chín giờ sáng có nghĩa là chàng chỉ mới ngủ được vài tiếng đồng hồ mà thôị Không những là cố gắng phi thường, chàng còn cho đó là một sự hy sinh rất ư lãng mạn của một kẻ có đời sống mực thước như chàng. Nhưng mặt khác, chàng cũng có cảm nghĩ rằng mình đã làm một cử chỉ ban phát cơ hội một cách cao cả cho một người phái yếu mà xét cho cùng người ấy chưa phải là đối tượng hội đủ điều kiện để được chàng đoái hoài yêu thương.

Tình yêu bấy giờ nẩy nở một cách rộn rã trong chàng. Và dường như nó chấn động đến tận tủy xương chàng những rung cảm cực mạnh đến nỗi chàng đã tự thốt với chính mình rằng: “Ồ, đây mới thực sự là tình yêụ Trước kia ta chạy theo Xuân chỉ là cái rung động nhất thời, gượng gạo mà thôi!” Xúc cảm mạnh đến thế nhưng vẫn không đủ để đẩy những hứng cảm của chàng trào vọt thành thợ Chàng đã không làm được một câu thơ nào để tặng Tuyết từ khi yêu nàng. Sự kiện đó càng làm cho chàng tin chắc vào quan điểm trước đây của mình. Rằng khi một kẻ thắng lợi trong tình cảm, hồn thơ của hắn bị chết tiệt đị Cho nên, hoặc là chọn lấy tình yêu, hoặc là ôm lấy đau thương để nẩy ra được những bài thơ bất hủ. Bây giờ, chàng không nẻ ra được câu thơ nào dù đã cắn móp cả cái nắp bút nguyên tử. Chàng thở dàị Đành thôi vậỵ Không thể có được cả hai cái vĩ đại cho cùng một kiếp ngườị Có lẽ Thượng Đế chỉ muốn chọn chàng như một tình nhân lý tưởng của các hồng nhan hơn là một thi nhân siêu tuyệt của nhân loạị Huống chi, bỏ Tuyết ngay lúc này, quả là điều khó làm.

Chàng nghĩ, chàng và Tuyết đã yêu nhau và đang tiến đến một cách êm xuôi trên con đường tình ái đầy những hứa hẹn. Không cần thiết phải mơ tưởng đến một đoạn trường dang dở. Và trong tình yêu dành cho Tuyết, chàng cảm thấy còn có một niềm trắc ẩn, một thứ bi mẫn nào đó đi kèm. Không nên bỏ Tuyết. Không nên làm nàng thất vọng. Tuyết yếu đuối, cần được yêu thương vỗ về. Không lý do nào chính đáng để chàng phải chọn một cái gì khác mà bỏ nàng cho dù cái đó có là một sự nghiệp vẻ vang trên thi đàn. Không có tình yêu (hay nói trắng ra là thất tình), chàng có thể trở thành một thi sĩ cô đơn múa bút trên những trường thi tuyệt sắc. Nhưng thiếu tình yêu (hay nói trắng ra là không được chàng yêu thương), Tuyết chỉ biết lặng câm mà ôm lấy sầu hận, đau khổ suốt đờị Nghĩ vậy, chàng thấy xốn xang thương cảm và quyết là sẽ trao đến Tuyết trọn vẹn tình yêu của mình cho dù nàng không xứng với chàng đi nữạ

Sáng hôm nay, chàng cũng có mặt đúng giờ. Chàng sắp đặt sẵn trong đầu những gì sẽ nói với Tuyết. Chàng muốn cho nàng một bất ngờ. Chắc chắn là nàng sẽ vui mừng, sửng sốt đón nhận sự bất ngờ đó. Khi Tuyết mang cà phê đến, chàng nói mà không nhìn mặt Tuyết, với giọng của một ông chủ hỏi cô thư ký riêng của mình:

“Hôm nay Tuyết rảnh không?”

Tuyết đặt cà phê lên bàn, cười một cái thật có duyên với cái miệng rộng rinh của nàng:

“Hôm naỷ Em đang bán ở đây nè.”

“ý anh hỏi chiều tối kiạ”

“à rảnh. Nhưng chi vậy anh?”

“Anh lấy vé rồi, tối nay đi xem phim nghẹ”

“Xem phim? Ơ ... có lẽ em đi không được đâụ”

Chàng cau mày, ngạc nhiên tột độ. Bất ngờ quá. Nàng đã không sửng sốt. Nàng đã không vui mừng. Nàng đã không sung sướng với ân huệ chàng ban mà chính chàng mới là kẻ bất ngờ, sửng sốt vì nàng đã có vẻ như không muốn đón nhận cái cơ hội quí giá mà chàng hào phóng tạo rạ

Tuyết trở vào trong quầỵ Chàng móc thuốc ra, tay run run bật lửạ Máu nóng máu lạnh chạy loạn xạ trong ngườị Khói thuốc tuôn ra cay xé đôi mắt.

Một chốc, Tuyết lại bước ra, ngang chỗ chàng, nói ghé một câu như an ủi:

“Em sợ là em không rảnh. Để em coi lại đã nghẹ”

Rồi nàng mang thức uống đến bàn khác. Chàng lầm bầm một mình: “Khỏi, khỏi cần coi lạị Đừng hối hận nhé. Không có cơ hội khác đâụ”

Nhưng khi Tuyết quay trở vào, nhoẻn miệng cười và hỏi: “phim gì vậỷ hay không anh?” thì chàng thấy tươi tỉnh trở lại, hăm hở đáp ngay:

“Phim A Kiss Before Dying. Nghe nói hay lắm!”

“Vậy à!”

Tuyết lại vào trong. Chàng tự nghĩ có lẽ Tuyết giả đò suy nghĩ lại để chàng năn nỉ hoặc để tỏ ra mình không phải hạng con gái dễ dãị Và chàng thực không biết Tuyết nói như thế là đã có ý nhận lời mình hay chưạ Bỗng thấy một đứa bé gái chừng bốn năm tuổi từ ngoài cửa vừa chạy vừa nhảy lơn tơn đến chỗ Tuyết.

“Má,” đứa bé gọị

“Ai dẫn con ra vậỷ” Tuyết hỏị

“Ba, ba ngoài kia kìạ”

Người đàn ông ba của đứa bé đẩy cửa bước vàọ Một gã đàn ông trung niên lực lưỡng, dáng đi hiên ngang hùng dũng, không để mắt nhìn ai, bước thẳng đến chỗ Tuyết nói đôi câu gì đó với nàng rồi ẳm đứa bé gái về.

Chàng móc thêm thuốc, run tay bật lửạ Hút lia lịạ Không khí trong quán có vẻ lạnh một cách khác thường. Hút chưa hết điếu thuốc, chàng đã vội dụi tắt rồi đứng dậy, đến quầy trả tiền.

Tuyết vẫn cười rất tươi với cái miệng rộng có duyên của nàng. Nhưng bây giờ, chàng mới thực sự thấy rằng đàn bà con gái mà miệng rộng thì thật khó coi quá đỗi, chắc chắn không làm tan hoang cửa nhà thì cũng tan hoang cửa lòng chứ chẳng chơi!

Tuyết có vẻ như hiểu tim đen chàng, hơi thương hại, vừa thối tiền vừa nói:

“Cám ơn anh đã có ý mời em xem phim. Nếu có dịp khác rảnh ... ”

Chưa đợi nàng nói hết câu, chàng đã quay đi rồị Ra ngoài, chàng nghĩ có lẽ chàng nên phóng xe nhanh về nhà, lấy giấy bút ra để cho mạch thơ tuôn trào một dòng miên man bất tuyệt.

Nhưng khi về đến phòng, chàng chỉ biết nằm thừ rạ Không nẻ ra được câu thơ nào dù cõi lòng tan tác. Trời có vẻ lạnh lắm ở bên ngoàị Bên trong cũng vậỵ Chàng run. Lấy thuốc ra hút và thầm nghĩ: “Có lẽ ta đã vượt ra thế giới của những kẻ đang no đủ trong tình yêu cũng như những kẻ đang đói khát tình cảm: kẻ cần thơ, kẻ cần tình. Thực ra, đâu có bắt buộc phải chọn hoặc cái này, hoặc cái kiạ Không chọn gì cả mới là khó!”

Chàng cầm hai cái vé xi-nê lên nhìn. Hình như có lờ mờ tựa đề của phim in trên vé: A Kiss Before Dying (Nụ Hôn Trước Khi Chết - có người dịch tiểu thuyết này thành Nụ Hôn của Tử Thần, chàng có thấy ngoài tiệm sách Việt bán cuốn đó nhưng mắc tiền quá, không mua). Chàng thở dàị Chàng đã chết rồi đây nhưng chưa được nụ hôn nào cả. Chàng vứt hai cái vé xi nê vào sọt rác. Nằm lăn ra giường. Ngủ.

106

Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2004

Bạn Bè



Cô y tá trẻ thì thầm than vãn với chị y tá già... "Bệnh
nhân tự tử thứ mười hôm nay đấy chị. Chết kiểu gì
không chết lại đi chọn kiểu chết khổ chết sở để
người ta đè ra bơm nước vỡ bụng ra thế nàỵ Cái cậu uống
Vophatoc hôm qua tỉnh rồi nhưng cứ quờ quạng chân tay càm
ràm như thằng dở người ấy chị ạ"...

Nữ bác sỹ đứng thẳng dậy, nhìn sang cái giường kế
bên. Một hình người dẹp lép như cái đóm dưới tấm chăn
mỏng. Cái đầu trọc lóc. Lằng nhằng dây dợ. Tiếng máy
thở pinh pinh đều đặn. Đấy cũng là một bệnh nhân tự
tử. Một cô bé. Cô y tá trẻ vẫn rầm rì than vãn với chị
y tá già. Nữ bác sỹ thở dài phụ họa "Ừ ca trực này
hết cả hơi" và kéo cái ống nghe tụt xuống cổ, ra khỏi
phòng. Hai người y tá nhìn theo, rồi nhìn nhau: "Mẹ này hôm nay
sao hiền thế không biết?!" Chị y tá già thúc tay vào cùi
chỏ cô bạn: "Sinh nhật chị ấy hôm nay đấỵ Phòng bác sỹ
thấy đầy hoạ"

Căn phòng riêng của nữ bác sỹ thì không có hoạ Sạch sẽ
và lạnh lẽọ Cái lạnh lẽo lẩn quất trong từng góc nhỏ ngay
cả những ngày nồng nực nhất ở những nhà không có trẻ
mỏ. Hai ngày rồi nữ bác sỹ chưa về nhà và cứ băn khoăn
mình quên chưa hé cửa sổ cho bay hết mùi giấy đốt.

Chị đã chuẩn bị cho ngày sinh của mình như thế: Hỏa táng
kỷ vật hai mươi năm. Một xấp giấy mỏng. Những tờ thự
Một tình bạn. Thời con gáị Không phải để chuẩn bị làm
điều gì mới mẻ. Từ lâu rồi nữ bác sỹ đã tin đời
mình không đổi nữạ

*

Người đàn bà nạ dòng rời đám các bà các cô đang xúm
xít xung quanh, buông bát bún riêu, đứng phắt dậy túm lấy
ghi đông xe đạp của cô bé, vừa nghiêm trang vừa bả lả.
"Em về nói với bà chuẩn bị một cái lễ lên chùa xin đội
bát hương đi! Em căn cao số nặng, tình duyên rồi ra lật
đật lắm. Nghe chị. Chị xem cho em không lấy tiền đâụ
Số em rồi thể nào cũng phải về hầu cửa Thánh. Chạy trời
không khỏi số đâu em. Xin đội bát hương giờ cũng còn
chưa muộn lắm. Đừng ngạo mạn tin mình rồi hận một đời
em ạ..."

Cô bé cười ngơ ngác, lúng túng và xấu hổ. Những
người đàn bà ngồi quanh gánh bún riêu nhìn người đàn bà
đầy vẻ sùng mộ. Bao nhiêu lời khuyên tới tấp bay ra từ
những miệng đàn bà chắc chắn nồng nặc mùi mắm tôm.
"Nghe cô đi em ạ." " Số mình vậy, Thánh đã sang lời qua cộ
Không biết thì đành. Biết thì phải làm rồi Thánh vuốt ve
che chở chọ.."

Sau này Thảo hay nhớ buổi chiều vô tình gặp người đàn
bà ấy khi đạp xe ra chợ mua chấp gội đầụ Nhớ cả cảm
giác vừa thẹn vừa bực vừa sờ sợ khi nghe lời khuyên
vỗ mặt của người đàn bà không quen, khi nhìn chị tạ Mặt
choắt. Trán dồ ra hai bên. Hệt một quả trứng lộn
ngược. Áo cánh trắng, quần sa tanh vừa cộc vừa nhàụ Hàm
răng trắng ăn trầu nhờ nhờ hồng hồng, và đặc biệt: cái
nhìn man dạị Nhiều lần đi qua những hàng quà có đàn bà
xúm xít Thảo bất chợt bắt gặp mình đang kiếm tìm
người đàn bà đồng bóng ấỵ Nhưng chị không biết chị có
nghe lời chị ta hay không. Hay sẽ vẫn như xưa: háo hức và
sợ sệt kể cho đám bạn cùng tuổi, sau đó quên phứt.

Cho tới ngày ấỵ

*

Sinh nhật Thảo rơi vào tháng năm. Tháng của mưa rào, của
những môn thi cuối cùng, của những lo sợ cuối cùng háo
hức đầu tiên trước một mùa hè. Ba mẹ chiều cô con gái
lớn đã là sinh viên dắt thằng con trai nhỏ cách cô chị cả
chục tuổi về bên ngoại, sau khi chuẩn bị đầy đủ bánh
trái nước non cho con gái mời bạn. Mẹ trước khi đi cẩn
thận đặt bình hoa huệ lên bàn thờ, dặn: "Để đêm mẹ
về thắp hương. Năm sau sinh nhật con đừng mua huệ nữa
nhé. Sái lắm." Hương bạn thân Thảo cằn nhằn: "Cháu bảo nó
rồi mà nó không nghẹ Lại còn cãi cố tao thích."

Thảo cười khì khì "mẹ với cái Hương mê tín quá." Mà
không giải thích vì sao mình lại tầm cho được chục huệ mang
về. Nhành gầy, nụ nhỏ, trắng muốt, thơm mát cả lòng,
dịu cả chiều hè ngột ngạt. Thảo thích huệ, rất thích và
có lần còn đùa cùn với mấy đứa bạn. "Đám cưới tao tao
cho chú rể ôm gà trống thiến, còn tao thì cầm bó tỏị
Rực rỡ đủ dùng. Tụi mày toàn loại bốn mắt thử nói tao
nghe không có kính thì chúng mày nhìn bó tỏi khác bó hồng
bạch chỗ nàỏ Hâm à? Ừ thì thôi vậỵ Thay bó tỏi bằng
bó huệ tạ Sang trọng và truyền thống gấp vạn lần ôm bó
lay ơn to vật như cái chổi đót." Lũ bạn cười ầm ỹ.
Một đứa hét cho thằng Quang làm chú rể. Và Quang quay sang
Thảo, tinh quái: "Thế nàỏ Dịu dàng một tý đi thì tớ nhận
làm cô dâu của tớ. Có tất cả chúng nó đây, thề với
Thảo là tớ sẽ cho Thảo ôm hoa huệ trong ngày cưới!"

Lũ bạn vẫn thường ngạc nhiên thằng Quang ngang cành cành
thế mà cứ nhũn như con chi chi trước cái Thảọ Chỉ có
Thảo là biết Quang nhũn như thế nàọ Vừa câu trước câu sau
kể cho Quang nghe buổi hẹn hò thứ mấy mấy với anh sinh
viên thứ mấy mấy Quang đã mắt tròn mắt dẹt: "Có vậy
thôi à? Tưởng các ông sinh viên yêu đương thế nào chứ
chỉ có mời đi ăn chè thì Quang cũng mời được. Cho ăn mệt
nghỉ đỗ đen Hàng Thùng hay thập cẩm Hàng Điếụ Hay bây
giờ mình lại đi đị Chúng nó bảo hàng chè đầu Hàng
Điếu anh gì mời Thảo vẫn chưa ngon. Phải hàng thứ hai cợ
Lạc rang hơi quá tay một chút. Thơm lắm".

Không làm cách nào chọc tức được thằng bạn chuyên môn
chọc tức người khác. Mà cũng không thể nào thôi không
chơi với nhaụ Cứ đùng đùng dắt xe bỏ đi buổi chiều là
tối lại thấy Quang tỉnh bơ gõ cửa "cháu chào hai bác" rõ
to và thằng ranh con Tuấn đâm bổ từ phòng trong ra anh Quang
anh Quang ầm ỹ. Chỉ còn duy nhất hai cách cư xử phải thay
đổi: hoặc hậm hực đi ra đi vào nhìn Quang dạy thằng
Tuấn tò toe tí toét cái Clarinet và thỉnh thoảng cười gì với
bố mẹ, hoặc cũng làm ra vẻ tỉnh bơ một cách lịch sự.
Rồi khi Quang về thì theo ra đóng cổng và nhìn nhau phì
cườị

Thảo nhớ lan man, thắc mắc chưa thấy thư chúc mừng sinh
nhật của Quang trong khi tay năm tay mười dọn bàn cùng cô
bạn. Những cơn gió nồm lồng lộng thổi qua khung cửa để
ngỏ. Lòng Thảo không sao yên được trong một niềm vui chưa
có tên. Có tiếng gõ cửa ngập ngừng. "Khéo khách ở quê
ra!" Hương ngẩng đầu nói với theo bước chân gấp
gáp vui mừng của cô bạn. Mẹ Quang đứng đó, nhợt nhạt. Thảo
cũng nhợt nhạt. Người đàn bà nhìn cô gái, lòng bị cắt
thêm bởi một nỗi đau, và chợt hốt hoảng khi thấy la
liệt trên mặt bàn những bánh những kẹo những hoa quả đã
bày biện tỉa tót. "Bác xin lỗi cháu... bác không biết
là..." Tiễn người đàn bà về, Thảo quay lại Hương run run:
"Mày không được nói gì tối naỵ" Cô bạn hốt hoảng gật
đầu, hốt hoảng nhìn lên bàn thờ. Thảo cũng nhìn lên bàn
thờ. Bình hoa huệ thơm thanh khiết, mùi thơm chưa ngát lẫn
mùi hương khóị Nước mắt hai cô gái ứa rạ

Thế đấy! Thế là không có lời chúc mừng của Quang sinh
nhật ấỵ Không bao giờ còn có lời chúc mừng của Quang
những sinh nhật saụ Không còn những trêu chọc và chiều
chuộng hết sức bình thường trong những năm tháng ấy và đã
trở thành không bình thường vào những ngày saụ Khi Thảo
cho phép mình nhớ.

Quang với tiếng kèn Ôboa... Giai điệu Dòng kênh xanh của
Phú Quang... Hội trường Cung Văn hóa thiếu niên. Quang với
cái trống đại và đôi tay gõ dùi như múa theo một bài
hành khúc trong đội hình nghi lễ đón tiếp phái đoàn các
nước sang thăm ở sân bay Gia Lâm. Và giọng nói đầy chòng
ghẹo... "Tên là cỏ mà chẳng khác gì loài thân gỗ. À mà
được đấỵ Cỏ làm đình. Thì mình lấy tạ "Chung một phận
nghèo" này... cỏ ơị.." Điệu sa mạc chênh vênh đi trong
tiếng cười òa ra trên sân trường loang nắng mùa đông.
"Mình lấy người ta thì còn phải tỏ tình khướt!" Cả lũ lại
cười, thúc: "Nói đi Quang! Đèn xanh đấy!" Và Quang nghiêm
túc: "Sẽ! Nhưng khi nào cô bạn của chúng mình chán những
cuộc hẹn hò với các anh chàng kháu lão trong tương lai đã.
Em chào thầy ạ!" Ông giáo già mặt mũi nghiêm trang có biệt
danh Trịnh Trọng Viên gật đầu đi ngang, không biết thằng
học trò cưng đang hốt hoảng thè lưỡi nén cười cùng
chúng bạn.

Sẽ! Không bao giờ! "Vậy là kẻ thù đã ngăn được bước
ta đị" Quang nói bình thản, và hát tiếp . Cũng một buổi chiềụ Cuối
hạ. Mấy bà hàng xóm nhà trong ngõ đi làm về dắt cái xe
chở đầy rau cho "ngày nay cho ngày mai cho hai ngày sau"
ngang chỗ hai đứa đứng, mặt khó đăm đăm. "Nhưng có
điểm thi đại học rồi mà. Quang đi nước ngoài là cái chắc
rồi mà!" Thảo chán nản níu một hy vọng mơ hồ. "Giấy gọi
nghĩa vụ phường đưa chiều hôm qua rồị Làm sao chờ
được giấy báo nhập học. Mẹ Quang khóc cằn nhằn bố không
chịu chạy trước mấy ông ngoài phường. Nhưng có mà chạy
giờị Biên giới đánh nhau dữ thế!"

*

... "Chiều biên giới em ơi... Có nơi nào xanh hơn" ...
Không biết ở biên giới mình với Tàu thế nào chứ cái màu
xanh ấy ở nơi giáp ranh đất Miên này sợ lắm Thảo ạ.
Quạnh quẽ. Rợn ngợp. Và cả đất nước ấy nữạ Bọn Quang
vừa đi qua một làng Miên. Mới lác đác người về.
Những ngọn cây thốt nốt chĩa vào trời xanh rờn rợn..."

... "Có một cô bé Campuchia hay mang thằng em tới chỗ bọn
mình. Cô bé mười sáu tuổi, tên là Phalỵ Cái tên nghe cứ
trong veọ Cả nhà hai đứa chết hết. Thế mà hai chị em,
rất lạ lùng, cứ vui như bọn mình tuổi ấỵ Quang cứ thắc
mắc hay đấy chính là bản năng sống của con ngườị Sống
là phải biết quên những điều không thể chịu đựng..."

... "Hồi theo Cung Văn hóa vào tham Sài gòn, qua những
cánh rừng cao su đều tăm tắp xanh ngút, Thảo cứ ồ à mãi
nhớ không? Nhưng đi vào trong thì đơn điệu chết đi
được. Còn ngủ trong đó thì không hiểu sao rất mệt. Khác
ngủ trong rừng Cúc Phương hồi lớp chín. Cứ tưởng Thảo
ghê lắm, vậy mà con vắt còn cách cả mét đã hét lạc cả
giọng. Hôm đó Thảo cứ bắt Quang mang địa lan về. Nhưng Thảo
thấy không, cái màu vàng cam ấy chỉ lộng lẫy đúng ở
góc rừng ấỵ.."

... "Có nhiều người rủ Thảo đi ăn chè nữa không? Chờ
đấy! Quang về thì Quang sẽ tỏ tình thật chứ không ngỏ
lời theo kiểu ấm ớ ấỵ Nhưng vẫn với một điều kiện:
Thảo hết tính ương..."

... "Lời ở lại vẫn còn đó chứ ..."

Những lá thự Như những dòng ghi chép. Nhiều lá viết sau
đến trước. Đêm đầu tiên của tuổi mười chín, khi bạn
bè về hết, Thảo đọc lại, tất cả, rồi xếp cẩn thận
vào cái cặp da nhiều ngăn cũ bố đã bỏ không dùng. Và
những ngày sau đến trường cười như Liên Xộ Hương nhìn
gương mặt trắng nhợt và đôi mắt rừng rực của bạn,
cáu kỉnh: "Vợ để tang chồng ba năm. Mày cũng cố nhớ
thằng Quang thêm vài hôm cho tròn một trăm ngày chứ!" "Tao là
gì của Quang mà phải thương với nhớ hơn màỷ Mày nhớ Quang
à? Thì phần nhớ để cho mày hết." Thảo tỉnh bơ, nhấm
nhẳng. Nhưng đêm về không hiểu sao toàn nằm mơ thấy
Quang, thức giấc lại mường tượng ra luôn gương mặt người đàn bà đồng bóng.
172

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2004

Bà Già Trầu Cảm Khái



Mèn ơi, lẩm rẩm tui ở Xóm Gà được ba năm rồi đó chị Tám. Thời buổi giặc giã, dân quê kéo nhau ra thành phố mỗi lúc một đông. Xóm Gà bởi đó mà nhà cửa mọc thêm nhiều.

Thú thiệt với chị Tám, cũng bởi tui thương hai đứa cháu nên tui đành đoạn bỏ nhà bỏ cửa đi theo tụi nó. Ở đây, đêm đêm tui nhớ xóm quê, vườn nhà, nhớ mấy cây cau Bà Ðiểm, mấy nọc trầu vàng mà ứa nước mắt. Thiệt tình, trầu cau do mình chăm nom, bón gốc, tưới mát hằng ngày mình ăn mới ngon. Ðằng nầy cứ mỗi tuần, tui lặn lội ra chợ Bà Chiểu để mua trầu cau vôi thuốc. Tui mất cái thú đêm nằm trong buồng lắng chừng mùi hương cau từ cửa sổ lọt vào tận lá mùng. Tui hết còn dịp tự tay ra sân hái lá trầu xếp từng ốp vào khay, tui đâu còn được bổ cau từng miếng bày trong những cái sàng rồi đợi nắng tốt đem phơi hoặc vào những ngày mưa dầm, quạt than cho đỏ sấy cau, để dành ăn lai rai.

Như chị biết, thằng con trai tui năm 45 bỏ nhà theo Việt Minh, rồi tới năm 53 nó đành đoạn theo "mấy ổng" đi tập kết. Con dâu tui nổi sùng giao hai đứa con nó cho tui rồi bỏ lên Lèo lấy chồng khác. Tui lo làm vườn, làm rẫy nuôi hai con cháu còn cha mẹ đầy đủ mà hoá ra côi cút kia. Nhờ trời thương Phật độ, tụi nó mạnh cùi cụi, lớn mau như thổi.

Con chị Ngọc Hạnh thôi học sớm để đi làm sở Mỹ. Chỉ có con em Ngọc Hiền thì còn đi học năm thứ nhứt đại học Sư phạm. Chèn ơi, Mỹ đang rục rịch muốn rút về nước nên con Ngọc Hạnh lo lắm. Nó lo kiếm thằng chồng Mỹ để nương dựa. Nó nói:

- Thằng Ðít (Dick) muốn cưới con. Con qua Mỹ rồi sẽ lo giấy tờ rước nội và con Hiền qua luôn.

Mẹt mẻ ông bà ông vải, tiên nhơn tổ đường ơi! Mỗi tiếng nói của nó là một phát súng cà nông nã vào đầu tui làm tui xây xẩm tối tăm mặt mũi. Chị nghĩ coi, hồi nó mới đẻ, má nó đi buôn bán giao nó cho tui. Tui nuôi cháu bằng sữa Con Chim, sữa bột chớ tui đâu có nuôi nó bằng máu hoè mà nó ngu dại đòi lấy cái thứ râu rìa, mắt mèo, mũi lõ đó! Tui rống lên khóc. Con Ngọc Hiền cũng khóc theo. Xời ơi, con Ngọc Hạnh mọc lông mọc cánh rồi, đủ vi đủ kỳ rồi nên nó muốn bay bổng, lội xa ra mái nhà của nội nó. Tui biết lỗ tai nó điếc rồi, đâu có để lời than van khóc lóc của tui lọt vô...

Vậy mà rồi tui cũng đến nhà thờ Tin Lành để dự đám cưới con cháu nội bất hiếu của tui. Tên thằng cháu rể Phiên bang Rít-sa (Richard) gì đó, vậy mà sao bạn bè cùng con vợ nó lại Ðít hổng biết! Con Ngọc Hạnh cũng đổi tên MỹOăn-đa (Wanda) nghe kỳ hết sức.

Con Oăn-đa Ngọc Hạnh tùng phu về xứ Huê kỳ để lại cho bà nội nó 20 lượng vàng làm vốn nuôi em. Tui nai lưng bán sinh tố, lưng mỏi, mình rêm mà nào dám bỏ phế việc bán buôn.

Con Ngọc Hiền lớn lên coi bộ có duyên và mướt hơn con chị của nó. Nó lên năm thứ ba rồi sanh sứa theo bọn sinh viên phản chiến trong trường, nay đi họp mai đi quay truyền đơn biểu ngữ, có khi gần tới giờ giới nghiêm mới chịu về nhà. Tui lui cui hâm cơm canh cho nó ăn rồi rút vô bưồng, cứ nghĩ tới đường kia nỗi nọ mà ứa nước mắt.

Con Ngọc Hiền coi bộ nghiêm trang, cười không hở răng vậy mà có cặp mắt mời trai chị Tám à! Chòm xóm nói nó trinh không ra trinh, dâm không ra dâm, chém chết cung mạng nó không có sao Ðào Hoa thì cũng có sao Hồng Loan chiếu chi đây nên tui lo lắm chị Tám! Lo nó giống như con Ngọc Hạnh, lấy một tên Phiên tặc to lớn dình dàng thì chết tui.

Nhắc tới con Ngọc Hạnh tui càng thêm thương, thêm buồn không cầm được nước mắt. Dẫu cỏn nỡ bỏ bà nội và em để theo thằng chồng Phiên tặc về nước, dẫu nó chê tên cha mẹ đặt cho, lấy tên Mỹ mẽo chăng nữa, nhưng nó gởi tiền, gởi quà về cho tui đều đều. Chèn ơi, mỗi bức thơ gởi về Xóm Gà là nó than thở nhớ nhà, nó rống nó kêu chỗ nó ở nào là mùa đông tuyết ngập tới gối, mùa hè thì nóng như cái lò bát quái luyện linh đơn và ẩm ướt làm cho da thịt nó nhơn nhớt như bôi keo. Nó chụp hình màu gởi về. Tui dụi mắt mấy lượt, vái trời mình thấy lộn, để khi nhìn lại sẽ thấy con cháu nội cưng của mình bận áo dài. Nhưng mà không. Con nầy đâu còn là Ngọc Hạnh nữa, nó là Oăn-đa rồi mà.
° ° °
Chị Tám, tui coi bộ thời cuộc găng dữ đa chị. Ỏ ngoại ô thì bom đạm tơi bời, pháo kích ầm ĩ; ở thành thị thì biểu tình tùm lum. Ðó đây, truyền đơn bươm bướm phơi xác đầy đường, lâu lâu đạn cay ứ nghẹt từng góc phố góc đường. Con Ngọc Hiền vắng nhà hà rầm. Tui già cả, quê mùa bù trất chuyện thời cuộc nên cứ lo thủ phận mần ăn.

Một buổi chiều nọ, con Ngọc Hiền thỏ thẻ:

- Nội à, có một anh sinh viên trường quân y để ý thương con. Mai sau, ảnh ra làm bác sĩ, vinh diệu vô cùng..

Tui mừng quýnh, nghĩ rằng nhờ phước đức ông bà, nhờ mồ mả tổ tiên nên có người đàng hoàng tử tế đòi cưới nó. Thằng sinh viên trường quân y kia là dân Bắc kỳ di cư, mặt mày coi phải thế thanh niên, ăn nói mềm mỏng, nhỏ nhẹ, hễ mở miệng ra là thưa cụ, đóng miệng lại là kính cụ, thấy thương hết sức! Tui mới hỏi con cháu nội:

- Mầy gặp nó ở đâu? Dịp nào?

Con Ngọc Hiền cười chúm chím, cặp mắt ướt rượt coi giống mấy con đào thủ vai Phàn Lê Huê, Mộc Quế Anh, Ðoàn Hồng Ngọc...thứ gái được vua chúa, cha mẹ, bà thầy thánh mẫu nuôi cho nên vai nên vóc rồi trở mặt phủi ơn để theo trai nước cừu địch...Sao tui ghét mấy con lủng đó quá trời!
Gạn hỏi hoài tui mới rõ con cháu nội tui trời biển lắm đó chị Tám! Té ra phản chiến gì nó! Họp hành, xuống đường, dự đêm không ngủ là nó cốt tìm dịp kiếm chồng. Con nầy khôn trật đời! Tuy tui có bần dùn về kiểu kiếm chồng dị hụ đó, nhưng nghĩ tới thằng cháu rể mai sau làm bác sĩ quân y là tui mát dạ mát gan. Rồi tui đâm ra hối hận. Trước kia, khi thấy cỏn cùng lũ bạn gái dượt mấy bản phản chiến là tui tức mình tức mẩy, nóng phổi, ngứa gan. Có lần tụi nó xúm lại đờn địch rầm rĩ rồi cất giọng eo éo:

Máu ai đây?
Xác của ai?
Giòng máu này là bạn?
Thây ma nào là thù?
Ô hay chỉ là người,
Cùng tiếng nói Việt Nam...

Chu choa ơi, tụi nó hát tới hát lui, dượt đi dượt lại làm mụ già trầu nầy bắt thuộc lòng. Tui ghét quá, phang mạnh: "Máu của con nào thì con đó biết. Mỗi tháng bây biết đều đều, khéo làm bộ hỏi nhau rằng máu ai đây?" khiến tụi nó mắc cỡ, xẻn lẻn giải tán...

Thôi từ đây tui cũng nhẹ thở. Rồi đây con Ngọc Hiền sẽ làm bác sĩ phu nhơn. Tui ra sức o bế thằng hổ bôn tiểu tặc Bắc kỳ. Tui nấu suông đặc ngừ tôm quết nhuyễn đỏ ối. Tui đổ bánh xèo, nhưn bánh đầy tôm thịt, nấm rơm. Tui nấu canh chua cá bông lau với khóm, tui lựa cá rô mề để kho tộ, tui nấu cơm gạo nanh chồn, thơm ngát xóm trên lừng xóm dưới...Tiểu tướng Bắc kỳ chắc lưỡi hít hà khen ngợi làm tui mát bụng, lá gan nở bự như cái quạt, xả thân m%E
1159

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2004

Mối Tình Đầu



     Giá phòng trọ ở bến xe miền Đông hôm ấy là hai mươi lăm ngàn. Đã hai giờ. Đêm nhờ nhờ sáng của mầu ánh trăng gần rằm.

Họ đến, có lẽ là cặp gần cuối. Gã trai say lảo đảo. Cô bé đi trước lập cập mở cái bót đầm trả tiền. Thằng nhỏ dẫn phòng, chắc là con bà chủ, liếc trộm. Cô bé ngồi xuống đệm giường trắng một mầu khả nghi, bật quạt cây rồi nói trống không:

- Tắm trước đi, xà bông nè.

Hai mươi chín tuổi, Lê Mạnh Thái, kỹ sư phần mềm của Ngân hàng công thương lần thứ hai vào Sài Gòn. Anh đi cùng sếp mua hệ máy vi tính mới. Computer đang là thời thượng trong nghệ thuật trang trí nội thất. Lần trước mua cả dàn Olivetti đã được tín nhiệm. Ban giám đốc khen mầu sơn nhã. Tiền dư của thương vụ này dôi hơn. Sếp và anh đã thông minh. Bên bán máy rủ đi nhậu bia ôm. Đêm nhậu đó hơn hết năm triệu. Đêm nhậu đó, sếp say và làm trò khỉ. Đêm nhậu đó, giữa hai thùng Tiger và San Miguel, Thái đã gặp cô bé.

Chàng trai tắm xong ngồi hút thuốc. Nước lạnh làm anh tỉnh rượu. Chai Hennessy lúc tàn bữa bị tính đắt khủng khiếp. Toilet không có cửa. Chỉ khẽ nghiêng người là thấy cô gái khỏa thân đang tắm.

"Lúc ấy anh hơi run. Không bao giờ anh nghĩ em lại còn con gái. Sao em lại chọn anh. Bia ôm, lần đầu tiên anh uống. Theo em đến quán trọ đó, nếu không uống nhiều rượu chắc gì anh dám đi. Anh yêu em, bé của anh. Anh yêu em. Sài Gòn tạp nham. Sài Gòn trác táng. Giữa cái đô hội bẩn thỉu đó, em là sự trong trắng duy nhất còn sót lại. Em yêu, anh hạnh phúc".

Khoảng bốn giờ gần sáng, cô bé tỉnh giấc. Cô quay sang bên. Chàng trai cũng không ngủ, lại hút thuốc. Cô bé quàng áo vào toilet.

"Cứ uống tiger là em đau bụng hoài mà".

Chàng trai vẫn hút thuốc.

"Em lạ thật".

Không thấy cô gái trả lời.

"Rồi anh sẽ nhớ em lắm".

"Anh quên em ngay thôi".

"Anh thấy em uống nhiều bia khủng khiếp".

"Mấy lon cuối em toàn đổ vào xô đá".

"Em làm ở đấy lâu chưa".

"Hai tháng".

Cô bé lại tắm. Vòi hoa sen tắc, cô dội nước ào ào.

Cả người ướt lướt thướt, cô trườn vào chăn ôm chàng trai.

“Anh tắt đèn đi".

"Em sành thật".

"Ôm thì em quen, nhưng làm như lúc nãy em đâu có quen".

"Anh thương em".

"Trong Nam kêu thương, ngoài Bắc kêu yêu, phải dậy không".

Chàng trai cười. Suốt từ đầu đêm, đây là lần đầu tiên anh cười.

"Khách chỗ em nhiều người Bắc không".

"Cũng nhiều. Toàn như bọn anh làm cán bộ, tiêu tiền bạo hết biết".

Im lặng. Đêm ngoại ô đen và nhiều gió. Cô gái đột nhiên khóc. Cứ vậy, nức nở trong gần một tiếng.

"Mới ra ngoài Tết, cơ quan anh thật vắng. Hà Nội mưa phùn và anh nhớ nắng Sài Gòn. Hơn hết, anh nhớ em. Anh viết thư và một lần nữa lại chỉ là thông tin một chiều. Anh muốn có một bức hình mới chụp gần đây của em. Anh cũng định ghi cho em địa chỉ. Nhưng tạo cho em một hy vọng hão huyền để làm gì. Em đã nói với anh như vậy hôm hai đứa đang ăn lẩu mắm. Vậy thì, tất cả đều là phù phiếm, tất cả đều là dối trá. Duy nhất một điều hiển hiện thật. Anh yêu em".

Cô bé bia ôm đọc thứ thư được đánh số 5. Vừa đọc vừa hút thuốc. Thói quen sau khi trở thành đàn bà. Cô ép lá thư vào ngực. Bảy tháng sau cô phải vào viện Chợ Rẫy làm phẫu thuật. Bốn giáo sư đầu ngành làm việc cật lực trong hai tiếng đồng hồ để vét từng con chữ gỉ xanh bám đầy tâm thất trái. Tiền viện phí rất đắt, nhưng vẫn phải mổ. Khách hàng khi say vò ngực cô. Chỗ đó bị đau và nhức.

"Sao anh không uống nữa".

"Anh nhìn em".

"Bộ kỳ quá hả".

“Cho đến giờ này anh vẫn chưa yêu ai".

Thái siết chặt tay quanh người vợ. Cô ta bật tiếng rền rĩ. Thái nhổ thầm nước bọt ra sàn nhà, cái hôn đầy nước dãi tanh mùi son Pháp làm anh hết hứng.

Vợ mới chả con.

“Em đưa anh ra phi trường".

"Thôi. Khỏi".

"Anh sợ người ta nhìn thấy à".

"Không".

"Sao anh buồn thế".

"Anh yêu em".

"Yêu như đêm qua, nhé".

Thái bật cười, khẽ nhìn đồng hồ. Cả một tuần hai người không rời nhau. Anh đã ba lần hỏi vay tiền sếp. Trưa uống bia rồi về khách sạn nghỉ. Chiều uống rượu tối kiếm nhà trọ ngủ. Anh và cô bé cuồng nhiệt bên nhau.

“Hôm nay đổi đô bao nhiêu?".

"Một không sáu hai".

“Anh vặn bé volume đi”.

"Lúc trưa em có qua chỗ ba không".

“Đằng nào tối nay mà chẳng về ngoại".

Bố vợ của Thái là một trong những quan chức đầu ngành. Khi cưới, Thái bị mang tiếng ghê gớm. Vợ vừa già vừa xấu. Nhà vợ đã giầu lại sang. Còn vợ Thái được tiếng. Chồng trẻ, học giỏi, đẹp giai. Một tay người Pháp nói “Hôn nhân không giống buôn bán. Trong buôn bán chỉ có một người bị lừa. Trong hôn nhân thì cả hai". Tuần trăng mật, Thái uống rượu suốt. Việc gì làm thì làm lấy lệ. Vợ Thái có bốn năm là sinh viên ở ký túc xá. Trường đại học cho nàng biết tất. Thượng tri thiên, hạ tường địa. Không gì không thông, không gì không hiểu. Bố vợ Thái lúc ấy mới chỉ là giám đốc ngân hàng tỉnh lẻ.

"Anh mua lắm xổ số thế".

"Chơi vui một chút".

"Rượu chè, cờ bạc. Chỉ thiếu đàn bà là anh hoàn thiện".

Đêm tân hôn. Hóa ra đạo đức không mặc quần là như vậy. Trước hôm cưới ba ngày Thái mới được hôn vợ. Nàng rùng mình. Sự trinh bạch gia công. Mẹ vợ Thái đi giầy nhung như muốn quẳng giầy đi. Cái thói quen chân đất từ thủa thôn nữ. Lúc đón dâu, nhà vợ Thái ép Thái sử dụng tất cả đội xe cơ quan.

"Hôm nay là sinh nhật em và đêm qua anh mơ thấy em. Trong mơ anh say bét nhè. Có hai đứa mà uống hết cả thùng Sanmiguel. Rồi em khóc. Thôi, ngày vui không nói chuyện buồn. Anh chúc em sức khỏe và mọi chuyện như ý. Hôn em".

Cô bé vừa đọc thư vừa nhìn mưa. Lá thư đánh số mười. Lá thư đánh số mười bốn. Gã trung niên ngoại quốc ngồi đối diện đọc tạp chí Far Eastern Economy. Giữa lá thư số sáu và số mười bốn, cô bé đã ngủ với hai mươi chín thằng đàn ông. Toàn là ở khách sạn. Giá buồng tối thiểu bốn mươi đô. Còn giá phòng trọ của bến xe miền Đông hôm ấy là hai mươi nhăm ngàn. Trời vẫn miên man mưa. Lạ thật, mưa Sài Gòn mưa suốt cả buổi.

“Có khi tháng năm này anh lại được gặp em. Sài Gòn mùa mưa với những cơn mưa bất chợt. Em nhớ anh không. Anh nhớ em khủng khiếp. Nhớ từng phút. Một nỗi nhớ tiền định. Miếng cơm ngụm nước đều hóc nghẹn tên em. Gia đình ép anh lấy vợ. Hay em ra Bắc với anh".

"Anh viết gì khuya vậy?".

“Anh soạn bản cân đối cho cơ quan”.

“Đừng vờ vịt, tôi biết rồi”.

Thái đẩy bức thư tình đang viết dở vào sâu trong đống hồ sơ công tác. Ly bia đang uống bị cái chặn giấy gạt phải rơi xuống choang một tiếng rùng rợn. Vợ Thái mặc váy ngủ chồm dậy, cười khẩy. Thái châm thuốc. Thật hạnh phúc khi được ghè bất cứ cái gì vào mặt vợ.

“Đồ chó, anh đểu như con chó”.

Nàng giống bố nàng, khi cáu rất hay văng tục.

“Tôi được hân hạnh đọc một bản cân đối của anh rồi”.

Vợ Thái đọc thuộc lòng bức thư số mười một. Thái gạt tàn thuốc đúng chân mình. Đau buốt.

“Nhục thật. Đấy lại là một con bia ôm. Nhục ơi là nhục".

Thái muốn hét. Nhục nhất là tôi lấy phải cô. Cái mặt cô mà đi bán bia ôm là phương pháp hữu hiệu nhất để tiêu diệt tệ nạn này. Tất cả các quán đèn mờ đều phải sập tiệm. Chao ơi là cái mặt.

"Mai tôi sẽ nói chuyện với ba".

Một thoáng lạnh toát chạy ngang trán Thái:

“Em điên rồi, em bình tĩnh đi".

“Tôi nhất định sẽ nói chuyện với ba. Ông ấy mới cho anh đi Sài Gòn đã hỏng vậy, thế mà định cho anh đi Tây thì còn hỏng thế nào?".

Thái bước lại gần vợ.

"Em uống tí nước mát. Bình tĩnh đi em".

"Không".

"Anh xin em mà".

Thái muốn khóc.

"Anh ân hận quá".

Vai Thái rung rung. Những giọt nước mắt rơi xám xanh sàn đá hoa trắng. Vợ anh sẽ tha thứ. Anh hôn vợ. Cô ấy sẽ tha thứ.

“Anh phải đi xa. Rất xa và rất lâu. Nói cho oai, anh được biệt phái công tác dài hạn ở nước ngoài. Là châu Âu, nhưng cụ thể nước nào anh chưa biết. Anh không muốn đi lắm. Cứ nghĩ đến chuyện anh và em lại buồn. Kỷ niệm toàn là kỷ niệm. Những kỷ niệm vời vợi vĩnh viễn không thành hiện thực".

Sinh nhật hai mươi mốt tuổi, cô bé bia ôm một mình uống hết hai mươi mốt lon bia. Cô bé bia ôm một mình đọc hết hai mươi mốt bức thư tình. Hai mươi mốt bức thư tình đều không đề địa chỉ người gửi.

Khi yêu, người ta hay quên .
164