This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2004

Ăn Mày Trúng SỐ



 

 

Một con sông rộng, cầu sắt bắt ngang. Người qua kẻ lại trong cái buổi sớm mai nầy kể có hằng chục, hằng trăm mà không ai để ý lão ăn mày kia đang dựa mình vào lan can vừa cúi đầu suy nghĩ. Không một ai để ý đến lão, mà chẳng dè lão là người đóng vai tuồng trong chuyện nàỵ Không một ai tưởng rằng lão mừng lão vui mà chẳng ai dè lão đương mừng vui hơn cả mấy trăm người đã qua lại trước mặt lão từ sớm mai cho đến bây giờ.

Hôm nay gương mặt lão không thèm làm bộ đau đớn, thảm khổ; cái miệng của lão không thèm nói tiếng than vãn rên xiết. Ai đi ngang qua trước mặt lão thì mặc họ, lão cũng chẳng buồn đưa tay ra xin từng đồng xu lớn nhỏ như mọi bữa nữạ

Một người ăn mày, quần áo lang thang thúi hôi rách rưới mà hôm qua xin từng đồng xu, lượm từng đồng điếu mà hôm nay đã thấy tánh ý đổi xạ Ai đi ngang qua trước mặt, lão cũng cho rằng người ấy là không bằng lão, lão tưởng như vậy là có lý lắm chớ chẳng phải không vì hôm nay lão chẳng còn phải như mọi bữa nữa, lão không còn ăn xin ăn mày nữạ

Lão có mua một tấm giấy số mà tấm giấy số ấy lại trúng độc đắc mười ngàn đồng! Mười ngàn đồng bạc! Một triệu xu!

Theo ý tưởng của lão và những người như lão thì mười ngàn đồng bạc là một số tiền to tát, một số tiền nhiều không biết là bao nhiêu mà kể. Lão đứng dựa lan can cầu tự hồi hừng đông cho tới bây giờ. Bụng lão suy, trí lão nghĩ, suy nghĩ nghĩ suy mãi mà không biết phãi chi dùng số bạc 10.000 đ mà lão sẽ đặng lãnh vào việc gì?

Lão đứng ngó mông lại đằng xa kia thì thấy một toà nhà ngói, vách tường rất là đẹp mắt. Gương mặt của lão bổng lộ vẻ vui mừng. Lão nhìn ngay lại toà nhà ấy mãị Lão đã thấy chỗ dùng số bạc 10.000 đ của lão rồị Trước hết lão phải lo cho lão một chỗ ở. Lão muốn một cái nhà rộng, thật khéo, thật đẹp, chung quanh có vườn tược, có đủ thứ cây ăn trái và đủ thứ bông hoa kiểng vật. Bấy giờ đứng dựa lan can mà lão đã tưởng rằng đương đứng trong ngôi nhà tốt đẹp ấy rồị Một chiếc xe mui kiến sơn láng bóng chạy ngang qua cầu, trước mặt lão làm cho lão chống hai con mắt ngó theo không nháy, mà bụng bảo dạ rằng: - Rồi đây mình cũng sẻ phải có một xe hơi cũng đẹp cũng tốt như cái xe đó, mới cho là sướng. Mình ở trong một cái nhà lớn tốt mà nếu như không có sắm xe hơi không khác gì là một người con gái lịch sự mà què chơn. Phải! Lão ăn mày ta trúng số độc đắc 10.000 đ thì thật là có trúng nhưng vậy tiền chưa lãnh đồng nào, nhà cữa chưa cất, xe hơi cũng chưa sắm, thế mà lão ta nghiễm nhiên làm bộ tịch như một bực giàu sang, phong lưu, quyền quí đâu tự mấy đời rồị Dầu cho có lầu cao cửa rộng, xe hơi, ca nốt, thì cũng chưa đầy đủ cái lòng ham muốn của lão đâụ Lão cũng như ai, phải cây cỏ chi chi mà chẳng có tình. Ngoài những chuyện món ăn, nhà ở, xe đi, lão còn tính cần phãi có một cô vợ vừa non vừa đẹp đẻ cùng nhau trong lúc canh vắn chia cái buồn vuị Lão tính tới tính lui, tưởng xa tưởng gần rồi gục mặt xuống sông, nhấm xem hình bóng của mình dưới dòng nước chảỵ Bộ tướng xấu xa, thân hình dơ dáy làm cho lão có một điểm buồn cho lão rồị Nầy là cây gậy, nầy là cái bị, hôm nay lão cần giữ lấy nó mà làm gì đây nữạ Lão đã có 10.000 đ bạc là tấm giấy số trong mình thì lão đã thành một ông nhà giàu rồi, lão phải mau mau cỗi cái lớp ăn mày đị

Lão cầm cây gậy quăng ngay xuống sông, nó trôi lờ đờ trên mặt nước. Lão cầm cái bị mà quăng theo luôn cho nước chảỵ Cây gậy trôi trước, cái bị trôi sau, lão đưa mắt nhìn theo mà lòng khoan khoáị Lão đưa tay lên xuống làm như muốn xô đuổi hai cái món vật ấy trôi đi cho mau, cho xa lãọ Thình lình gương mặt lão vùng biến sắc, lão nhớ lại rằng tấm giấy số của lão đương nằm trong bị mà cái bị ấy đang lờ đờ đằng xa kiạ

Nóng quá mà quên rằng mình không biết lội nên lão vùng nhãy xuống sông ý muốn vớt cái bị lại, nhưng vậy không được, cái bị cứ trôi lần lần xa ra còn lão thì chìm lần lần xuống đáỵ

Than ôi! Nhà lầu, xe hơi, gái đẹp, những những đều thấy trôi theo dòng nước, còn lão ăn mày ta thì nằm dưới đáy sông làm cho giấy số mười ngàn không ai lãnh được.


Hết

105

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2004

AI THƯƠNG



Bây giờ thì tôi thức dậy với cái đánh thức nhẹ nhàng của người đàn bà. Chị thường bảo nhìn tôi ngủ rất dễ thương nhưng chị thấy cô đơn. Chẳng như hồi xưa anh ấy thường đánh thức tôi vũ bảo : Dậy. Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa, sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày. Dậy. Anh dậy sớm mà vẫn không giàu, không say sưa mà chẳng sang chút nào. Ðược cái bảnh trai, mắt ướt môi mọng. Bà chủ thì bảo mặt anh trông điếm.

Anh thức ngủ theo giờ giấc loài gà. Ðêm nào muốn thức với nhau, anh phải uống hai ly cà phê đen. Sau mỗi đêm thức, anh thường đòi làm đám cưới, bảo là đã tìm ra người đàn bà đời mình. Nhưng thỉnh thoảng vẫn nhắc đến cô bồ cũ và câu ca dao chín con chưa gọi rằng chồng, rằng anh em như tay chân vợ chồng như quần áo... làm tôi khựng.

Chúng tôi sống với nhau như những cành tầm gửi, không đứa nào là thân cây chính. Nhưng xa nhau không nổỉ. Xứ này một năm thời tiết vui vẻ chỉ có ba bốn tháng. Tôi sợ một mình. Hôm tình cờ gặp nhau khu chợ Tàu, cô bồ cũ anh thản nhiên mời tôi vào tiệm ăn trưa. Thản nhiên tới nỗi tôi không dám từ chối. Tôi lúng túng với đôi đũa vì mang mặc cảm mình đang đầm ấm với người xưa của chị, trong khi chị lại thui thủi một mình. Chỉ khi xong bữa ăn, tôi mới hiểu là chị bỏ anh hay những vị đàn ông trước đó vì chán, lại bỏ thêm thằng bồ Tây sau anh cũng vì chán. Như thể chị tìm kiếm hoài mà người đàn ông đời chị cứ trốn chui trốn nhủi xó xỉnh nào hoặc dám chưa ra đời. Tôi thấy chị may mắn sung sướng quá, tha hồ cứ lựa xong lại chán bỏ. Nếu chị không chán hẳn có người mang trầu tươi rượu ngon tới thỉnh về.

- Có hạnh phúc không ?

Tôi không biết trả lời sao. Có cũng không hẳn đúng mà không cũng chẳng sai.

- Ðều đều hai ly cà phê đen không ? Và tìm ra người đàn bà lý tưởng ?

Tôi cho như vậy là ác miệng, là muốn phá thối niềm kiêu hãnh của mình, nhưng vẫn cười. Chị nhìn tôi cười thẳng thắn. Người đàn bà này có cái gì làm tôi rất thích. Chả trách anh vẫn còn lưu luyến.

Tôi không kể anh nghe buổi gặp gỡ ấy với cái nháy mắt chia tay lúc ra khỏi tiệm ăn. Có cái gì đồng loã ngầm giữa hai đứa quen hơi một thằng đàn ông mà không ghen tị. Sau đó chị thường điện thoại rủ nhau ăn trưa. Không có gì phải khai ra với ai, nhưng sao cứ như lén lút.

Rồi anh muốn về Việt Nam vì sở gửi đi. Anh nói sống ở Việt Nam mà ăn lương Tây thì như vua. Em về với anh đi, khỏi phải làm công, mà làm bà. Chỉ cần ở nhà lo cơm nước cho anh. Không chừng cứ ngày ngày ra tiệm kéo ghế vì rẻ, lại ngon. Em vẫn thèm như vậy mà ? Tôi ngần ngại. Chín con chưa gọi rằng chồng mà ! Lại là thời buổi Việt kiều đang có giá, ông nào về cũng được các cô mơn mởn ve vãn. Bà nào cũng bị mất chồng mất bồ dễ hơn mất ví - rồi tôi sẽ ra sao ? Bà chủ khuyên không nên cho anh về. Mà tôi thì quyền hạn gì. Vẫn cứ phân vân. Chỉ có chị là khuyên nên để lủy đi đi, cho yên thân (cứ như thể lủy phiền hà tôi lắm vậy !).

Buổi chia tay cũng bịn rịn như những cặp vợ chồng chân chính. Anh hứa khi nào thu xếp xong xuôi bên ấy thì tôi về, ta về ta tắm ao ta. Sở gửi đi chỉ hai năm chớ sau đó có thể gia hạn nếu muốn. Anh hứa thỉnh thoảng trở qua Pháp thăm tôi, người đàn bà đời anh. Tự nhiên tôi thấy có gì không ổn. Chắc chỉ vì mỏi mệt. Hay do những cái mà bà ngoại vẫn gọi là "linh tính" ? Cái thứ con hoang như mày ấy mà, chẳng hy vọng gì được ăn miếng trầu héo uống miếng rượu nhạt đâu. Lớn lên cứ đứa nào nói thương thì theo nó, đừng hòng ai mang trầu rượu. Tôi thường hỏi mẹ con hoang là gì. Mẹ làm thinh giây lâu, xong chỉ tay lên trời, bảo con hoang là con của trăng. Cha tôi thỉnh thoảng mới xuất hiện và chẳng bao giờ về nhà chơi với tôi như cha lũ bạn cùng xóm. Khi tôi giới thiệu cha, tụi nó trầm trồ cha mày sáng trưng, cha mày đẹp quá, mày sung sướng quá, mà sao cha mày ở chi tuốt trên cao vậy, sao không về. Người lớn thì cười. Rồi mẹ một hôm theo cha, cũng không bao giờ về với tôi và ngoại. Tôi hỏi nếu cha là trăng, thì mẹ là cái gì, có ở cạnh cha không. Ngoại lặng người, không trả lời. Rồi ngoại cấm tôi khóc hỏi về mẹ. Và cho đến ngày mất, ngoại vẫn mang trong lòng nỗi thương khắc nghiệt và niềm hận tôi vì sự "dại dột" của mẹ. Lớn lên tôi mới hiểu là ngoại nát cả lòng.

Tôi đi theo người đàn ông thứ nhất vượt biên. Tới Pháp, anh bảo em triệt sản đi, anh không muốn có con nữa. Chẳng biết anh nói gì với bịnh viện. Người ta đưa tôi lên bàn mổ rồi hai tuần sau thì thả về. Ba năm sau anh bảo lãnh vợ con qua, may là tôi tìm được chân bán hàng. Rồi tôi gặp anh khách bảnh trai mắt ướt môi mọng. Bà ngoại vẫn bảo đứa nào nói thương thì cứ theo nó, anh nói anh thương, tôi theo...

Tháng đầu anh đi, chị và tôi gặp nhau tuần hai lần. Tháng thứ hai, chúng tôi gặp nhau tuần ba lần. Tháng thứ ba anh bắt đầu vắng tin tức, tôi vẫn còn khóc, (không, khóc nhiều hơn chứ, vì biết là đôi mắt ướt đã nhìn đôi mắt khác, cặp môi mọng đã hôn đôi môi khác), chị bắt đầu qua đêm trong căn phòng chật chội của tôi. Ðêm đầu tôi nhường giường cho chị. Ðêm hai chị bảo tôi cùng nằm, âu yếm vuốt tóc tôi. Ðêm ba giữa đêm tôi thức giấc, mơ hồ cảm giác tay anh sờ soạng khắp người. Ðêm tư tôi bẻn lẽn như cô dâu mới về với chồng. Ðêm năm nhớ tới lời ngoại dặn : đứa nào nói thương thì theo nó đi, đừng hòng ai mang trầu rượu...
123