This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2006

Báo thù



Gió đã lặng. Những áng mây nặng nề giăng mắc bầu trời. Sương mù dày đặc. Có lẽ đang buổi chiều hoặc hoàng hôn, cũng giống như những buổi chiều đông, và lớp tuyết dưới chân anh ta vỡ vụn. Anh đang đi trên con đường mòn dẫn lên núi. Thật khó thấy những gì ở quá tầm mười bước chân.


Những con đường này chẳng có gì nguy hiểm. Tâm hồn anh nặng trĩu, anh đi và thầm nghĩ. Núi non trông rõ hơn, bầu trời xanh xanh như vừa mới được lọc xong. “Thời tiết sao mà tồi tệ thế, còn tâm hồn ta sao quá nặng nề thế!” và anh tiếp tục leo cao hơn. Anh ta 33 tuổi, bàn tay trái thiếu mất hai ngón và tên anh là Karl Klotz.

Qua một khúc ngoặt, anh bỗng nghe thấy một tiếng kêu rên, nghe rờn rợn như tiếng của một con ó hay một con kên kên đang hấp hối ở gần đâu đây. Anh kinh hãi đứng lại và nghe ngóng. Xung quanh im vắng như cõi tha ma, một sự tĩnh mịch nặng nề bao trùm không gian. Đột nhiên, tiếng rên rỉ ma quái ấy lại vang lên, rất gần, hình như trước mặt anh ta vậy.

Anh lao về phía trước chừng vài mét bọc quanh một chỗ ngoặt của con dốc dựng đứng để qua bên trái. Sương mù làm cảnh vật sáng lờ mờ. Anh ta nghe tiếng rên, ngay phía trước mặt. Một người đang ở dưới chân anh hai mét, bị mắc vào lùm cây, hai tay hắn bấu chặt vào nhánh cây cho khỏi bị rớt xuống vực sâu thăm thẳm phía dưới. Khuôn mặt hắn bị khuất, anh chỉ trông thấy cái gáy của hắn mà thôi. Sương mù che kín cái miệng vực đen ngòm và khủng khiếp bên dưới. Hắn lại ngoác miệng rên rỉ, những tiếng rên rợn người.

Klotz cúi mình xuống miệng vực. Một người đang trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Phải cứu hắn thôi! Mỗi người phải có bổn phận cứu giúp người khác. Klotz cúi mình xuống miệng vực, bối rối và thất vọng vì không biết phải làm thế nào cứu được người bị ngã ấy khỏi rơi vào cái khoảng không khủng khiếp bên dưới. Anh hét vọng xuống: “Ông ơi, ông! Làm thế nào bây giờ?”.

Hắn im lặng ngước mặt lên nhìn Klotz. Họ nhìn nhau chằm chằm. Một tia chớp dường như lóe lên trong đầu Klotz, anh chợt nhớ đến một kẻ tội lỗi. Anh gào to: “Anh tên gì?”.

Gã bên dưới nghĩ, chắc cái gã ở trên miệng vực điên rồi. Tên mình là gì thì có quan hệ quái gì trong lúc này. Tên hắn là Panter, nhưng biết tên để làm quái gì? Hắn gào to vọng lên trên, giọng nói vang lên như giọng của thần linh đang nổi giận: “Anh ơi! Cứu tôi! Kéo tôi lên bên trên đi! Lấy một cành cây hay cái thắt lưng của anh thòng xuống cho tôi nắm! Cứu tôi với!”.

Klotz gào lên: “Anh tên gì? Trước tiên tôi phải biết tên anh là gì đã”.

Gã bên dưới thầm nghĩ: “Quả là một thằng điên, một con quỷ.” Gã hét lên: “Panter, tên tôi là Theodor Panter! Cứu tôi với! Tôi giàu mà. Tôi có tiền, người ta phải cứu tôi. Tôi là người thượng lưu!”.

Klotz cười phá lên và hét vọng xuống: “Đúng vậy! Mày là kẻ thượng lưu, còn tao là kẻ hạ lưu. Mày không còn nhớ gì sao? Chắc mày không biết tên tao đâu. Nhưng tao biết tên mày. Mày giàu lắm, người ta luôn biết tên những người giàu có. Chắc mày còn nhớ cách đây ba năm, khi chuyến tàu bị đắm ở biển Atlantic, mày đi tàu và ở cabin hạng nhất, còn tao thì cabin hạng ba. Khi con tàu chìm dần, hành khách nhốn nháo gào thét, gió cũng gào thét, biển xanh và trắng trong dông bão. Thuyền trưởng ra lệnh, trước tiên là đàn bà và trẻ con xuống xuồng cấp cứu. Sau đó là hành khách ở cabin hạng nhất, rồi hành khách ở cabin hạng nhì. Thế rồi các xuồng cấp cứu đều chật ních! Còn bọn đi vé hạng ba như chúng tao thì sao? Đành phải mang phao và bơi giữa biển. Tao cũng lãnh một cái phao. Tao nhảy xuống biển và bơi, suýt bị chìm, tao bấu lấy mạn xuồng cấp cứu của chúng mày. Xuồng đã chật ních người, giữa biển cả mênh mông, giữa thần chết của biển. Chính mày hét lên: “Ê, lại một thằng nữa!”. Tao bấu bàn tay trái vào mạn xuồng, mồm nuốt đầy nước biển. Một thủy thủ bảo: “Để cho hắn leo lên đi”. Còn mày thì gào lên: “Xuồng đã đầy rồi”. Đồng thời mày lấy toàn bộ sức lực phang mái chèo vào bàn tay trái của tao. Thế là tao buông tay, đau đớn và tuyệt vọng, coi như đã đi đứt trăm phần trăm. Nhưng một chiếc tàu cứu hộ chạy đến, và tao sống, sống ngoài ý muốn của mày.”

Panter van vỉ: “Ông ơi, cứu tôi! Tôi mất hết sức lực rồi, cứu tôi với!”.

Bấy giờ Klotz thòng hai chân xuống vực, tay bấu víu lấy gốc cây bên miệng vực. Anh ta đạp gót giày đinh lên bàn tay của cái gã Panter bên dưới, đôi bàn tay gã đang níu kéo cành cây như níu kéo sự sống. Cành cây gãy, rơi vào khoảng không hun hút bên dưới, kèm với tiếng kêu thét kinh hoàng chấn động cả vùng núi tĩnh mịch. Và Karl Klotz bừng tỉnh dậy.

Klotz đang nằm trên trường kỷ trong căn phòng tươm tất của hắn tại Berlin. Chẳng phải đồi núi gì sất. Căn phòng hắn nhạt nhòa trong ánh hoàng hôn của chiều đông lạnh. Karl Klotz bừng tỉnh dậy mà tim vẫn còn đập thình thịch. Anh bước đến gần cửa sổ, miễn cưỡng nhìn lên bàn tay trái: hai ngón tay bị mất.

Anh ta nghĩ: Mình là thằng vất đi rồi. Không thể nào mà quên được chuyện này. Thật kinh khủng, sao cái gã trong giấc mơ lại ác độc đến vậy! Còn cái gã đi vé hạng nhất ấy – cái lão Theodor Panter – đâu phải là thằng ma cà bông mà là chủ nhà băng hoặc nhà sản xuất. Giá mà hắn đừng có đập nát tay mình, nhưng mà hắn đã cố ý đập. Thật là quá đáng. Báo thù chăng? Liệu báo thù có làm mình tiêu tan những đau đớn phải gánh chịu trong thời gian qua? Tuy nhiên, nay mai mà mình thấy hắn ở đâu, trên đường phố hay trong nhà băng, quán cà phê, xe lửa, hay văn phòng chẳng hạn, mình sẽ không giết hắn đâu. Mình chỉ tóm áo hắn, phun nước bọt vào mặt hắn, rồi nện một lượt hai tay vào mặt hắn để hắn phải mang vết bầm dập trong ba ngày.

Karl Klotz, 33 tuổi, hai ngón tay trái bị cụt, hiện là một nhân viên kế toán thất nghiệp. Anh ta vào một quán cà phê. Ngồi trầm ngâm hai tiếng đồng hồ bên tách cà phê, nghe tiếng nhạc thánh thót mà lòng sao vẫn nặng nề.
Anh biết rằng anh không còn tiền nữa, không còn quan hệ với ai, không còn cơ hội tìm một chỗ làm mới. Cuộc đời anh thực ảm đạm không lối thoát. Anh đứng dậy và rời khỏi quán cà phê, bỗng có tiếng gọi sau lưng. Đấy là Meier, một bạn học cũ. Hầu như trong danh sách học sinh của bất kỳ lớp nào cũng có tên Meier, viết na ná nhau như Maier, Mayer hoặc Meyer. Anh ta là người trầm lặng, không có gì nổi bật, sau này ra đời làm nghề thu thuế hay kế toán thương mại gì đó.

Meier là kế toán trưởng của một công ty kỹ nghệ. Được biết Klotz đang thất nghiệp, anh bảo Klotz ngày kia hãy đến gặp ông giám đốc. Công ty của anh đang cần tìm thêm một nhân viên kế toán có kinh nghiệm và năng nổ. Còn ngày mai thì đem đơn xin việc và giấy tờ đính kèm đến văn phòng của Meier. Anh ta sẽ nói giúp, chả là anh có quan hệ tốt với giám đốc mà.

Klotz vâng lời. Hôm sau anh cạo râu, hớt tóc cẩn thận%2
C ăn mặc tươm tất đến công ty. Meier đón tiếp niềm nở, và ghé tai nói nhỏ, sự việc hệ trọng đấy, ráng mà tạo ấn tượng tốt khi lần đầu gặp giám đốc Panter. Đồng thời Meier bảo cô thư ký vào gặp giám đốc và báo rằng có ông Klotz đến.

Klotz nhợt nhạt, lắp bắp hỏi: “Có phải giám đốc tên là Theodor Panter?” Meier khẽ nói: “Tất nhiên rồi. Ráng mà tranh thủ cơ hội nghe. Công việc có mòi tốt đấy”.

Nhưng rồi người ta cũng dẫn Klotz vào phòng của giám đốc. Một ông đang ngồi bên bàn giấy và lúi húi đọc. Ông ta ngước lên nhìn. Quả đúng là Theodor Panter rồi. Đích thị là hắn. Panter đang là giám đốc công ty cổ phần hữu hạn này! Hắn nói: “Mời ông ngồi, à không, ngồi đằng kia ạ. Ông đã làm việc trong một ngân hàng lớn nào chưa? Công việc ở đó là gì?”.

Klotz trả lời lí nhí, không phải trả lời cho câu hỏi của giám đốc, cũng không trả lời cho riêng mình. Anh ta ngồi đó, trên chiếc ghế bọc da trong căn phòng lịch sự của công ty đồ sộ này, và suy nghĩ lung tung trong đầu. Cái tên sát nhân. Nó đang ngồi trước mặt mình. Mình phải nói năng với nó thế nào đây. Mình phải lắng nghe nó nói, hẳn rồi, thưa ông giám đốc, ông nghĩ sao ạ, vâng hoàn toàn đúng theo ý ông thôi ạ... Chẳng có thằng nào rơi xuống vực trong sương mù cả. Mà nó ngồi đấy, béo tốt, tròn quay, thỏa mãn, một kẻ thành công! Hắn ngồi đó, giàu có và sung sướng như ông vua vậy. Còn mình ngồi trước mặt lão, nghèo đói và thất nghiệp. Một tên sát nhân ngồi trước mặt mình, hay chỉ đơn thuần là giám đốc mà thôi?

Mình phải đứng dậy, Klotz thầm nghĩ, và nhổ nước bọt vào mặt hắn. Mình phải thộp cổ áo hắn, nhưng không giết hắn, mà nện cả hai tay vào mặt hắn để hắn mang dấu vết cú nện này suốt ba ngày.

Klotz ngồi đấy và lắp bắp: “Hẳn rồi, thưa ông giám đốc! Ông cứ ra lệnh đi ạ! Vâng, lẽ đương nhiên là thế, thưa ông, hoàn toàn tùy theo ý kiến của ông thôi ạ!”. Klotz ngồi đấy, con tim đã chết.

Lão giám đốc nói với Klotz lần thứ hai, giọng lão khô khan: “Thôi, được rồi, ông Klotz. Bây giờ ông có thể ra về. Chúng tôi sẽ có thư báo tin cho ông rõ”.

Klotz hốt hoảng bật người đứng dậy, khúm núm như con chi chi, mồm lắp bắp, chả là hai năm nay anh thất nghiệp, không một đồng dính túi: “Vâng, xin đa tạ lòng tử tế của ông, thưa ông giám đốc! Kính chào ông ạ! Kính chào ông ạ!”. Rồi Klotz bước ra.

Anh đã ra tới ngoài đường, thầm nghĩ: Thế là ta đã không báo thù! Ta đã không báo thù! Ta đã không bước lên xác hắn. Không có báo thù. Báo thù chỉ có trong giấc mộng của kẻ bị chà đạp nhằm tự an ủi mình. Trong đời không có báo thù! Bởi vì kẻ bị chà đạp sẽ bị chà đạp thêm lần nữa! Còn kẻ chết sẽ bị chết thêm lần nữa.

Klotz ngồi xuống một băng đá, cây cối xung quanh anh ta xanh xanh và vô hồn vô cảm như những khách bộ hành qua lại. Anh ta nhìn lên bàn tay trái, tận gốc hai ngón tay bị mất. Anh cắn lấy bàn tay và khóc rưng rức.

Vào ngày sau, anh nhận được một lá thư ngắn gọn: “Rất tiếc, chỗ làm đã có người”. Ký tên: Giám đốc Panter.

Chiều đó, Klotz đến văn phòng công ty và nhận lại hồ sơ. Meier vội vàng ấn một cái gì đó vào tay Klotz và nói hơi tiêng tiếc: “Thực đáng tiếc! Mình thực sự lấy làm tiếc về vụ này”.

“Nhưng tại sao?” - Klotz hỏi đầy xúc động. Anh ta đã quên tất cả: biển, báo thù, cái chết và giấc mơ. Anh chỉ biết rằng hai năm nay anh đã thất nghiệp. Anh lắp bắp: “Nhưng tại sao?”.

Meier ghé mình sát vào Klotz và khẽ nói bên tai với vẻ mặt trọng đại: “Ừ, chính mình cũng không hiểu tại sao nữa, có điều ông giám đốc bảo rằng các bằng cấp của cậu đều tốt cả, nhưng ông ấy có ấn tượng là tác phong của cậu trông hèn hèn thảm hại làm sao ấy!”.

Klotz đột nhiên cười phá lên: “Ồ! Chẳng phải là tớ có ác cảm với bản thân lão ta sao?”. Thế là anh ta cầm lấy hồ sơ, chỉ cảm ơn Meier một tiếng rồi bước đi.

Meier đứng trông theo hồi lâu, và lắc đầu: Cái thằng Klotz này thật sự khó mà thông cảm được. Dầu sao nó cũng là bạn học của mình! Thế rồi Meier đi vào văn phòng giám đốc.
187

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2006

Bà Mụ Của Búp Bê



Tiếng khóa cổng lách cách, tiếng xe nổ. Tiếng càu nhàu của con dâu ông. Ðó là những âm thanh cuối cùng mà ông lão đợi - ông biết chúng đã đi làm, hai con bé đã đi học mà bây giờ ông và con Lỡ sẽ tự do trong ngôi nhà vắng lặng.

Ông chui ra khỏi cái hộp của ông, một cái buồng nham nhở, hai mặt tựa vào hông tường và bếp, một mặt che tấm ván ép, một mặt trống hoác làm cửa ra vào. Ông đã quen đổi chỗ từ hai mươi năm nay, khi con ông trở thành chủ nhân trong ngôi nhà của cha mình. Từ lầu đến trệt, từ phòng trước đến phòng sau, từ phòng rộng đến phòng hẹp và bây giờ kề bên bếp. Lần này thì chính ông đề nghị: "Bây để tau xuống nhà sau ngủ. Tau hay đi tiểu đêm mà cửa thì bây khóa...".

"Không khóa để ông đi ra, kẻ trộm đi vào à?". ' Con ông càu nhàu. Còn vợ nó thủng thỉnh: "Mùa hè, nằm đó khác chi hứng gió biển". Nằm đó là nằm ở khúc nhà ngang nối liền nhà trên với bếp. ở đó có mái nhưng tường không che chắn kín đáo như nhà trên. Thồng lộng. Con ông che tạm cho ông cái buồng này và bảo: "Rồi thư thư... con xây thành phòng". Tối đến khi cánh cửa thông đã khép, cắt ông với thế giới "trên nhà", ông thấy dễ chịu khi được một mình với yên tĩnh và bóng tối. Ông có thể ngắm cả mảng trời sao nhấp nhánh. Cả vầng trăng viên mãn tròn đầy. Cả lúc trăng mỏi. Cả những bóng cây vật vã vào nhau trong đêm mưa gió. Cũng còn dễ chịu hơn rón rén đái vào bô, từng tí, từng tí để tiếng nước tiểu không làm con dâu thức giấc, còn hơn níu tiếng đằng hắng cứ chực vọt ra khỏi họng. ở đây, ông có thể tự do đi lại, uống nước khi không ngủ được. Người già uống nhiều hơn ăn, ông có thể uống trà trừ bữa. Nhắc trà ông lại nhớ chén - cái chén sứ men lam bắt tuấn mã ông thường dùng nay đã cất trong tủ buýp-phê trên nhà. Ông có thói quen vừa uống trà vừa ngắm cái vẻ dữ dằn tuấn vĩ của tám con ngựa ở tám tư thế khác nhau. Nét vẽ sống động bằng màu xanh đậm mà vẫn trong như ngọc bích. Men trắng xanh lơ quý phái. Trà sóng sánh vàng bốc khói, tám con ngựa oai phong lẫm liệt. Uống trà trong chén ấy mới tuyệt làm sao! Nhưng chúng nói phải. Chén quá quý mà tay mình thì run - vỡ uổng lắm. Ðể còn mà ngắm - ông lão lại chép chép miệng móm mém rồi đi tìm con Lỡ. Nó đang kéo lê đôi chân cong vòng, nhỏ như cây sậy đi tìm ông. Nó ngủ trên kia nhưng khi cả nhà đi hết, nó lại được thả xuống cho ông. Con và dâu ông mắc một chứng bệnh kỳ dị - bệnh sạch. Ði làm về là chúng dọn dẹp lau chùi cho đến khi bóng như lau như li. Ðồ không dám dùng. Ngồi không dám dựa. Con cái không được chơi làm bẩn đồ đạc bóng lộn. Chúng làm lụng cực nhọc nhưng chúng không thuê người giúp việc vì sợ thêm người thêm bẩn. Vả lại đời nay biết đâu mà tin.

Con Lỡ toét miệng cười với ông. Ông đến bế nó. Ngó nó lết mà thương. Nhưng ông không bế nổi con bé. Hai ông cháu lảo đảo. Ông ngồi chỗm hỗm cho nó bá cổ. Con Lỡ nằm bẹp trên lưng ông và hai ông cháu đi đến chỗ để thức ăn. Con Lỡ vừa ăn vừa "khóc" như mọi khi. Cũng như mọi khi, nó vừa ăn vừa đút cho con búp bê trụi tóc, gãy tay của nó. Cha mẹ nó chẳng chờ đợi nó ở ngôi nhà này. Họ đợi một đứa con trai. Mẹ nó đã quay lưng khóc khi cô đỡ chìa ra một cô bé gái nhăn nheo, đau khổ như một bà cụ. Ðứa con gái thứ ba! Lại xấu xí! Lại gầy gò vì thiếu cân, thiếu tháng! Lại bị què sau trận sốt tê liệt khi lên hai!. Ðôi lúc người mẹ cùng ăn năn. Giá chăm chút nó như hai đứa trước, uống, tiêm phòng đầy đủ. Thôi thì lỡ rồi. Lỡ sinh. Lỡ quên. Ngưòi ta gọi nó luôn là con Lỡ. Nó lại bị cái gì đó ở tuyến lệ nữa. Nước mắt cứ ri rỉ ngay cả khi nó cười: Trong ngôi nhà sạch bóng, tươm tất này, nó và ông thật lạc điệu - xấu xí, vô dụng - ông đọc điều đó trong cái nhìn. ăn xong, hai ông cháu ngồi chơi trên chiếc ghế mây dưới bóng cây. Một già một trẻ có thể ngồi đó suốt buổi cho đến khi có tiếng khóa lách cách trở lại. Con Lỡ lắng nghe ông nói, không hiểu, không khen chê nhưng vẫn nghe. Nó thường bắt lấy chữ cuối của ông làm chữ đầu của nó. Tuổi tác có ý nghĩa gì khi mọi sự đều trở về. Tóc trở màu, con người lại bắt đầu như một đứa trẻ, yếu đuối, bất lực, sợ hãi, ngây thơ. Thường ông kể chuyện cho nó nghe, chuyện đời, chuyện xưa nay, bày cho nó đếm, nó đọc. Còn nó bày cho ông bán hàng bằng lá, chơi búp bê. Sáng nay mặt con Lỡ đầy vẻ nghiêm trọng. Nó cứ nhìn chăm chăm con búp bê cũ kỹ hai đời chị quẳng lại cho nó và bảo ông:

- Sáng nay con búp bê sẽ đẻ con.

- Sao cháu biết?

- Nó nói.

- Nó nói sao?

- Nó nói nó đau bụng. Con nó ở chật bụng nó.

Ông lắc đầu. Bao giờ con bé cũng ao ước con búp bê đẻ. Mẹ nó biết đẻ. Con mèo biết đẻ thì tại sao con búp bê không đẻ? Nó sẽ đẻ một con búp bê tóc vàng, má hồng và lành lặn. Ðôi khi cả một bầy búp bê cũng có!

Giá mình có thể "đẻ" cho nó một con thế nhỉ! Ông lão lẩn thẩn nghĩ. Tia mắt già nua đậu trên con bé Lỡ. Ðậu trên những chiếc lá vàng nâu nằm uể oải trên mặt đất.

- Ông thấy không? Con Lỡ lắc tay ông - Bụng con búp bê sáng nay bự chác. Nó đựng đầy con. Nhưng con nó làm sao ra được?

- Thì... thì... cũng như bà cho ra ba cháu. Mẹ cháu cho ra cháu. Có một bà tiên người ta gọi là bà mụ. - Thế bà mụ của búp bê đâu?

- Cháu đấy!

- Cháu không biết làm bà mụ. Bà mụ phải làm gì?

- Gối lên chân ông ngủ và đợi.

- Không, cháu không ngủ. Con bé lắc đầu quầy quậy.

Ông nhớ lại lúc con mèo mun đẻ. Con bé đã ngồi bên nó suốt buổi để đợi xem em-bé-mèo.

- Cháu không ngủ. Có bé lập lại, nhìn ông bướng bỉnh. Chính lúc ấy ông mới thấy mắt con bé đẹp vô cùng - trong như nước hồ thu, ươn ướt. "Giống hệt mắt bà ấy" - Ông lão thì thầm.

- Bà ấy nào?

- Bà cháu.

Rồi ông lão nhìn đăm đăm vào khoảng trống trước mặt, dường như bà hiện ra ở đó, mãi mãi ở tuổi thanh xuân với những dải nước màu đen sóng sánh, đôi mắt trong ngần, đôi má vàng óng nắng, phơn phớn lông tơ.

- Này ông! Sao con búp bê lâu đẻ thế?

Bóng bà tan biến. Con Lỡ nhìn ông chăm chú:

- Ơ! Mắt ông cũng có nước. Mặt ông lại nhăn thêm nữa. Một, hai, ba, mười, mười lăm... Nhiều quá. Chẳng ai nhiều như ông, đếm bắt mệt!

- Tại năm tháng đó cháu. Năm tháng đi qua để lại dấu vết. Ông đã sống nhiều năm tháng quá rồi!

Và bà lại hiện ra, một bà lão khô héo, cái lưng nằm mãi vì bệnh đến lở lói. Khuôn miệng cay đắng thốt những lời cay nghiệt. Ðôi mắt mờ đục chất ngất mệt mỏi.

- Thế ông cất năm tháng của ông đó à? Khi hết chỗ ông sẽ cất ở đâu?

- Khi đó ông chết.

- Ðừng... cháu sẽ chơi với ai? Miệng con bé méo xệch - ông đừng chết. Cháu sẽ cất giùm ông nếu ông hết chỗ. Ông đừng chết!

- Chưa chết đâu! Con búp bê gọi cháu kìa!

Con bé lại quên ông. Nó quay qua con búp bê mất tay:

- Này đau bụng hả? Mày đẻ con thôi. Mày đẻ một con búp bê tóc vàng đẹp như công chúa, không trụi tóc, không gãy tay. Con mày sẽ đẹp dùm mày.

Con-mày-sẽ-đẹp-dùm-mày. Chao ôi! Con Lỡ nói một câu hay quá. Ông nhìn cháu ngạc nhiên. Ông nhìn hai cẳng chân cong vòng, nhìn thân hình èo uột, mái tóc lơ thơ và chợt nhận ra nó không ngô nghê như hai chị nó, rằng ông quá hoài phí năm tháng để hiểu điều này. Trong bản chất mỗi con người, mỗi sự vật, có cái người ta không thể học được. Ôi con Lỡ của ông! Từ khi bà mất, lòng ông nguội lạnh. Chính con bé què quặt ốm yếu này đã hâm nóng nó lại. "Ai mạc ư tâm tử". Mọi sự đau xót không gì bằng nguội lạnh con tim. Thật đúng!

- Ðúng là con búp bê sắp đẻ phải không ông?

- ừ.

- Nhưng lâu quá! Con bé rên lên nhìn ông nôn nóng.

Con - nó-làm-đẹp-cho-nó. Con người được cứu vãn nhờ sự tái sinh. Ông không thể dập tắt niềm tin ấy của con Lỡ. Ông lão trầm ngâm suy nghĩ rồi đứng phắt dậy:

- Nó sẽ đẻ! Ông lão dõng dạc tuyên bố. Có điều cháu phải kiên nhẫn chờ. Ông đi mời bà mụ đây. Cháu sẽ giúp ông bằng cách ngồi yên trên ghế, không được rời con búp bê.

- Mau lên ông! Cháu sẽ ngồi yên mà! Con bé rối rít giục. Ông lão tất tả ra cổng rồi đột nhiên ông khựng lại, quay lui. Cả hai ông cháu tuyệt vọng nhìn cái ổ khoá cổng to tướng. Con Lỡ bắt đầu thút thít.

- Ðừng khóc! Ông có cách rồi.

Ông đi tìm cái ghế cao con ông vẫn dùng để tỉa hoa giấy. Nó được dựng gần tường. Ông kéo nó sát hàng rào, vụng về, khó nhọc. Ông dặn con Lỡ lần cuối trước khi leo lên:

- Nhớ ngồi yên. Ðừng tụt xuống té nghe!

- Dạ! Ði nhanh ông nghe!

Ông già bắt đầu trèo lên chiếc ghế cao. Chân ông run run, lóng nga lóng ngóng nhưng lòng ông rạo rực. Thằng bé nghịch ngợm trong ông hồi sinh - cái thằng cu Ðen thề không đặt chân xuống đất khi ở nhà một mình. Nó chỉ nhảy từ bàn qua ghế, từ ghế qua giường... Ông ngồi trên bờ tường nhìn xuống đường. Bây giờ ông phải xuống đó không có ghế. Ông bấu tay vào gờ tường và tụt xuống. Cứ nghĩ mình đi - ngược-lại. Ông vừa tụt xuống vừa lẩm bẩm và niềm vui lẫn sợ của thằng cu Ðen trèo tường đi chơi cứ làm tim ông đập thình thịch. Thời gian không thực có. Nhảy đi, cu Ðen! Nửa thước chứ mấy. Ông lão nhảy. Thằng cu Ðen táo tợn vỗ tay. Còn ông lão đau quá, khuỵu xuống. Ông nhăn mặt nhưng sực nhớ con Lỡ, ông đứng dậy, ông vịn tường bước khập khiễng. Ðể đỡ đau, ông tụt dép cầm tay. Có năm năm rồi ông không ra đường. Phố xá bây giờ lạ quá. ông lại là đứa con nít sợ lạc trước dòng người và xe cộ nườm nượp.

"Này nằm yên đó. Ông sẽ về bây giờ với bà mụ và mày sẽ hết đau bụng, sẽ đẻ cho tau một con búp bê tóc vàng, lành lặn - con Lỡ thầm thì. Nó cảm thấy buồn đái, nhưng nó nhớ lời ông dặn không được rời con búp bê, không được tụt xuống té. Mày cũng khó chịu thế chứ gì. Như tau buồn đái thế thôi". Con bé ôm bụng nhăn nhó. Con búp bê mở to đôi mắt biếc có hàng mi cong vút nhìn trời. "Chịu khó đi rồi con mày sẽ làm đẹp cho mày. Con mày sẽ không rụng tóc và gãy tay như mày. Con tau... không biết rồi con tau có làm đẹp cho tau không? Chân tau không như mọi người. Tau không làm đẹp cho mẹ và mẹ không thương tau!" Con bé thở dài. Hoa nắng bắt đầu nhảy nhót trên áo nó. Con búp bê nhắm mắt ngủ. Con bé cũng thiu thiu.

Khi con Lỡ mở mắt, điều kỳ diệu đã xảy ra. Ông nó ngồi cạnh nó. Con búp bê tóc vàng, má hồng nằm cạnh con búp bê trụi tóc, cụt tay. Còn nó, nó nằm trên vũng nước tiểu.

- Ôi! Nó đẻ rồi! Thế bà mụ đâu! Cháu muốn cảm ơn bà.

- Bà mụ đi rồi. Bà còn phải vội đi đỡ đẻ cho con búp bê khác.

- Sao ông không thức cháu?

- Rồi nó nhìn cái quần ướt sũng, bẽn lẽn: - Cháu không định tè trong quần, nhưng...

Ông vừa nhăn nhó vừa cười. Nom ông là lạ. Nửa như nó, nửa như ông.

Ông lão ngồi thở, ông còn mệt và còn đau chân lắm; khó lòng tưởng tượng những gì ông đã làm sáng nay. Nó cũng kỳ diệu và khó nhọc như con-búp-bê-đẻ-con vậy.

Con Lỡ nhìn sững con búp bê tóc vàng. Nó đẹp dễ sợ. Nó không như con mèo mới đẻ, lông bết dính và mắt nhắm tít. "Mày thích lắm nhỉ - Bây giờ mình có ba người - Ban ngày thêm ông là bốn. Tau sẽ giấu mày trong chăn - Chị tau mà thấy họ không để yên cho mày đâu".

Ðêm đó ông lão không ngủ được, ông gác hai cẳng chân đau nhức, mỏi nhừ lên thành giường. Ông đã đi bộ đến mấy con đường với cái chân đau. Chính thằng cu Ðen táo tợn, bướng bỉnh ấy kéo ông đi tới cửa hàng búp bê. Ông thò tay vào ngực - Bà vẫn nằm yên trong đó, gối đầu lên ngực ông. Chỉ có khác là bức chân dung hồi trẻ của bà lồng trong trái tim bằng ngọc bây giờ không được treo sợi dây chuyền vàng nữa - nó được thay bằng một sợi dây rút từ bao xi măng. Trong bóng tối đôi mắt đẹp như mắt con Lỡ nhìn ông cười có đuôi. Con Lỡ chắc ngủ ngon sau khi trò chuyện với lũ búp bê. Ông mơ màng thấy thằng cu Ðen kéo một toa tàu, một ông lão cà nhắc, một con bé cà thọt và một bà lão muôn thuở tuổi đôi mươi.

Trên nhà, con Lỡ ôm hai con búp bê ngủ. Nó mơ nó đẻ con. Ðẻ ra một con Lỡ con lành lặn, đôi chân tròn trĩnh xinh đẹp lộ trong chiếc áo đầm voan trắng. Con Lỡ con đẹp giùm mình. Mặc áo đầm giùm mình. Con bé ngủ thiếp với ý tưởng đó. Còn con búp bê trơ trụi tóc, gãy tay thì không ngủ. Nó thao thức nghĩ đến bà mụ của mình.161

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2006

Ăn tối ngoài tiệm



Đi ăn tối ngoài tiệm là một điều thú vị phải không các bạn? Người ta nấu nướng mọi thứ cho bạn, dọn lên trên bàn cho bạn thưởng thức...và rồi sau đó còn dọn dẹp, rửa chén cho bạn nửa chứ...Đã thì thôị..Tất cả những điều bạn phải làm chỉ là nhai, nuốt và sau cùng là trả tiền. Nhưng thưa các bạn...những điều tôi vừa kể trên đã cuốn theo chiều gió hết rồi...Và đây là câu chuyện của tôi...

Một chiều cuối tuần nọ, sau khi lãnh pay check, tôi bèn quyết định một cách hạnh phúc là thay vì nấu ăn ở nhà như thường lệ, tôi sẽ rủ cô bạn gaí đi ăn tối ngoài tiệm. Xin thưa với các bạn đó là lần đầu tiên tôi đi ăn ntoài tiệm. Khi tôi đến tiệm ăn thì trời ơi... tôi có cái cảm tưởng như là đang lạc vào bát quái trận đồcủa Hoàng Dược Sư trên Đào Hoa Đảọ..Người hầu bàn, ăn mặc còn sang trọng hơn tôi nũa, chào đón tôi:

"Xin chào quí khách, 2 người phải không ạ?" Tôi hãnh diện đáp:
"Vâng, 2 người ." Anh ta hỏi tiếp
"Hút thuốc hay không hút thuốc?

Tôi trả lời ra vẻ như không bao giờ hút thuốc:
"Không, tôi không hút thuốc."

Người hầu bàn tiếp tục hỏi:
"Ngài thích ngồi ở khu vực trong nhà hay ngoài trời?"

Tôi trả lời như là mình có một quyết định đúng đắn:
"Tôi thích ngồi ở trong hơn là ra ngoài."

Anh ta phụ họa:
"Đúng đấy, thưa ngài." Và hỏi tiếp:

"Ngài thích ngồi ở phòng ăn chính, ở bao lơn có mái che hay là trong khu nhà kiếng chan hòa ánh nắng của chúng tôỉ"

Đến đây thì tôi hơi lúng túng:
"Hmm...để coi..."

Anh ta đề nghị:
"Tôi có thể sắp cho Ngài ngồi ở khu nhà kiếng với phong cảnh tuyệt vời."

Tôi hưởng ứng và đi theo anh ta:
"Tôi nghĩ anh nói đúng đấỵ"

Anh ta lại hỏi tiếp:

"Bây giờ Ngài thích nhìn ra sân golf hay muốn nhìn cảnh mặt trời lặn trên bờ hồ hay là cảnh núi non hùng vĩ?" Tôi nghĩ thầm là lần này hãy để nó chọn phứt đi cho xong, đỡ phải lúng túng:
"Chổ nào anh thấy đẹp là được rồi!"

Thật ra anh ta đặt chúng tôi ngồi hướng về sân golf hay bờ hồ hay núi non gì đó tôi cũng cóc biết vì lúc đó trời đã tối bên ngoài.

Lúc sau, một người hầu bàn khác trẻ hơn, cũng ăn mặt bãnh hơn tôi, đến bàn tôi và nói:

"Kính chào quí khách. Tôi là Paul. Chiều nay tôi sẽ phục vụ quí khách. Quí khách có muốn ngồi ngắm cảnh thêm vài phút trước khi đặt món ăn hay không?"

Tôi nói ngay:
"Không, tôi đang đói lắm. Tôi là dân lao động. Mang lên cho tôi một dĩa thịt bò với rau và khoai tây nướng."

Anh ta hỏi thêm:
"Ngài muốn dùng thêm súp hay rau trộn?"

Tôi đáp ngay: "Rau"

Anh cứ hỏi:
"Chúng tôi có rau xanh nhiều loại, củ dền đỏ, cà chuạ..Ngài có thích trộn với tôm không?"
Tôi xẳng giọng: " Rau xanh thôi, OK?"
Anh ta đáp: " Vâng thưa Ngài. Có dầu giấm không?"

Tôi không muốn kéo dài cuộc khẩu cung này nữa:
"Bất cứ cái gì cũng được."

Anh ta cứ nói:
"Chúng tôi có dầu giấm kem Ý, phó mát xanh,giấm chua Pháp...

Tôi cướp lời:
"Đem bất kỳ thứ nào làm tôi ngạc nhiên là được..."

Anh ta vẫn đứng đó:
"Dầu giấm kem Ý là loại đặc biệt của chúng tôi. Như thế có được không thưa Ngàỉ"

Tôi cộc lốc" Yeah"

Anh lại hỏi: " Còn khoai tây thì sao?"

Tôi thừa biết cái gì sắp xảy ra nên không muốn anh ta đứng lải nhải nữa:
"Tôi chỉ muốn khoai tây nướng mà thôi, hiểu chưa? Không có cái giống gì kèm theo nữa hết."

Anh cứ hỏi: "Không bỏ Không kem chua à?"
Tôi gằn giọng: " Không."
Anh ta vẫn hỏi: "Không để hành luôn à?"

Tôi hết chịu nỗi nên phải quát lên:
"Không. Anh không hiểu tiếng Anh à? Tôi không muốn cái gì với khoai tây hết. Cứ mang ra cho tôi khoai tây nướng với thịt bò là được rồị"

Anh ta lại chĩa mủi dùi sang thịt bò:
"Ngài muốn 200 gram, 250 gram hay 350 gram thưa Ngàỉ."

Tôi trả lời cho có: "Bao nhiêu cũng được."
"Ngài muốn tái, tái vừa vừa, vừa, vừa chín hay chín hẳn thưa Ngàỉ"

Tôi không thể nào chịu được nữa:
"Ệ..Tao nỗi cơn rồi đấy nhé..."

Anh ta vẫn không tha tôi: "Ngài thích broccoli, bắp hay cà rốt chung với thịt bò?"

Như giọt nước làm tràn ly nóng giận, tôi ném khăn ăn xuống đất , đứng phắt lên, xắn tay aó, xông vào anh ta và giở giọng võ biền:
"Ê... Mày muốn ra ngoài sân chơi tay đôi không, thằng dai như đĩa kia?"

Trời ơi, đến nước này mà anh ta cũng không thể không hỏi ý kiến tôi:
"Vâng, thưa Ngài. Ngài thích ở bãi đậu xe, ngoài đường nhỏ hay đường lớn đối diện với nhà hàng, thưa Ngài?"

Tôi nói: "Tao thích ngay tại đâỵ..", và đấm anh ta một cái. Anh ta né rồi phản công bằng một cú móc tay trái vào hàm tôi.... Các bạn thân mến, đó là lần đầu tiên trong cái đêm nghiệt ngã đó anh ta đã không hỏi tôi thích bị đấm ở đâu...Tôi cháng váng ngã xuống ghế trong khi các người khác tới kéo anh hầu bàn đó ra.

Tôi có cảm giác ai đó nới lỏng cà vạt tôi ra, mở nút áo cổ và vả nhẹ vào mặt tôi... Khi tôi hoàn tỉnh, tôi thấy trước mặt tôi là gương mặt lo âu của viên phụ trách các tên hầu bàn đêm đó... Ông ta xin lỗi ráo riết và đề nghị mua nước uống cho tôi, gọi y tá hay bất cứ cái gì tôi muốn...

Tôi lúng túng nói: "Không, không ... đừng gọi ai đến hết....cho tôi ly nước là được rồi...
"Vâng thưa Ngài, có ngay", ông ta hớn hở đáp lại sự đòi hỏi quá dễ thực hiện của tôi....
Và ông ta tiếp: "Ngài thích nước suối nhập cảng, nước soda, nước chanh hay nước lọc?
134