This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2006

Bà con chòm xóm



Một buổi chiều cuối năm, nằm tưởng nhớ lan man về làng quê, tôi mấy lần tự bắt gặp mình nghĩ tới chị Bốn Chìa Vôi. Hình ảnh chị xua đi lại trở về. “Ơ hay!” tôi ngạc nhiên về mình. “Vẫn chị Bốn! Thì chị Bốn. Xem chị có gì nào!”

Trong nhân cách chị có nhiều đặc điểm, nhưng đối với người làng điều thường được nêu lên như một tiêu biểu là chị không sợ thằn lằn rắn nước. Con người, đa số, vẫn đố kỵ loài bò sát; chị Bốn không đố kỵ. Chị biết khai thác đặc điểm của mình, khiến mọi người chú ý. Một nhóm bạn bè đang ngồi tán dóc, chị chạy tới mời ăn me. Đàn bà con gái nào lại không thích me? Mỗi người giành lấy một quả xong, chị Bốn rút từ trong bọc ra một gói nhỏ. Trời, sao mà chu đáo thế: lại có cả muối ớt nữa kìa. Vài bàn tay nóng nảy giật nhanh gói giấy, mở ra: con thằn lằn luống cuống nhảy hoảng vào lòng một chị nào đó. Cả bọn la như cắt cổ.

Chị Bốn Chìa Vôi có thể bắt nhốt vào túi áo một con rắn nước, lấy kim băng cài lại cẩn thận. Để rồi chỉ mở túi khi đã ngồi sát kề vài người bạn. Rắn vọt ra, kẻ nhanh nhất cũng không tránh kịp.

Người ta sợ những con vật hiền lành vô hại, sợ một cách vô lý. Chị Bốn không vô lý, thế là chị bị coi như nham nhở, lì lợm. Giá là “hôm nay”, chị được cho là rất chì. Chì thì không có gì tệ. Nhưng ở địa phương, hồi đó, người ta đánh giá thấp thái độ ấy. Có người bảo: Con đó ma vật không chết, thiên lôi đánh không chết v.v... Toàn thị là những nhận xét có tính cách thóa mạ. Trong chỗ địa phương, giàu có chẳng được mấy kẻ, hầu hết là dân nghèo với nhau. Từ lối xưng hô cho đến cách nhận xét nhau nghe có vẻ sỗ sàng mà thân mật. Xóm giềng với chị Bốn Chìa Vôi là anh Ba Càng Cua, chú Năm Cán Vá, anh hai Mỏ Gảy, cậu Ấm Sứt v.v... ai nấy đều thông cảm sự giễu cợt của bà con chòm xóm, không oán trách gì. Trường hợp đáng để ý là một người tên Hai Cư. Anh ta cũng lớn lên trong cảnh nhà nghèo khổ, không có tham vọng. Bỗng có người tuổi tác tốt bụng mách cho biết nội tổ của anh ta từng có quan tước, nếu chịu mất hai đồng bạc cho làng, anh có thể làm đơn xin tập ấm để được miễn sai. Anh nghe theo, anh được chỉ vẽ, giúp đỡ, cuối cùng được thành một ấm tôn. Anh mở tiệc khao làng và họ hàng thân thuộc. Ngay trong tiệc vui ấy anh đã nghe loáng thoáng cái tiếng “ấm sứt”. Anh lặng người đi một lát. Rồi anh bâng khuâng, trầm ngâm, như một người bắt đầu chịu trở nên chín chắn, từ bỏ những ngông nghênh rồ dại nhất thời để trở về với những cái thiết thực. Rốt cuộc, anh nhếch miệng cười nhẫn nại, chấp nhận. Tiếng “ấm sứt” phổ biến nhanh chóng. Dân làng mừng rỡ, không ganh tị tí nào đối với chút quyền lợi anh được hưởng, nhưng còn sự danh giá thì họ đã bảo toạc ngay cho anh biết là không có đâu.

Chị Bốn ngày nhỏ tên là Bình. Nhưng càng lớn chị càng toe toét, nói bậy nói bạ, bừa bãi lung tung; cho nên bị coi không xứng là miệng Bình, dù là bình vôi. Do đó, bèn đặt tên là Chìa Vôi.

Kể ra đặt như thế cũng bừa bãi, chẳng có ý nghĩa gì. Tôi thuật lại bấy nhiêu điều là để chứng tỏ ở đây người ta sống gần gũi, cởi mở. Cho đến cái tên của nhau ai nấy cũng tha hồ bôi bác lên đấy tùy thích, cái tên riêng của cá nhân không còn thuộc về cá nhân mà là kết quả những ý kiến tập thể. Sự can thiệp ngang nhiên, không e dè nể nang gì cả. Thoạt đầu, có người bất bình chút ít, rồi đâu lại vào đó.

Chị Bốn nham nhở đến nỗi mang tên là Bốn Chìa Vôi, lại còn bị rủa là thiên lôi đập ba búa không chết. Không sợ loài bò sát, đó chỉ là tính tiêu biểu, thật ra chị còn lắm điều ngổ ngáo khác. Chẳng hạn nói tục. Các nhà nghiên cứu chuyện tiếu lâm đồng ý rằng đề tài trào lộng chính của dân quê ngày xưa là cái tục. Có những vị còn đi xa hơn, cho rằng như thế không phải vì dân lao động nghèo khổ ham thích cái tục hơn hạng nho sĩ trí thức; họ nói tục chính vì óc tranh đấu bài phong tức là vì một lý tưởng cao đẹp. Hạng giàu có nho sĩ sống trong lễ giáo giả dối, tránh chuyện tục tĩu; kẻ vô sản đầy tinh thần cách mạng bèn xổ tục ra, có ý tỏ sự chống đối, khinh khi, khiêu khích, có ý muốn quăng những cái tục ấy vào mặt bọn giàu sang trí thức.

Tôi không có dịp trông thấy chị Bốn Chìa Vôi quăng cái tục vào từng lớp thống trị. Chỉ thấy chị thường nói trong lúc chuyện trò, làm lụng. Giữa đồng nước lênh láng tiết tháng mười, chị vừa cấy mạ vừa kể chuyện. Xung quanh chị, đàn bà con gái thỉnh thoảng nhao nhao, kêu oai oái, kêu lóe chóe, kêu ầm lên, như không chịu nổi. Thế nhưng họ chịu được tất. Hơn nữa, ai nấy đều hau háu đối với chuyện của chị Bốn Chìa Vôi. Họ tranh nhau nghe, họ kêu, rồi họ cười ngắc nghẻo, họ oằn người, gập người lại mà cười.

Nhìn cảnh tượng những người lao động nói cười ầm ĩ như thế giữa công việc, giữa trời nước bao la, dễ có cảm tưởng họ sung sướng vui vẻ, họ đang dự vào một sinh hoạt lành mạnh, làm sảng khoái tinh thần. Thú thực, chưa có lần nào trước cảnh ấy tôi có ý nghĩ chị Bốn Chìa Vôi đang đầu độc trí óc bạn bè. Có lẽ những câu chuyện tiếu lâm đã thành hình trong dân gian theo kiểu ấy. Có điều các khảo cứu không hay chú ý tới nỗi khổ tâm, hy sinh, của người sáng tác. Tôi được biết có lần chị Bốn Chìa Vôi bị chồng đánh một trận tơi bời, vì trong lúc cao hứng, hăng say, chị đã mang cả chuyện riêng trong buồng the ra làm trò cười.

Xưa, tôi cũng lây cái thành kiến của người làng mà coi nhẹ chị Bốn, mặc dù đối với tôi chị Bốn Chìa Vôi bao giờ cũng tốt. Ngày nay, tưởng nhớ đến chị trong niềm hối hận chân thành, tôi chỉ muốn đem tất cả sự hiểu biết lõm bõm của mình mà tìm ra một ý nghĩa cách mạng trong thái độ của chị. Bèn nghĩ rằng cái tục là cái cấm kỵ (tabou) trong cuộc sống xã hội loài người với nhau, bò sát là một cấm kỵ khác; thiên hạ tránh né những cấm kỵ ấy, chị Bốn ngang nhiên bất chấp, ấy không phải là chống đối, phản kháng, là hành vi “nổi loạn” sao? Những kẻ văn nhược nho nhã chúa sợ rắn, sợ thạch sùng, sợ các tiếng tục tĩu, những kẻ ấy đớn hèn đã đành. Còn trong hạng lao động khả kính, đầu làng cuối xóm thiếu chi người, tại sao ý thức nổi loạn lại cứ nhất định nhóm lên từ đầu óc một người nghèo rớt mùng tơi, nhà dột cột xiêu, từ một chị đàn bà lôi thôi lếch thếch, vú bõ lòng thòng? Đó chẳng phải là điểm vinh dự riêng cho chị Bốn sao?


Cái tốt đặc biệt của chị Bốn tôi không quên được là chị thường cho chim. Chị là người đàn bà độc nhất trong vùng có thể bắt được chim. Bởi vì chim chóc không phải như con cua, con ốc, con chí, con rận. Phải lanh lẹ, ph%E
1156

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2006

4 Con Chó



Khi tôi chưa sinh ra, nội đã đưa Nhưng Thẩm về nhà. "Nhưng" là đẳng cấp cao do vua ban cho nghệ sĩ nhà hát tuồng cung đình. Khi Quản ca, viên chức quản lý ban hát, sửa đổi nội dung kịch bản cổ với mục đích nịnh vua, Nhưng Thẩm quyết định uống dầu lạc nóng trong bát đèn sau một đêm thức trắng để không phải hát điều xằng bậy. Thanh quản hủy hoại, Nhưng Thẩm bị đuổi khỏi nhà hát tuồng cung đình như một phế nhân, lang thang kiếm ăn ngoài chợ. Nội thời trẻ thường rước đào hát về nhà tổ chức cuộc vui. Với Nhưng Thẩm thì khác. Rước về nuôi dưỡng vì nghĩa khí giang hồ.

Khi tôi bắt đầu hiểu biết đôi chút, nội đã qua đời, nhưng Nhưng Thẩm vẫn còn sống. Tất nhiên ba tôi không thể yêu quý ông lão bằng nội. Nhưng Thẩm chẳng thiếu cái ăn cái mặc nhưng cứ buồn như lá héo. Chỉ còn mình tôi thỉnh thoảng bắt chuyện vì ông lão là một kho chuyện ly kỳ. Năm tôi rời Huế đi học tận Sài Gòn, Nhưng Thẩm càng buồn. Tôi xin con chó nhỏ đem về cho lão có bầu có bạn. Lão đặt tên Vá, theo ngoại hình của nó.

Không dè tôi đã hại lão.

Gần một năm sau tôi nhận được thư ba tôi báo tin Nhưng Thẩm đột ngột qua đời. Chiều chiều ông lão thường ra nhà hóng mát ở vườn sau. Nhà này kiến trúc mái hình lục giác và chỉ có một cột. Lão thích nhâm nhi chén rượu ngang, ngắm mặt trời lặn trên sông Hương ở đấy. Con Vá thường bị chủ xích vào cột, nằm nghịch mẩu xương thừ. Nó lớn lúc nào không hay. Một ngày tháng bảy âm năm ấy, con Vá động cỡn, bỗng quên chủ, quên khúc xương, quên sợi xích, vụt lao theo mùi hương con chó cái vật vờ bên kia hàng rào chè tàu. Cây cột gãy, mái lục giác sụp đổ, chôn luôn lão Nhưng Thẩm xấu số trong đống đổ nát.

Cuối thư, ba tôi viết một câu, dường như cho chính tình cảnh sa sút của gia đình tôi bấy giờ: Con biết không, cây cột hai người ôm sơn son thếp vàng ấy hóa ra mục ruỗng từ lâu lắm rồi...

Hồi nhỏ, tôi được nghe Nhưng Thẩm kể nhiều chuyện ly kỳ mà mãi sau mới hiểu thấu ý nghĩa. Dưới đây là một trong số chuyện như thế.




CÁI CHẾT CON CHÓ HOANG

Sử quan dường như thức trắng đêm. Dù vậy, trông ông không có vẻ gì mệt mỏi khi đón ngày mới. Trái lại, nỗi phấn khích còn lộ trên đôi mắt tươi vui của ông. Đêm qua ông đã phóng bút chép nốt một thiên quan trọng trong bộ thông sử. Mọi việc hầu như trôi chảy. Riêng trường hợp quan tướng quốc triều trước là có phần khó xử. Trong số tài liệu gồm nhiều nguồn, nhiều loại liên quan hành trạng quan tướng quốc có những điểm khác nhau. Khổ nỗi, mức độ khác nhau không chỉ ở tình tiết mà lại quyết định cả cách đánh giá một nhân vật lịch sử quan trọng. Các bài hát dân gian và truyện truyền kỳ xem tướng quốc như một kẻ gian hùng. Trong khi văn sách của triều trước ca ngợi ông như một bậc anh hùng. Cuối cùng, sử quan đã chọn cách đánh giá của những đồng nghiệp tiền bối. Vả lại bộ thông sử cần hoàn tất trước lễ đại khánh. Điều đó hẳn sẽ làm hoàng thượng vui lòng.

Dùng xong bát cháo gà nóng sốt, sử quan sai người hầu bày bàn trà trước hàng hiên. Ông muốn hưởng không khí thanh sạch ban mai, được thư giãn đôi chút trước khi nhập triều. Từ đây, ông có thể đưa mắt ngắm vườn hoa trong dinh phủ, nhìn ra con đường cái chạy dọc tường vi, trông xa tận những ngọn đồi thông xanh mát phía đông kinh thành.

Buổi sáng yên tĩnh của sử quan chấm dứt đột ngột. Có tiếng reo hò từ phía Văn miếu vọng lại, mỗi lúc một gần. Lát sau đã nghe rõ tiếng chân nhiều người rầm rập trên đường cái. Ông chưa đoán được việc gì đang xảy ra đã trông thấy cảnh náo nhiệt bên ngoài tường vi dinh phủ. Đặt chén trà uống dở xuống bàn trà, ông đứng lên để trông cho rõ hơn. Một tốp người cầm gậy gộc đuổi theo một con chó. Họ vừa đánh vừa quát ầm ĩ: “Chó dại! Đánh chết nó đi!”...Con chó và tốp người kia vụt khuất sau mành lá rậm của rặng liễu. Tiếng kêu ăng ẳng đau đớn tuyệt vọng của con vật, tiếng gào thét đến man rợ của con người, tiếng gậy gộc giáng xuống mặt đường lát đá, xuống thân con chó dội vào tai sử quan. Lát sau, đám đông hiếu kỳ cùng những người đánh chó tản ra với những gương mặt hể hả pha lẫn hoảng sợ. Con chó đã chết.

Chuyện vặt ngoài đường chẳng đọng lại lâu trong tâm trí sử quan. Ông đang bận bịu với những điều to tát hơn nhiều...

Tối hôm ấy, trong bữa yến thưởng trăng tại Vọng nguyệt lâu vườn thượng uyển, hoàng thượng đích thân thù tiếp các quan cận thần. Trong khi chờ hoàng thượng giá lâm, các quan tán chuyện rôm rả. Tình cờ, cái chết con chó ban sáng trở thành đề tài lôi cuốn mọi người. Viên sử quan dửng dưng, không buồn bắt chuyện. Nhưng các mẩu đối thoại cứ lọt vào tai ông.

Thượng thư bộ lễ chép miệng:

"Hình như là chó dại..."

Đông các điện đại học sĩ không bằng lòng cách nói mơ hồ ấy của đồng liêu:

"Còn hình như gì nữa? Con chó hoang này dại thật rồi. Chính mắt tôi trông thấy lưỡi nó thè ra cả tấc, nước bọt nhễu trắng mõm."

Tả thừa tướng lên tiếng:

"Sao lại chó hoang, phải có chủ chứ? Các ông có thấy bộ lông nó mượt thế nào chưa?"

Tiền thị vệ giọng xởi lởi:
"Bẩm phải, tôi cũng nghĩ vậy."

Hàn lâm cung phụng gật gù tiếp lời:

"Chính mắt tôi trông thấy vòng da đeo trên cổ nó..."

Bỗng ai đó đặt câu hỏi ngớ ngẩn:

"Kẻ nào là chủ con chó he?"

Không quan cận thần nào biết được. Vọng nguyệt lâu lặng đi chốc lát.

Sử quan trầm ngâm nhìn ánh trăng rằm lung linh tự hỏi: "Có phải bộ lông con chó óng mượt? Có phải cổ nó có đeo vòng da?...". Sáng nay đã thấy nó chạy ngoài tường vi dinh phủ. Thế mà bây giờ mình không dám chắc một điều gì cả. Kể cũng buồn cười thật!"

Hoàng thượng vẫn chưa giá lâm. Câu chuyện phiếm lại tiếp tucï, có phần sôi nổi hơn. Các quan lớn đang bàn cãi về cái chết của con chó.

Đông các điện đại học sĩ:

"Nó đã cắn nhiều người, đánh chết thế là hay."

Thượng thư bộ binh:

"Đánh là thế nào? Không đuổi kịp, bọn lính giản đã bắn mất phát tên mới giết được nó đấy chứ."

Tiền thị vệ vẫn giọng xởi lởi:

"Bẩm phải. Tôi biết trong đội lính giản có nhiều cung thủ tài ba."
Hữu thừa tướng gạt đi:

"Toàn lời đồn huyễn. Không có cung tên nào hết. Con chó chỉ bị đánh bằng gậy thôi!"

Vọng nguyệt lâu như sôi lên. Các quan cận thần chia làm hai phe, tranh cãi ầm ĩ, không ai chịu ai.

Tả thừa tướng phân giải:

"Các ông đều đúng cả. Lính giản b119

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2006

Tiếng Đờn Trong Những Đêm Trăng



     A, gã đây rồi! Gã xuất hiện từ bờ bên kia và lò dò tiến về bờ bên này. Gã lại vòi rượu đây. Này, mi một ly, ta một ly, cạn! Dưới mẩu trăng cuối tháng còm nhom, lão ngồi chén tạc chén thù. Lão rót rượu ra hai cái ly, rót đầy tràn cả ra ngoài. Rồi lão mời bạn, cụng ly, rồi cạn. Uống hết ly của mình, lão cạn luôn phần của bạn. Khi chai rượu đã gần cạn, vừa lúc trăng trên mặt sông đã đến gần bên lão, lão mang đờn ra. Và kéo.

Tiếng đờn cò ai oán trong đêm, len lỏi qua từng giọt sương oằn mình trên ngọn cỏ. Những giọt âm thanh thấm vào đêm như hòa mình vào một thế giới tưởng chừng quen thuộc lắm. Tiếng đờn bên sông chỉ heo hút thổi vào gió không đủ làm ai tỉnh giấc, kể cả những người khó ngủ nhất. Vă trăng cũng yếu ớt như tiếng đờn không đủ chia ánh sáng cho mấy nóc nhà xa xa...

Người làng gọi lão là lão Gàn. Mà lão gàn thật. Lão sống một mình trong túp lều bên sông cuối làng, không họ hàng, không vợ con. Suốt ngày lừa mấy con vịt còm, đêm đến một mình ngồi uống rượu kéo đờn cò. Ngoài chăn vịt lão còn có một cái nghề mà chỉ mới nghe nhắc đến, nhiều người đã nổi da gà: nghề bốc mả. Lão chuyên đi bốc mả, hốt cốt cho người trong làng, chỉ người làng này thôi. Những cái mả mấy chục năm trời lưu lạc, nay con cháu muốn đem về nằm cạnh nhau; những cái mả không ai thừa nhận cần chuyển đi nơi khác, những cái mả dưới đáy ao... tất cả đều nhờ vào tay lão. Mỗi khi cần bốc mả người làng lại tìm đến lão. Lão có cách làm việc thật lạ lùng, chẳng cần bao bọc che chắn gì sấc, chỉ cần hai xị, đúng hai xị thôi là lão tiến hành công việc ngay tức khắc. Lão làm việc rất tỉ mỉ, lượm từng mẩu xương lau chùi, thổi rửa, thật sạch mới xếp lên tấm vải, rồi tự tay gói cẩn thận đặt vào chiếc hòm con. Lão không lấy tiền công ai bao giờ, chỉ nhận rượu cúng, còn bánh trái chia cho tụi con nít hết. Mỗi lần như thế, lũ trẻ mừng lắm, dù người lớn vẫn hay đe: nếu ăn đồ cúng mả thì sẽ bị ma bắt.

Sau mỗi lần bốc mả lão lại dầm mình trong rượu và lại kéo lên những âm thanh não nùng giữa đêm trăng cuối tháng vàng bệch như màu da người bị bệnh gan gần chết...

* * *

Vào một đêm cuối tháng, trăng nhợt nhạt như lòng đỏ trứng gà ung, trước ngõ nhà hội đồng Hào vang lên tiếng khóc khe khẽ của trẻ con. Hội đồng sai mụ Nhót ra xem. Thấy mụ đàn bà cà thọt ẵm một đứa bé vào, lão quát cho một hồi, nhưng sau nghĩ lại cứ để mụ ấy nuôi đứa bé, biết đâu sau này lại được việc.

Thế là thằng bé lớn lên trong sự chăm bẵm của mụ Nhót. Cũng như mọi đứa trẻ bị bỏ rơi khác, nó dễ nuôi đến lạ lùng, cho gì ăn nấy, chẳng bệnh hoạn gì, té không khóc, chân giẫm phải mảnh chai gai sắt, lấy bùn trét vào là khỏi.

Năm đứa trẻ lên mười, người đàn bà tội nghiệp ấy ra đi sau một lần bị rắn độc cắn. Kể từ đó, nó chính thức trở thành một đứa ở trong nhà hội đồng. Và đúng như lão hội đồng dự đoán mười năm trước, nó rất được việc. Nó chăm như con kiến, hiền như cục đất, bảo thì làm, hỏi mới nói.

Hai mươi năm sau, đứa trẻ bị bỏ rơi trước nhà hội đồng Hào bây giờ đã là một chàng trai cường tráng, gánh vác hết mọi công việc nặng nhọc trong nhà.

Hội đồng Hào có ba cô con gái, hai cô chị đã yên bề gia thất, riêng cô út thì tính lẳng lơ, đến hăm lăm mà vẫn chưa chồng. Một đêm trăng treo xếch ngược qua cửa sổ phòng khách, lão hội đồng cho gọi thằng ở lên. Từng lời đường mật lần đầu tiên trong đời chảy vào tai con người côi cút ấy. Tao gả cô út cho mầy, coi như mầy đã trả ơn cho tao, tao còn cho mầy mảnh đất sau đồi, mai mốt sẽ cho tụi thợ xây nhà ở đó.

Anh tá điền đứng đực người ra. Bây giờ anh mới hiểu tại sao mấy hôm nay cô út thường ra cây khế phía sau vườn hái quả nhai ngấu nghiến, còn ông hội đồng thì lúc nào cũng vò đầu bứt tai tức tối. Anh chợt hiểu ra hoàn cảnh của mình lúc này. Anh không có quyền lựa chọn.

Rồi căn nhà sau đồi cũng được dựng lên. Và một bé gái ra đời. Anh rất thương con, chăm chút từng li từng tí. Đêm nào đi soi, anh cũng bắt vài con ếch nấu cháo cho nó.

Thỉnh thoảng trong cuộc nhậu có kẻ khịa khích, anh chỉ cười trừ ''Trâu ai nghé mình''. Những người hàng xóm luôn ái ngại cho anh. Họ thương anh vì cô út từ ngày lấy chồng vẫn không thay đổi tính nết. Mỗi lần nghe hàng xóm kể chuyện, anh chỉ cười buồn rồi bỏ đi.

Năm con bé tròn năm tuổi, cái nghề anh không hề mong đợi nhưng tất phải đến cũng đã đến. Đêm ấy là một đêm cuối tháng, trăng vàng chạch lả bả trên sông, đi mỏi cẳng mà chẳng kiếm được con cua con cá nào, anh quay về giữa chừng. Vừa đẩy cửa vào nhà đập ngay vào mắt anh là một cảnh tượng tồi tệ. Anh với cái rựa dựng ở góc nhà. Một tiếng tru ai oán vang lên giữa đêm khuya...

Mọi người sẽ tưởng anh chết già trong tù, nhưng không, anh đã trở về sau hai mươi năm chăm chỉ lao động cải tạo, nhờ có thành tích vạch trần một âm mưu vượt ngục, anh được đặc xá. Trở về với cây đờn cò và ngón đờn do một người bạn tù xấu số truyền lại trước khi ra đi, anh không còn chốn dung thân. Hàng xóm kể, đứa con gái mà anh yêu thương, cất công chăm bẵm đã bán đất, bán nhà theo một tay anh chị ra nước ngoài mấy năm rồi.

Rồi vào một đêm cuối tháng, có một người lặng lẽ bơi qua sông dựng một túp lều nhỏ cuối xóm. Và cũng từ đó, người ta bắt đầu nghe những tiếng đờn thê thiết trong những đêm trăng.

Những người già trong làng thỉnh thoảng kể cho lũ cháu nghe về cái ngày mà lão từ bờ bên kia bơi sang bờ bên này. Ngày đó đã xa lắm rồi, ít người nhớ đến. Họ cũng không quan tâm lắm đến một con người mà nếu không có người ấy vẫn không ảnh hưởng đến cuộc sống của ai. Lão nuôi bầy vịt còm, câu cá, bắt cua sống qua ngày, đi bốc mả kiếm rượu uống đêm đêm, không nhờ vả ai, không nợ nần ai. Dần dần người ta cũng quen với những tiếng đờn cò ảo não trong những đêm trăng cuối tháng...

***

Có người từ ''bên kia'' về thăm nhà. Người nhà xôn xao chuyện con gái lão gởi cho lão mấy ''vé". Hôm người ấy đem tiền đến cho lão, lão cười nói luôn. Chưa bao giờ dân làng thấy lão nói nhiều như vậy. Lão mua bánh kẹo cho tụi trẻ con và mua rất nhiều rượu. Đêm hôm ấy lão lại ngồi uống rượu một mình với trăng. Đến nửa đêm lão lại lấy cây đờn ra và kéo. Những giọt đờn run bần bật giữa hơi sương giá lạnh...

Hôm sau và sau nhiều hôm nữa, bên sông không còn bóng dáng túp lều đâu nữa. Có người quả quyết lão đã ôm tiền đi xứ khác mà hưởng vinh hoa phú quý. Có người thì khẳng định lão lấy tiền đốt lều của mình rồi nhảy xuống sông mà chết, sau trôi ra biển nên không thấy xác... có người nói như đinh đóng cột rằng mình vẫn nghe tiếng đờn thảm thiết trong những đêm trăng tàn... *
182