This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2007

ánh sáng



- Phở có nóng không bác?

- Nóng.

- Vậy bác bán cho tôi ba xu.

Cậu bé đặt sáu đồng trinh lên mặt gánh, lặng yên đứng nhìn người bán phở nhấc môi bánh nóng hôi hôi đặt vào bát. Hơi nóng trong nồi nước dùng bay tỏa ra từng đám trắng, gió chiều thổi tạt về đầu phố.

Bằng đứng phía cuối gió, đương thẫn thờ cúi xuống nhìn cỏ, bỗng giật mình ngước mắt lên. Vô tình ngọn gió đã đột ngột đem theo mùi thơm ngào ngạt làm giác quan chàng rung động. Bằng quen tay thò vào túi, và sực nhớ rằng đồng hào cuối cùng chàng đã tiêu hết từ chiều hôm trước, cả gia tài chỉ còn một đồng trinh.

Lại một làn gió thơm đưa tới, nhẹ nhàng vờn mớ tóc rối của Bằng. Như đột nhiên nghĩ đến một việc cần, Bằng hấp tấp rảo bước đi thật nhanh. Qua gánh phở, chàng ngoảnh mặt chăm chú nhìn một bông hồng lách qua giậu sắt, rung rinh trước gió, hình như không nghe thấy tiếng hàng phở chào:

- Mời thầy mua cho một bát.

Thực thì Bằng vẫn nghe rõ lắm. Nhưng chàng không muốn lên tiếng từ chối trong khi lòng chàng rạo rực nôn nao. Chàng đói. Chàng đói lắm: từ sáng đến giờ, chưa có một hột cơm nào trong bụng, mà cứ thế lang thang hết phố này sang phố khác.

Bằng lang thang đi tìm việc làm. Đã hai tháng nay, từ hôm Sở dầu thải hơn sáu chục người làm công, không có ngày nào là Bằng không đi như vậy. Chàng chỉ biết có một nghề đánh máy chữ và tính sổ, mặc dầu cha mẹ chàng xưa kia chuyên nghề làm ruộng. Đáng lẽ như người khác, Bằng bây giờ đã vác cày ra đồng, khó nhọc kiếm lấy miếng ăn dưới ánh nắng thiêu, trong những ruộng lầy. Nhưng thuở nhỏ chàng chăm chỉ và thông minh hơn trẻ khác, nên cha mẹ chàng cố nuôi chàng ăn học, có mấy sào ruộng bán dần đi hết. Bằng vì thế trở nên một thầy ký. Công việc có nhẹ nhàng nhưng cảnh người làm công, cảnh bức bách. Có điều mỗi lúc về quê, họ hàng đối với chàng đều có vẻ trọng vọng tôn kính. Còn chàng chắc cũng an phận, nếu kinh tế không khủng hoảng. Nhưng đã gần một năm nay, sở nào cũng nghe thấy nói đến việc thải người làm. Trong Sở dầu, anh em thường thì thầm bàn đến một cách sợ sệt. Duy ai nấy cũng thầm tưởng, thầm mong rằng có thải cũng không đến mình. Bỗng một hôm, đương lúc mọi người cặm cụi làm việc, người loong toong chạy vào:

- Mời các ông lên quan Đốc gọi.

Trong phòng giấy rộng rãi, sang trọng, ông Đốc đứng nghiêm trang trong bộ áo là nếp thẳng thắn. Ông cám ơn mọi người đã làm hết phận sự, rồi ông tỏ nỗi lòng ông băn khoăn, khổ sở mấy hôm vừa qua:

- Các ông ạ, sự khủng hoảng bắt buộc chúng tôi phải rời các ông, tôi lấy làm tiếc vô hạn. Tôi mong sẽ có ngày kia, kinh tế vững chãi và các ông sẽ lại về làm ở đây.

Nói xong, ông Đốc xem vừa ý lắm, thắt lại cái cà vạt, vuốt lại mái tóc mượt, vẻ mặt sung sướng khoan khoái, ông bước lên xe ô tô hòm giục tài xế đưa đến một khách sạn sang để dự bữa tiệc chiều.

Trong khi ấy, các ông Ký bị thải ngơ ngác nhìn nhau, rồi buồn bã người nào trở về nhà nấy với mâm cơm cà và rau muống luộc.

Ngày theo ngày, những ngày dài dằng dặc, những ngày ngồi rỗi với một tâm hồn chán nản, với cuộc tương lai mập mờ bất trắc. Mâm cơm cà và rau muống dần dần cũng không có nữa. Bằng đã tới cái cảnh ngao ngán ấy. Về quê làm nghề nông thì không còn một thửa ruộng - Bằng cũng tự biết không đủ sức cầy sâu, cuốc bẫm - và làm thợ thì không biết nghề gì, Bằng chỉ còn mong tìm được một chân bàn giấy. Chàng tiêu dần hết cả tiền dành dụm, mà không có chút hy vọng nào.

Ngày hôm nay, chàng không còn một đồng xu dính túi. Đã vậy, chủ nhà, bà Cai Đá, lại nhất định đòi tiền thuê nhà, và sau một hồi thuyết lý mỉa mai, bà ta hẹn lại cho Bằng đến sáng mai phải trả, nếu không thì đứng trách.

- Đừng trách!

Bằng nhếch mép cười một cách chua chát, tâm trí đầy rẫy nỗi uất ức, tức giận. Chàng ngẫm nghĩ:

- Dốt nát ngu xuẩn như mụ Cai Đá thì chỉ việc ngồi duỗi mà sống một cách sung sướng đầy đủ, còn mình muốn làm vất vả cả ngày để nuôi thân mà cũng không được. Ông trời bất công thực.

Bằng ngửa mặt nhìn lên không trung. Trời chiều trong xanh như ngọc thạch. Mấy đám mây hồng nhẹ nhàng trôi. Bằng cảm thấy rõ sự vô lý của lòng oán hận một cảnh vật vô tình, thản nhiên...

Bỗng chàng giật mình. Một tiếng còi gắt gỏng, một câu nói bẳn và một cái xe ô tô vụt qua trước mặt chàng. Chỉ chậm một giây nữa thì Bằng bị ô tô cán phải. Thì ra chàng bước xuống đường nhựa lúc nào không biết.

Sợ hãi, Bằng lùi lên bờ hè, mới hay mình ở trước vườn hoa nha Đốc lý. Mệt nhọc, chàng ném mình xuống một cái ghế dài gần đấy, ôn lại cái nạn vừa xảy ra:

- Thật là chết hụt!

Ngẫm nghĩ, chàng tắc lưỡi:

- Chà! Chết mà lại hay... Sống khổ sở thế này thì cũng chẳng nên sống làm gì.

Thở dài, chàng xua đuổi ý nghĩ chán nản nhìn ra chung quanh. Trời đã nhá nhem tối, những bông cúc trắng rung rinh trong ánh sáng mờ mờ khiến Bằng nhớ đến cảnh xa hoa của tết năm nào.

Có tiếng nói sẽ như đáp lại ý nghĩ của Bằng:

- Lạy thầy dón tay làm phúc.

Trông người ăn mày hốc hác, rách rưới, đứng chĩa tay trước mặt,

Bằng nở một nụ cười buồn tênh, lắc đầu ra hiệu rằng mình không có tiền. Người ăn mày vẫn nhẫn nhục đứng lải nhải xin. Bằng đứng dậy móc túi lấy đồng trinh còn lại ném cho, rồi vừa đi vừa nói một mình.

- Thế là hết.

Chàng lần theo những phố đông đúc, trong lòng thấy vui vui vì đã cứu một người nghèo khó hơn mình. Thấy đói và mệt, chàng dừng lại nhìn một cửa hàng bán vàng bạc, tò mò ngắm nghía những chiếc nhẫn dát kim cương lóng lánh bên cạnh mấy đôi xuyến huyền nạm vàng.

- Nếu ta có một chiếc xuyến kia nhỉ?

Bỗng một ý nghĩ bất chính nẩy ra trong trí Bằng. Như muốn tránh sự cám dỗ, chàng ngoảnh nhìn sang một cửa hàng ở dãy bên kia phố. Trong khung kính, mấy miếng xúc xích đương lơ lửng trên vài chiếc bánh tây ngon lành, và những chiếc bánh sữa đương phơi màu vàng ngọt dưới ánh điện sáng trưng. Bằng rùng mình, tưởng tượng ra một bữa tiệc long trọng, những chiếc bánh đặt trong giỏ mây bên cạnh những cốc pha lê trắng muốt, những đĩa thịt thơm tho. Bằng rùng mình, vì ý nghĩ chiếm đoạt tiền của người khác đã hình thành trong óc chàng và xui giục chàng thò tay vào lấy trộm chiếc xuyến.

- Họ có mất chiếc xuyến cũng không sao, mà ta lại được một bữa cơm ngon.

Bằng thò đầu vào cửa hàng bỏ vắng, bỗng chàng nhìn thấy bóng trong gương, mặt mày len lét, bơ phờ. Chàng kêu rú lên một tiếng rồi cắm cổ chạy như tội nhân đi trốn.

Về đến nhà, Bằng mới hoàn hồn, chàng nằm vật xuống phản, thở hồng hộc%2
C như vừa mới thoát khỏi một cái nạn to: thiếu chút nữa, chàng đã thành một thắng ăn cắp. Nhưng nghĩ đến cách sống ngày mai, Bằng càng bối rối. Biết làm gì mà nuôi được thân bây giờ, ngoài việc bất chính? Hay là đi hành khất? Bằng nhớ lại người ăn mày ở vườn hoa Đốc lý, nhớ lại cái nạn ô tô suýt nữa xảy ra. Chàng than thở:

- Nó chẳng đè chết đi cho rảnh chuyện.

Một tư tưởng vụt ra trong trí, khiến chàng thẫn thờ lẩm nhẩm:

- Âu là...

Rồi Bằng ôm mặt nức nở khóc.

*
* *

Mặt trời đã lên cao. ánh nắng êm đềm xiên qua cửa sổ. Bà Cai Đá trỗi dậy, với lấy ống nhổ, gọi con sen:

- Đỏ, mày chạy xuống đòi thầy Bằng tiền nhà đi.

Rồi bà lẩm bẩm:

- Lần này mà không trả thì bà bảo cho. Đã hai tháng của người ta rồi, mà cứ chây ra, người đâu mà trơ đến thế!

Con sen vừa mới bước xuống cầu thang, bà Cai Đá khoác vội cái áo dài, chạy liền theo, nét mặt hầm hầm.

Đến cửa phòng Bằng ở, bỗng bà đứng dừng lại, ngạc nhiên. Bà trông thấy Bằng ngồi trên thành cửa sổ tay gõ dịp xuống tường, miệng hát nghêu ngao...

- Thế nào, thầy trả tiền nhà tôi đi chứ?

Như không nghe thấy câu hỏi của bà Cai, Bằng cúi hẳn người ra ngoài, nhìn chòm lá long não phấp phới rung rinh trước gió, tươi cười như một cô con gái nhí nhảnh. Bằng không hiểu sao mình vẫn còn sống mà ra đây nhìn ánh sáng và chàng lấy làm lạ rằng sao lúc nãy chàng lại cảm thấy một cách đằm thắm hơn mọi khi, cái vui, cái đẹp của đời.
140

Có Những Niềm Đau



Phần 1 :

Hắn đứng trườc ngôi biệt thự trên đường Trần Cao Vân, qua cánh cổng sắt nhìn vào trong hắn thấy căn nhà đẹp quá, nhưng cây kiểng được cắt tỉa tỉ mỉ, những chậu hoa đang khoe sắc, dưới cái nắng chói chang của thành phố nhưng nhìn vào trong hắn cảm thấy thật mát mẻ - Hắn đang lữơng lự không biết có nên bấm chuông gọi cửa hay là bỏ đi, bỗng có tiếng hỏi sau lưng :
- Cậu tìm ai đó ???
Hắn giật mình quay lại, một người đàn bà mặc quần đen áo bà ba tay xách chiếc giỏ đầy thức ăn đang đứng sau lưng hắn; Hắn vội lên tiếng :
- Thưa Dì! cháu đọc báo thấy ở đây cần người dạy kèm nên cháu đến xin việc
- Vậy cậu đợi chút nhen; Nói xong bà ta mở cổng bước vào rồi đóng cổng lại.
Hắn đứng đó nhìn quanh quẩn và trong lòng lo lắng không biết có được nhận hay không vì dạo này hắn túng quẩn quá, người anh tinh thần thường giúp đỡ hắn thì đang bị bịnh mà hắn thì không muôan làm phiền anh ấy cộng thêm sắp sửa đầu tháng đủ mọi thứ đều phải chi dùng, đang miên mam suy nghĩ thì tiếng người đàn bà lúc nãy vang lên :
- Mởi cậu vô đây
Nói xong bà mở hé cổng sắt cho hắn bước vào xong đóng cổng lại và đi trước, hắn bước theo sau và lễ phép hỏi :
- Thưa Dì! ở đây cần dạy kèm mấy người ạ
- À, nhà này có hai cô, cô hai đang học lớp 10, còn cô ba lớp tám, tui cũng không biết nữa, chút xíu cậu gặp bà chủ mà hỏi; giọng bà rất nhà quê nhưng trong giọng nói thật là hiền từ khiến hắn cũng bớt lo lắng
- Cậu ngồi đây đợi nghen, tui vô thưa bà chủ hay
Hắn " dạ" nhỏ rồi ngồi nép xuống chiếc ghế gần đó và đưa mắt nhìn quanh phòng khách thật là tráng lệ với đầy đủ tiện nghi của một gia đình giàu sang; chợt hắn nghe tiếng tằng hắng ở phiá cửa hông, hắn vội vàng đứng dậy và nhìn về hướng đó, hắn thấy một thiếu phụ mập mạp, da dẻ trắng hồng mặc bộ đồ xoa màu xanh thẳm đang bước ra, hắn vội cúi đầu chào :
- Thưa bà! cháu đến xin dạy kèm
Người đàn bà chưa thèm trả lời, bà từ từ đi đến và ngồi xuống chiếc ghế xa lông đối diện hắn và khẽ gật đầu ra hiệu cho hắn ngồi xuống, hắn khép nép ngồi xuống chiếc ghế lúc nãy, người đàn bà cũng chưa thèm lên tiếng chỉ chăm chú nhìn hắn như để nhận đánh giá một điều gì, trong ngôi nhà thật là yên lặng, hắn ngồi đó với những lo âu trong lòng vì không biết có được nhận hay không hay cũng như các chỗ khác khi hắn đến đều bị từ chối; Một lúc lâu sau bà ta mới lên tiếng :
- nhà cậu ở đâu ?
- Thưa bà! nhà cháu bên Phú Nhuận, hắn lễ phép trả lời
- Cậu học tới lớp mấy ???
- Thưa bà, cháu năm nay học lớp 12; Trả lời xong câu đó hắn chợt nhìn thấy ánh mắt bà ta lộ vẻ thất vọng nhưng chỉ trong thoáng chốc bà ấy hỏi lại hắn :
- Cậu mới lớp 12 thì làm sao dạy kèm nổi ???
Lòng tự ái của hắn nổi lên, lúc đó hắn quên hết tất cả những gì thiếu thốn đang chờ trước mắt hắn và hắn bình tĩnh trả lời :
- Thưa bà, cháu xin lỗi bà cho cháu được nói, vừa nói hắn vừa nhìn thẳng vào mặt ngưởi đàn bà, nhìn thấy ánh mắt hắn bà ta có vẻ bối rối và giọng dịu xuống :
- Được cậu cứ nói
- Thưa bà, theo cháu nghĩ, cháu hiện đang học lớp 12, những lớp nhỏ hơn cháu mới vừa học qua cho nên những môn học cháu đều cón nhớ, cháu có thể kèm các lớp nhỏ hơn cháu được, xin lỗi bà, cháu không dám quơ đũa cả nắm nhưng những người đang học Đại học hoặc tốt nghiệp Đại học rồi có khi họ không còn nhớ đến các môn học của các lớp nhỏ đâu trừ các Gíáo sư dạy chuyên nghiệp, cho nên cháu có thể khẳng định với bà là cháu có thể dạy kèm được - Hắn nói bằng giọng nói đầy tự tin.
Sau một lúc suy nghĩ, bà ta gật đầu và nói :
- Cậu nói vậy tôi nghe cũng có lý, như vậy đi, được rồi, tôi nhận cậu đến dạy kèm cho hai đứa con tôi, một đứa đang học lớp 10 một đứa lớp 8, vậy bắt đầu thứ hai tuần sau cậu đến dạy kèm cho tụi nó; Tui quyết định như vầy, cậu dạy tuần ba buổi thứ hai, tư, sáu, từ 6 giờ tới 8 giờ, lương tháng tôi trả đổ đồng hai đứa là 10.000 đồng một tháng, vậy cậu thấy sao; chưa dứt lời bà lại lên tiếng tiếp :
- Á mà tui nóí để cậu rõ nghen là dạy phải đúng giờ và không có được nghỉ ngang xương đó, nếu cậu đồng ý thì thứ hai tuấn sau bắt đầu
Lòng hắn bây giờ vừa mừng vừa lo, mừng vì hắn đã kiếm được chỗ làm nhưng hắn lo là một tháng chỉ có 10.000 đồng bạc làm sao đủ chi phí; tuy nhiên trong lòng hắn tự nhủ " thôi rán chịu" còn những ngày còn lại hắn sẽ cố gắng tìm thêm công việc khác nên hắn vội trả lời :
- Thưa bà, cháu xin nghe lời bà
- Như vậy được rồi; rồi bà lên giọng :
- Dì Hai đâu? ra mở cổng cho cẩu về
Hắn vội đứng lên
- Thưa bà cháu về
Rồi lững thững bước ra đường


Phần 2 :

Trong căn nhà nhỏ bên hông chợ Phú Nhuận, khi tên đàn em đưa hắn vào thì cuộc họp cũng vừa chấm dứt, ngồi quanh bên giường là 5 tên đàn em thân tín. Đại ca là một thanh niên khoảng 28 tuổi, tướng cao lớn, mặc dù còn đang bịnh nhưng nhìn phong độ anh rất đẹp trai, anh đang nằm trên giường và với giọng nói thật trầm ấm :
- Như vậy là xong, các chú còn thắc mắc gì không ???
- Thưa không Đại ca; cả năm cái miệng cùng lên tiếng
- OK, tốt, các chú cứ thế mà làm; giọng anh ra lệnh một cách dứt khoát và ngước nhìn hắn, anh đưa tay lên vẫy
- chú lại đây, sao đến trễ vậy ???
- Thưa Đại ca; hắn vội lên tiếng nhưng chưa dứt lời đã bị anh ngắt lời :
- Anh đã nói với chú bao nhiêu lần, anh là Đại ca tụi nó chứ không phải là chú, chú cứ gọi anh là anh, chú có hiểu không ?
- Thưa anh em hiểu !!!
- chú ngồi xuống đây
- Vâng, thưa anh; vừa trả lời hắn vửa ngồi xuống bên cạnh người thanh niên
Giọng anh vẫn đầm ấm :
- Dạo này chú ra sao? có cố gắng học hành không ?
- Thưa anh có ạ!
- Hôm nay chú có bận gì không ?
- Thưa anh không ạ!
- chú ở lại đây với anh nhé? và anh quay qua hỏi
- còn các chú xong rồi biến đi chứ ???
Năm thanh niên vội vàng trả lời :
- Dạ Dại ca; và lục tục kéo nhau ra cửa nhưng anh đã nói với theo :
- À Dũng nè !!!
- Thưa Đại ca, người thanh niên tên Dũng vội vàng quay lại đền bên giường
- Đại ca còn điều gì căn dặn ???
- chú cho đứa nào mang đến đấy một két bia và đồ ăn nhé
- Dạ Đại ca, Dũng trả lời và bước ra cửa

Bây giờ trong ngôi nhà chỉ còn anh và hắn, giọng anh vẫn hiền từ :
- chú có giận anh kh114

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2007

Bài Học Tuổi Thơ



Thằng con tôi 11 tuổi, học lớp sáu. Qua mùa thi chuyển cấp, nhân một buổi chiều cho con đi chơi mát, nó kể với tôi...

Đang hỏi nó về chuyện thi cử, nó chợt hỏi lại tôi:

- Ba! Có bao giờ thấy có một bài luận văn nào điểm 0 không ba? Con số 0 cô cho bự bằng quả trứng gà. Không phải cho bên lề, mà một vòng tròn giữa trang giấy. Thiệt đó ba. Chuyện ngay trong lớp của con, chứ không phải con nghe kể đâu.

Tôi chưa kịp hỏi, nó tiếp:

- Còn thua ba nữa đó, ba. Ít nhứt ba cũng được nửa điểm. Còn thằng bạn của con, con số không bự như quả trứng.

Thằng con tôi ngửa mặt cười, có lẽ nó thấy thú vị vì thời học trò của ba nó ít nhứt cũng hơn được một đứa. Số là cách đây vài năm, có một nhà xuất bản gởi đến các nhà văn nhà thơ quen biết trong cả nước một câu hỏi, tôi còn nhớ đại ý, nhà văn nhà thơ thời thơ ấu học văn như thế nào, nhà xuất bản in thành sách " Nhà văn học văn" . Đọc qua, nghe các nhà văn nhà thơ kể, tất nhiên là mỗi người có mỗi cuộc đời, mỗi người mỗi giọng văn, nhìn chung thì người nào, lúc còn đi học, cũng có khiếu văn, giỏi văn. Nếu không thì lấy gì làm cơ sở để sau này trở thành nhà văn? Rất lô-gích và rất là tự nhiên vậy. Duy chỉ có bài của tôi hơi khác, có gì như ngược lại. Tôi kể, hồi tôi học ở trường trung học Nguyễn Văn Tố (1948 - 1950), tôi là một học sinh trung bình, về môn văn không đến nỗi liệt vào loại kém, nhưng không có gì tỏ ra là người có khiếu văn chương. Và có một lần, bài luận văn của tôi chỉ được có một điểm trên hai mươi (1/20). Đó là kỷ niệm không quên trong đời học sinh của tôi, môn văn.

Khi con tôi đọc bài văn đó, con tôi hỏi:

- Sao bây giờ ba là nhà văn? Và bạn bè cũng hỏi như vậy. Tôi cũng đã tự lý giải về mình, và lời giải cũng đã in vào sách rồi, xin không nhắc lại.

Tôi hỏi con tôi:

- Luận văn cô cho khó lắm hay sao mà bạn con bị 0 điểm.

- Luận văn cô cho " Trò hãy tả buổi làm việc ban đêm của bố" .

- Con được mấy điểm?

- Con được sáu điểm.

- Con tả ba như thế nào?

- Thì ba làm việc làm sao thì con tả vậy.

- Mấy đứa khác, bạn của con?

Thằng con tôi như chợt nhớ, nó liến thoắng:

- A! Có một thằng ba nó không hề làm việc ban đêm mà nó cũng được sáu điểm đó ba.

- Đêm ba nó làm gì?

- Nó nói, đêm ba nó toàn đi nhậu.

- Nó tả ba nó đi nhậu à?

- Dạ không phải. Ba nó làm việc ban ngày nhưng khi nó tả thì nó tả ba nó làm việc ban đêm, ba hiểu chưa?

- Còn thằng bạn bị 0 điểm, nó tả như thế nào?

- Nó không tả không viết gì hết, nó nộp giấy trắng cho cô.

- Sao vậy?

- Hôm trả lại bài cho lớp, cô gọi nó lên, cô giận lắm, ba. Cô hét: " Sao trò không làm bài" . Nó cúi đầu làm thinh. Cô lại hét to hơn: " Hả?" . Nó cũng làm thinh. Tụi con ngồi dưới, đứa nào cũng run.

- Nó là học trò loại " cá biệt" à?

- Không phải đâu ba, học trò tiên tiến đó ba.

- Sao nữa? Nó trả lời cô giáo như thế nào?

Nó cứ làm thinh. Tức quá, cô mới quất cây thước xuống bàn cái chát: " Sao trò không làm bài?" Tới lúc đó nó mới nói: " Thưa cô, con không có ba" . Nghe nó nói, hai con mắt của cô con mở tròn như hai cái tô. Cô đứng sững như trời trồng vậy ba!

Tôi bỗng nhập vai là cô giáo. Tôi thấy mình ngã qụy xuống trước đứa học trò không có ba.

Sau đó cô và cả lớp mới được biết, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hy sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con...

Có người hỏi em: " Sao mày không tả ba của đứa khác" . Em không đáp, cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má.

Chuyện của đứa học trò bị bài văn 0 điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau. Em bị 0 điểm, nhưng với tôi, người viết văn là một bài học, bài học trung thực. Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt.

Giữa những dòng chữ bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trắng trung thực trên bàn viết.
170