This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2007

Anh, tôi và máy tính



Ngày hẹn gặp nhau, trời không nắng cũng không mưa. Tôi đến sớm nên nhìn thấy anh trước. Tôi nhắm mắt lại rồi mở mắt ra, hy vọng chỉ là ảo giác...

Ngày mới quen nhau, tôi đã nửa đùa nửa thật: "Anh giống hệt chiếc máy vi tính. Ðầu là CPU, gương mặt là màn hình, cái miệng là bàn phím, còn trái tim là con chuột". Anh gí ngón tay vào trán tôi, cười to: "Em chỉ khéo tưởng tượng, làm sao giống được, bởi anh biết yêu em. Anh chỉ giống máy vi tính ở chỗ biết xử lý rất nhanh mọi tình huống". Ðến lượt tôi phì cười nhớ lại buổi đầu gặp anh, với một kiểu tỏ tình quái lạ chẳng giống ai.

Hôm ấy, mới nộp đơn xin việc xong, vừa hồi hộp vừa lo, tôi ghé một quán nước gần trường cũ, gọi ly cà phê uống trấn tĩnh. Ðang ngồi thẫn thờ, tôi cảm thấy nong nóng sau gáy, quay lại thì bắt gặp một ánh mắt. Chúng tôi nhìn nhau thật lâu, nửa như muốn thi gan, nửa như trêu đùa. Anh đột ngột đứng phắt dậy, tiến đến bàn tôi rồi nói một mạch: "Anh là Minh, kỹ sư tin học. Anh muốn biết tên và địa chỉ của em!". Lúc ấy, như bị thôi miên, tôi ngoan ngoãn xé vội mảnh giấy, ghi tên và số điện thoại rồi đưa cho anh.

Tối đó, anh gọi điện đến thật. Nói chuyện với nhau gần hai tiếng đồng hồ, "nấu cháo điện thoại" như tôi hay nói đùa. Ba ngày sau, anh xuất hiện trước cửa nhà tôi, tay ôm một bó hoa hồng...

Bạn bè khen: "Chúng mày đẹp đôi!" và trầm trồ về mối tình lãng mạn, tưởng chỉ có trong phim hay tiểu thuyết. Chẳng ai biết rằng, tôi và anh khác nhau như nước với lửa, như mặt trăng với mặt trời. Anh trầm ngâm ít nói, tôi liến thoắng luôn miệng. Anh có thể ngồi suốt ngày bên cạnh chiếc máy vi tính, cũng như tôi ngồi suốt ngày với mấy quyển sách.

Có khi, mấy tuần liền, tôi không thấy mặt anh. Những lời thăm hỏi qua điện thoại, lúc đầu làm tôi vui vui, nhưng sau đó làm tôi thấy tủi thân. Sau nữa là buồn, trống vắng và cuối cùng là cảm giác bực bội, chán nản.

Có lần, tôi trách anh chỉ biết sống hết mình cho công việc mà không biết hết mình cho tình yêu. Cho là tôi ích kỷ, anh bảo: "Ghen tị với con người chứ ai lại ghen tị với máy vi tính". Gặp nhau, anh tiếp tục say sưa nói toàn chuyện tin học, kể về những người bạn mới quen được trên mạng. Tôi tập thói quen im lặng bên anh, nghĩ ngợi chuyện văn chương. Ðôi khi tôi cũng tự hỏi, phải chăng đó là người mình yêu.

Chúng tôi chia tay nhau, sau một lần tôi ốm nặng. Cô bạn thân đến tìm anh báo tin, anh vẫn dán mắt vào màn hình máy tính. Ðúng ba hôm sau, anh mới đến bệnh viện với nụ cười hối lỗi vụng về.

Ngày chia tay nhau trời không nắng, không mưa, chẳng có mây đen mù mịt, mà cũng chẳng có giông tố đầy trời... Tóm lại là không lãng mạn chút nào.

Thỉnh thoảng, anh khuấy động tôi bằng những tiếng chuông điện thoại. Lần nào cũng vậy, nhận ra giọng anh, tôi lặng lẽ gác máy. Bạn bè bảo: "Mày bướng bỉnh, cố chấp quá". Tôi lắc đầu, cười mà ứa nước mắt.

Tôi cắt tóc ngắn, trở lại thói quen ngồi quán cà phê một mình, dạo phố lang thang một mình, thức khuya hơn, nhưng đọc sách ít hơn và bắt đầu tin là có số phận.

Bạn bè giới thiệu liền mấy chàng để tôi làm quen, nhưng không ai... giống anh cả. Nga, cô bạn thân đến kéo tôi ra khỏi trạng thái "trầm uất" bằng cách rủ tôi đi học thêm tin học. Tôi đồng ý vì muốn biết nhiều hơn về thế giới của anh, thế giới đã biến anh trở nên y hệt một chiếc computer lạnh lùng, không hồn.

Ðến lượt tôi suốt ngày ngồi bên máy vi tính. Tôi vào mạng Internet, tìm thêm những thông tin cho nghề nghiệp. Và rồi tôi cũng thấy thinh thích chuyện gẫu với những người bạn không biết mặt.

Ðang lúc tôi bắt đầu tin trong ký ức con người có phím delete như máy vi tính, thì một người khác xuất hiện. Chúng tôi quen nhau qua mạng Internet. Lúc đầu, tôi bị ấn tượng bởi cái tên rất lạ: Downcome, thế là tán gẫu thử. Trò chuyện mấy lần mới biết anh chàng cũng là một kỹ sư tin học. "Downcome nghĩa là thất bại, sao anh lại chọn tên ấy?" "Bởi vì tôi thích và vì tôi cũng đã từng thất bại. Còn em sao lại chọn tên Soundless". "Vì hồi trước nói nhiều quá, nên bây giờ muốn im lặng" "Chúng ta có thể là bạn được không?".

Tôi thở hắt ra, cảm thấy thời gian dường như trôi ngược lại, bất chấp các định luật vật lý. Tôi trả lời: "yes, sir".

Hầu như ngày nào chúng tôi cũng vào mạng trò chuyện với nhau. Lũ bạn ngạc nhiên: "Mày điên rồi, tìm quên hả?". "ừ thì điên, mà có lẽ cũng sắp quên được rồi". Tôi mạnh miệng, nhưng lại giật mình tự hỏi, quên một con người nhanh chóng không biết là điều tốt hay điều xấu.

Downcome bảo: "Nói chuyện với Soundless thật vui. Soundless làm tôi vừa nhớ lại vừa quên một người". "Tôi cũng có cảm giác giống y như vậy". "Nếu ngày xưa tôi được gặp Soundless thì có lẽ tôi không thành Downcome". "Vì không gặp Downcome nên tôi mới thành Soundless". "Vậy thì cho xin địa chỉ nhà nhé!".

Tôi chợt rùng mình: "Không, không, chuyện gẫu là đủ, biết nhiều không khéo lại khổ nhiều". "Sao bi quan thế!". "Ðó mới là lạc quan". "Ðừng bắt chước Hămlet suy tư gặp gỡ hay không gặp gỡ, mà phải bắt chước Juliet hỏi Romeo ai đưa lối cho chàng đến đây".

Tôi tập làm Hămlet, suy tư mất mấy ngày liền. Chuông điện thoại lại reo, lần này tôi ngồi im, đếm được mười ba tiếng thì nó im bặt, bỗng thấy nhẹ lòng.

Mấy ngày sau, Downcome lại rủ gặp nhau. Tôi vẫn phân vân: "Gặp nhau biết đâu thêm buồn". "Thì hai người buồn cùng đi tìm một niềm vui". "Triết lý hơi bị xoàng". "Nghề nghiệp có dính đến văn chương phải không?". Tôi chợt run: "Sao anh biết" "Ðã từng có một người bạn gái có lẽ cũng giống như Soundless". "Không giữ được à?". "Tuột khỏi tay mất rồi". "Cảm giác thế nào?". "Tiếc và buồn. Nhưng đừng nói nữa, để gặp nhau nói nhiều hơn".

Tôi tò mò: "ừ thì gặp. Cà phê Văn khoa nhé!". "Có cần ám hiệu gì không? Tôi mặc quần xanh, áo đỏ, đội nón trắng, xách cặp đen...". Tôi cười phá lên trước máy vi tính: "Nên mặc đồ đen như Hămlet". "Nói chuyện nghiêm chỉnh đi, làm sao để nhận ra Soundless?". "Tóc ngắn, mắt to, miệng rộng, mũi hếch, quần jean, áo xanh". "Còn tôi cũng tóc ngắn, mắt vừa vừa, miệng rộng, mũi không hếch, quần Jeans, áo sọc xanh. à này, tôi nói một điều rất quan trọng, rất thật lòng: Tôi yêu em".

Tôi mở to mắt nhìn dòng chữ trên màn hình, thấy nhói tim. Sao trên đời này có những người giống nhau đến thế.

Ngày hẹn gặp nhau trời lại không nắng cũng không mưa. Tôi đến sớm nên nhìn thấy anh trước. Tôi nhắm mắt lại rồi mở mắt ra, hy vọng chỉ là ảo giác, rằng Downcome và anh Minh ngày xưa của tôi không thể cùng là một người. Anh tháo kính, đưa tay dụi mắt, rồi đeo kính vào và quả quyết tiến đến bàn tôi ngồi. Chúng tôi im lặng, nhìn nhau rất lâu rồi cùng cười phá lên.

Bây giờ tôi và anh nói chuyện v142

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2007

Bán thân



1. Hắn vốn là người siêng năng, nhưng số phận hắn - như người ta hay nói - đen như mõm chó. Nợ nần lút đầu. Thân thể hắn gầy nhom, nước da xanh mét, mắt lờ đờ. Bộ mặt lúc thì cau có, gắt gỏng, lúc thì im ỉm như đưa đám, trông bệ rạc chẳng khác cái nhà của hắn - nếu có thể gọi là “nhà” bởi vẻ lụp xụp tối tăm, ẩm thấp của nó.
Bữa nọ, đi đâu về trông hắn tươi tỉnh hẳn. Vợ hắn thấy lo, bởi khi nào trông hắn vui vẻ là sắp có "chuyện lớn", ít nhất cũng là đi khất nợ hoặc mượn nợ để mua rượu đổ vào mồm hắn.
Thế nhưng sự việc lại ngoài dự đoán. Hắn nói với vợ: “Nếu cảnh này cứ tiếp tục, cả nhà mình cũng sẽ chết thôi. Tao nghĩ, cách hay hơn hết, mẹ mày nên cho thuê cái thân mẹ mày đi!”, “Gì? Bán cái xác của tôi à?”. Người vợ đang cho đứa con trai mới lên 3 tuổi ngậm vú thảng thốt nói với giọng run rẩy. Căn chòi tranh im lặng hoàn toàn. Sau khi đã thở ra một hơi dài thật nặng nề, người đàn ông nói tiếp: "Hôm qua tao gặp bà Lưu. Bà ấy bảo, có lão Triệu đã ngoài lục tuần rồi mà chưa có con. Ông ấy muốn mua thêm một tì thiếp, nhưng mụ vợ không chịu. Mụ vợ chỉ bằng lòng cho lão ấy thuê một nàng hầu trong vòng vài ba năm thôi. Lão đã nhờ tìm cho một người đàn bà khoảng ngoài 30, đã qua sinh nở đôi lần, nhưng phải thành thực và siêng năng làm việc, nhất là phải biết phục tùng, lễ phép với bà vợ cả. Họ sẽ trả năm trăm lượng. Nếu trong thời gian đó đẻ được cho họ một đứa con trai thì họ sẽ tăng gấp đôi số tiền. Tao thấy vợ mày được lắm. Mày tính sao? Ôi, một ngàn lượng bạc! Cả gia tài đấy mẹ mày ạ. Có nó nhà mình sẽ đổi đời. Tao đã nhận lời bà Lưu rồi. Mẹ mày chịu thiệt vậy!".
Người đàn bà nghe chồng kể nín thinh chẳng nói lời nào. Tâm trí của chị như bị tê tiệt. Chị đau đớn hỏi chồng: “Tại sao không cho tôi biết trước?", “Cần gì, mẹ mày nghĩ coi, nếu không cho thuê mẹ mày đi, cả nhà này chỉ còn chờ chết đói. Giờ chỉ còn chờ ký tên vào giấy giao kèo thôi. Mà mẹ mày sao vậy, tao là chồng mà còn chịu được, mẹ mày có gì mà sợ !", "Trời ơi, sao tôi khổ thế này. Cha mày có nghĩ gì đến thằng cu Chít nhà này không? Nó mới lên 3 tuổi. Không có mẹ nó sống sao được?". Cu Chít là tên thằng bé trai mà chị đang ẵm trong lòng - nó là đứa con trai duy nhất của chị.
"Trời ơi, số phận tôi sao mà cay đắng thế này!?". Đột nhiên chị rên lên khiến thằng cu Chít ngạc nhiên nhả vú ra và kêu: "Mẹ! Mẹ!"...


2. Đêm trước ngày phải rời chồng con, chị ngồi im một mình trong một góc nhà. Chiếc đèn dầu leo lét treo trên bếp, tỏa một đốm ánh sáng yếu ớt như con đom đóm. Chị ẵm thằng cu Chít trong lòng và cúi gục đầu trên tóc của nó. Trong lúc ấy đầu óc của chị phiêu diêu tận đâu đâu. Nhưng hơi thở của đứa trẻ đã kéo chị về với thực tại. Chị khẽ gọi tên con một cách trìu mến: “Cu Chít của mẹ ơi, mai mẹ phải đi xa rồi con!".
Thằng nhỏ ậm ừ không trả lời, chỉ cố rúc đầu vào sâu trong ngực mẹ. Dường như nó chẳng hiểu gì lời mẹ nó vừa than thở. “Mẹ đi lâu lắm. Mẹ đi mãi 3 năm sau mẹ mới trở về con ạ!”. Chị vừa nói với con vừa gạt nước mắt. Thằng bé ậm ừ có vẻ không bằng lòng, rồi lại gục đầu vào ngậm vú mẹ. Chị cố nuốt nước mắt dặn dò tiếp: "Con phải ở nhà với cha. Cha sẽ lo cho con. Cha sẽ ngủ với con và đưa con đi chơi. Con phải ngoan ngoãn nghe lời cha...". "Cha đánh con!” - thằng bé làu bàu. "Cha sẽ không đánh con nữa đâu” - chị dỗ dành con. Nhưng mắt chị không rời cái sẹo nhỏ còn in rõ nét bên má phải của đứa bé. Đó là dấu vết của trận đòn mà chồng chị đánh con khi đang say rượu.
Chị còn muốn nói với con nhiều hơn nữa, nhưng chồng chị đã đẩy cửa bước vào. Hắn ta đi thẳng đến chỗ chị ngồi,
thảy ra bọc giấy nhỏ và nói: "Tao đã nhận được một nửa số tiền rồi. Số còn lại người ta sẽ trả nốt khi mẹ mày đến nơi. Thôi, cứ yên tâm, việc nhà đã có tao lo”. Không khí im lặng hoàn toàn.


3. Vừa bước vào nhà mới, chị biết cuộc đời của chị kể từ nay sẽ không phải đói rét nữa, ít nhất cũng được vài năm. Nhà cửa và ngay cả người đàn ông đã thuê chị về làm tì thiếp cũng đều hơn hẳn những gì chị vừa bỏ đi. Ông Triệu rõ ra là một người đàn ông đàng hoàng, nói năng từ tốn, khoan thai. Còn bà vợ thì cũng tỏ ra là một người đàn bà không đến nỗi độc ác lắm. Ngay buổi đầu tiên bà đã đem kể hết chuyện gia đình của bà cho chị nghe. Bà kể chuyện từ ngày hai vợ chồng mới lấy nhau, từ cái đám cưới linh đình, trọng thể cho đến nay đã 30 năm... cho chị nghe.
15 năm về trước, bà ta đã cho ông một đứa con trai rất kháu khỉnh dễ thương, nhưng chẳng may khi đứa trẻ mới đầy năm thì nó chết. Kể từ ngày đó, bà không còn sinh nở gì nữa. Chính vì vậy bà rất lo sợ. Bà sợ ông sẽ cưới vợ khác
để có con nối dõi tông đường. Mãi đến thời gian gần đây ông vẫn không tỏ ý muốn lấy vợ khác. Có thể ông còn yêu bà hay là thế nào thì bà cũng không biết rõ. Nhưng có điều chắc chắn là ông rất nóng lòng sớm được có con. Bởi thế bà phải lo tìm người sinh con đẻ cái, nối dõi tông đường cho ông và làm cho ông vui lòng không nghĩ đến chuyện lấy vợ khác...
Chị nghe bà vợ cả kể chuyện thì cũng cảm thấy vui vui trong lòng, vì dù sao mình cũng đang đóng một vai trò cần thiết trong cái gia đình này. Cuối cùng, bà vợ cả nói toạc ngay ước vọng của bà với chị, khiến chị không khỏi đỏ mặt ngượng ngùng: "Dù sao cô cũng đã sinh nở vài lần rồi, chắc chắn là cô kinh nghiệm về đường sinh nở hơn tôi”. Nói xong câu ấy bà ta bỏ đi chỗ khác.
Đêm hôm đó ông chủ nhà cũng kể nhiều chuyện về gia đình cho chị nghe. Chị ngồi bên cái rương gỗ sơn đỏ dành riêng cho chị đựng đồ đạc, một vật mà trong đời chị từ nhỏ đến lớn chưa từng dám một lần mơ ước đến. Chị đã mở to đôi mắt để nhìn cho rõ, để ngắm nghía cho thỏa lòng ưa thích cái vật quý báu ấy. Ông chủ nhà đến ngồi bên chị và hỏi: “Cô tên gì?”. Chị bẽn lẽn ngượng ngùng, lắp bắp trả lời không rõ ràng và đứng lên đi về phía chiếc giường. Ông ta cũng bước theo và vừa cười vừa hỏi: "Cô ngượng ngùng à? Hay là cô cứ xem tôi như chồng cô!". Giọng nói của ông dịu dàng và ông ta kéo chị vào lòng: “Cô cũng đừng buồn. Tôi... tôi...”. Ông ta đã không nói thêm, bỏ lửng câu nói, tủm tỉm cười và bắt đầu cởi quần áo... Ngay lúc ấy chị nghe bên ngoài có tiếng bà chủ nhà đang lớn tiếng chửi mắng một người nào đó...". Lại đây cô, mình đi ngủ!" nằm sẵn trên giường ông chủ gọi chị đến.


4. Nửa năm sau, chị c179