This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2008

Ảo Ðăng



Mỗi lần vào nghĩa trang, tôi sờ tay lên phiến huyền thạch mát lạnh, rồi ngó bâng quơ cây thập tự bằng đồng đỏ ối vươn cao. Chín ngày sau đám tang, phần mộ xây xong, tôi trở vào đó nhìn chăm bẳm tấm bia. Chỉ là cái tên sao đủ cho tôi khép chặt mắt lại mà vẫn thấy khuôn mặt mình rõ ràng là bản sao trung thực của người mang nó. Cũng cặp mắt lệch, một con đuôi dài khem khép, con kia cùn cụt lồi ra chắc để cố giữ quân bình thị độ. Vành lông mày rậm đánh lên thẳng thừng vô cớ, còn hai cánh tai càng ngày càng cố tình xòe ra như cặp loa hẳn để nghe cho rõ tiếng đời sống thất thanh kêu rú ngoài thế giới âm u này. Thường, tôi đứng dậy ra về trước khi những cây dẻ tàn rậm sẵn sàng ôm trùm các ngôi mộ, xoá sạch hết lối đi.

Không gian mỗi ngày một kín mít, đêm đổ chẳng ngại ngần, tôi nằm vật xuống chiếc giường rộng thênh, đầu óc rỗng. Về đến căn nhà từ khi trời nhập nhoạng cho đến lúc đồng hồ treo tường vượt qua một ngày khác, tôi thường chẳng nhớ mình làm những gì trong khoảng thời gian ấy. Chui vào phòng tắm xịt nước ào ào rồi tròng cái T-shirt thùng thình lê vào bếp, lôi ra mẩu bánh mì từ cái bao vải, xẻ một miếng phó mách, rót một ly rượu vang. Ði qua đi lại, nhai và nuốt. Không mấy lần tôi chịu khó ngồi ở chiếc bàn con để chậm rãi thưởng thức bữa tiệc bánh mì, phó mách và rượu ấy. Ăn cho xong và tắm cũng cho xong. Trong gian nhà hai phòng hơn ba mươi mét vuông, tôi lẩn quẩn, cuối cùng ném xuống giường tấm thân vô tội.

Cứ thế, tôi nhập vào bóng tối, trong khi ngoài cánh cửa sổ đã đóng chặt có sẵn ngọn đèn đứng khẳng khiu bên bờ kinh vẫn vắt lên tới tầng lầu này một thứ ánh sáng vàng lãng. Nước dưới ấy chảy âm thầm, bải hoải vì tên thiết kế con kinh nhân tạo luồn giữa hai dãy nhà đã quên đặt vài hòn đá, đôi khúc cây trong lòng hay bên bờ để thay đổi chuyển động của dòng nước. Tuy thế những bụi hoa mận tiá và mấy cây liễu dáng chừng thoả mãn, soi bóng lung linh trên mặt lục. Còn tôi, chẳng mấy khi có nhu cầu ra đứng ở lan can nhìn xuống, chộp lấy chút sắc xanh sóng sánh hay ngửi hơi gió thoảng. Dọn về đây đầu đông, cho đến cuối hè là gần một trăm đêm tối nằm ngang sổ dọc trên mặt nệm. Hai chân quấn quíu vào nhau, một bàn tay vuốt ve cuống cổ, tay còn lại luồn dưới vải áo mân mê, tôi truồi dần vào những cơn mơ cho đến bốn giờ mười lăm phút sáng. Hôm nào cũng thế, giờ ấy tôi bị lôi ra khỏi giấc mộng thật đột ngột bởi tiếng nước kéo ào xoáy khọt vào tai bên kia vách. Những ngày đầu bực bội, tôi định đập vô tường hét vọng qua : Ðợi tới sáng giật nước cũng chẳng hôi hám gì. Nhưng cuối cùng, sự lười biếng lê chân khỏi giường cho tôi đủ bình tĩnh để nghĩ lại : Thà bị đánh thức còn hơn tiếp tục cơn mơ đuổi bắt mệt nhoài những hình nhân không mặt mũi, hay nghẹt thở bò rạp giữa thảm cỏ ẩm ướt tối, chúi mắt đánh vần từng tên người trên những phiến bia.

Ðến hôm nhìn rõ ra người hàng xóm, không những tôi chẳng còn giận dữ mà đêm đêm nếu bất chợt tỉnh mộng trước bốn giờ mười lăm tôi nằm đợi rồi mỉm cười với tiếng nước ban đầu sè sè xong nhỏ lại, ngập ngừng. Người đàn bà đi tiểu đêm đúng giờ đúng khắc ấy mang khuôn mặt Á Châu đằm thắm. Mấy nếp gấp của tuổi sáu mươi nơi khóe mắt nhếch lên cùng với mép cười có chút gì tinh quái mà tôi chỉ nhận ra độ sau này, từ một hôm bà đến ngồi gần cửa sổ trông ra ngoài hành lang là lối vào chung cho mấy căn nhà cùng xoay về một hướng. Chiếc phong linh reo vui khi bà ấy mở cửa bước hẳn ra ngoài, vài ba câu rồi bà rủ tôi vào nhà. Hai căn cùng một diện tích nhưng bên tôi trống trải lạnh lẽo bao nhiêu thì đầy đặc và ấm áp vô cùng trong không gian người đàn bà ấy. Tranh ảnh, cây xanh, lồng chim, dây giăng ngang trần treo lủng lẳng những quả chuông, đèn lồng. Mùi nhang trầm phảng phất với một thứ hương nồng nả. Bà chỉ cây hoa cánh dài trắng muốt bảo đó là hoa ngọc lan nhiệt đới, rồi ngắt một bông cài lên mái tóc rối bù của tôi. Những ngón tay đều đặn, hồng và mềm lạ lùng của một người quá tuổi. Thân mật kéo sợi tóc ra khỏi vành tai cho tôi, bà vuốt sổ xuống nhẹ nhàng :

- Ðể thế này thì hơn.

Lần đầu tiên tim tôi không nhói lên trước một câu nói động chạm xa gần tới khuôn mặt mà lâu rồi vì nó, tôi đập vỡ những chiếc gương.

***

Hôm bà vẫy sang, tặng chiếc lồng có cặp chim mỏ đỏ lông vàng cũng là lần đầu tiên tôi đứng lâu ở chiếc ban công nhà bà sát cạnh của tôi. Trời bây giờ mau tối, ánh tím chiếu trên mặt nước con kinh lềnh dềnh lá liễu thon cong rụng trở mùa. Ngửng mắt sang khu nhà đối diện, bất chợt tôi bắt gặp những chiếc đèn lồng vừa nháy lên trên đầu một chậu cây bách diệp. Quay lại tôi hỏi :

- Bên kia hẳn nhà người Á Châu, họ cũng có mấy cái đèn giống y.

Người đàn bà đang rót nước vào bình trà dưới cửa sổ ngó ra :

- Không, tên ấy chắc người Ý.

- Sao lại chắc ?

Bà ta chép miệng :

- Ðoán thế, giống mấy thằng tài tử xi-nê, với lại bọn Ý khoái ảo thuật.

Tôi cười trước sự suy diễn dễ dàng :

- Bà thấy hắn làm ảo thuật à ?

Người đàn bà chặn ngay :

- Tại cô cứ nằm im ỉm trong nhà nên chẳng thấy hắn tập dượt. Xem đã lắm.

Tự nhiên tôi tò mò :

- Thế hắn có trình diễn trên truyền hình không ? Tên gì ?

Bưng khay trà đặt trên chiếc bàn con, bà chậm rãi chuốc nước từ cái chung sành xanh biếc nhỏ xíu này sang cái chung kia, cơ hồ chẳng nghe câu hỏi. Ðầu những ngón tay cắt gọn, hơi vuông vức nhưng chúng cân xứng với khuôn mặt và cả con người tầm thước của bà ta. Tôi chăm chú nhìn, quên bẵng điều mình muốn biết, cho tới lúc bất ngờ bà thản nhiên nói tiếp :

- Tài tử thôi. Hắn có việc làm nhất định, đi sớm về muộn hơn cô.

Ðêm đó mắt trâng tráo, cơn mơ lọt ra ngoài. Bàn tay vẫn luồn trong chiếc áo ngủ rộng thênh, xoa xoa mảnh bụng nhộn nhạo. Hai con chim sùng sục, khi gù gù lúc dãy phành phạch. Bóng đen đặc quánh. Chẳng thấy chúng làm gì nhưng tôi tưởng tượng những cánh lông xù lên, rồi bị dứt khỏi da bay loạn mù trong chiếc lồng, mỗi cuống lông mang một giọt máu nhểu hoài không cạn. Mãi gần sáng tôi thiếp đi trong đốm sáng lúc tròn xoe ấm áp của đèn lồng, lúc xanh lạnh như sao trời hun hút.

Sáng trở dậy tôi đem chiếc lồng treo ngoài ban công. Hai con chim suốt đêm trong bóng tối đang cú rú vào nhau thảm hại, mỏ quẹt quẹt, đuôi cà cà. Khi ngửi ra hơi sương sớm bốc từ mặt kinh chúng ngóc đầu rồi hớn hở bay lên đánh đu trên thanh tre cao nhất. Chiều đi làm về tôi ghé mua chậu cây, những bông hoa đỏ li ti làm sáng mắt cặp chim, chúng nhảy nhót kêu riu ríu, đến nỗi bà ta bên kia cất tiếng :

- Chao, làm gì bắt loạn.

Tối lại tôi bỏ giường mở cửa ngó sang c143

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2008

Bao Giờ Cho Ðến Bốn Năm Sau ?



Lần cuối cùng bạn tự động bắt chuyện với ông giáo sư gì thường lách vội qua cái ngõ bị bạn khuỳnh tay đứng chắn là bao giờ nhỉ ? Bạn thuộc giới vô công rồi nghề, ông ấy thuộc giới vô tích sự, chẳng bên nào hơn bên nào, nhưng ông ấy kém bạn ở cái khuỳnh tay đứng ngõ. Việc gì phải hạ cố bắt chuyện. Lần cuối cùng bạn thấy bọn trí thức cũng đáng hưởng chút tình hàng xóm, thậm chí bạn ngầm thừa nhận cái địa vị và học thức của ông giáo sư gì, là bao giờ nhỉ ? Hình như là đúng bốn năm trước, vào mùa World Cup bóng đá. Nhà văn Uruguay Eduardo Galeano, tác giả cuốn kinh thánh bóng đá Quả bóng hình tròn, cho rằng thượng đế và bóng đá giống nhau ở chỗ : dân chúng càng kính ngưỡng thì kẻ trí thức càng hoài nghi. Tôn giáo và bóng đá đều là thuốc phiện cho nhân dân. Thượng đế đã chết thật, hay thượng đế lại đầu thai vào quả bóng ? Pelé vĩ đại đã nói rồi, may mà có bóng đá, nếu không thì nước Brazil chúng tôi chắc phải làm cách mạng. Nhà văn Tây Ban Nha Javier Marias, cổ động viên chung thuỷ của Real Madrid thì cho biết, hai mươi năm trước không một trí thức Tây Ban Nha nào dám công khai ngưỡng mộ bóng đá, bây giờ muốn lên a-văng-gác lại phải rành đá banh. Thuốc phiện cho nhân dân hay viagra cho ám ảnh bất lực của kẻ sĩ trong kỉ nguyên huy hoàng của văn hoá đại chúng ?


Những chuyện ấy chẳng quan hệ đến bạn và ông giáo sư gì. Vào mùa bóng đá, ông ấy hết vô tích sự và bạn hết vô công rồi nghề. Ông ấy thuộc tên các câu lạc bộ, cầu thủ, huấn luyện viên và trọng tài hơn bạn nhiều, toàn tên nước ngoài, bạn làm sao nhớ nổi ? Ông ấy phân tích luật chơi đâu vào đấy, dùng từ chuyên môn chuẩn xác, nhờ vậy mà bạn biết cái vị trí offside là " việt vị ", trước đây bạn toàn nghe đám thất học gọi bừa là " liệt vị ". Việt là vuợt, như tên nước mình, ông ấy giải thích và bạn gật gù. Nước mình chả biết vượt đi đâu, nhưng nghe cũng khoái hơn một cái tên vô nghĩa. Bù lại, nhờ bạn mà ngôn ngữ bóng đá của ông ấy ác chiến hơn, cũng " bóng nóng ", " bóng nguội ", " tanh ", " máu ", " xích lô chỏng càng ", " ngả bàn đèn ", " nhả ", " ngoáy ", " găm ", " mồi ", " bốc "," lí nhí củ lạc ", " nấu cháo sườn "," chuối ", " siêu chuối "... Ông ấy bình luận rất chí lí về phong cách chơi tức phong cách tồn tại của từng dân tộc, nhờ vậy mà bạn biết chuyển từ ngưỡng mộ sang khinh bỉ cái tinh thần duy lí, thực dụng, phi nghệ thuật, thiếu hào hoa của bóng đá và chủ nghĩa Ðức. Bọn Ý cũng không khá hơn. Chúng nó cùng một duộc phát xít là phải. Tất nhiên nếu chạy đủ tiền, bạn sẽ cho thằng con lớn đang chờ chiếm cái chỗ khuỳnh tay đứng ngõ của bạn sang Ðức tị nạn chứ không sang Brazil. Bóng đá là cả cuộc đời, nhưng cả cuộc đời lại không chỉ là bóng đá, chính ông giáo sư gì đó triết lí như thế. Năm nay ông ấy cũng gửi con đi Pháp du học chứ không đi Senegal. Nhờ một trò chơi chẳng made gì in Việt Nam mà trí thức Việt bốn năm một lần xứng đáng là thành phần phát ngôn của dân tộc, là thày và bạn của nhân dân.


Còn bạn, lần cuối cùng đồng chí công an khu vực ghé qua quán cà phê có bán thuốc lắc (1) của bạn, không phải để phạt mấy chiếc ghế nhựa chiếm hè đường trái phép, là bao giờ nhỉ ? Bạn thuộc giới nhảy rào pháp luật từ phía bên này, đồng chí ấy thuộc giới nhảy rào pháp luật từ phía bên kia. Rồi cũng tập kết ở cùng một điểm mà thôi, nhưng gặp nhau ở quán cà phê của bạn thì không sướng. Lần cuối cùng đồng chí ấy thoải mái tụt giày, ngồi xổm trên một trong những chiếc ghế nhựa phạm pháp ấy và bạn ngừng tay san bịch thuốc lắc thành từng gói nhỏ xanh đỏ vui mắt, hai bên say sưa nói về một sự kiện không xảy ra trong khu phố, không xảy ra trong quán cà phê, là bao giờ nhỉ ? Hình như là đúng bốn năm truớc, vào mùa World Cup bóng đá. Sự kiện quân đầu gấu Ðức đánh trọng thương một cảnh sát Pháp. Việt Nam mà đăng cai mông-đi-an thì cảnh sát mình cho đầu gấu quốc tế biết thế nào là lễ độ. " Chuồng cọp " còn để trống nhiều, cho thuê không được mấy. Năm nay là một đồng chí khác, công an khu vực thuộc quận Hoàn Kiếm của bạn đảo như rang lạc, như cầu thủ chuyển câu lạc bộ, như Bora Milu chuyển đội tuyển quốc gia. Ðồng chí năm nay căm thù mười một thằng điên Hàn Quốc và băng trọng tài mafia. Mười một thằng điên, mỗi thằng nửa triệu đô la chờ ở chung kết, mua mấy tiếng còi chẳng được. Việt Nam mà đăng cai mông-đi-an thì quân hối lộ khóc thét. Nhờ một trò chơi chẳng made gì in Việt Nam mà toàn dân Việt bốn năm một lần chuộng pháp luật và tẩy chay tham nhũng.


Còn bạn, lần cuối cùng bạn quên phắt rằng, gã đàn ông ngồi cạnh đang cắn móng tay và năm phút nữa sẽ tan như giẻ rách theo đội Anh thực ra là thủ trưởng cơ quan bạn, là bao giờ nhỉ ? Hình như là đúng bốn năm trước, vào mùa World Cup bóng đá. Mùa hè. Còn lâu mới Tết. Còn lâu bạn mới phải rụt rè giao lưu chai rượu Tây, tức vừa xinh tháng lương thứ mười ba, vào tay vợ thủ trưởng và phấp phỏng lo rượu rởm. Mắt mụ ấy như mắt cú, nhìn xuyên Johnny Ðen (2). Bây giờ gã ấy ngồi cạnh bạn, nốc rượu đế bằng cái chén bẩn. Kiến thức bóng đá của gã mỏng như áo em, bạn nói gì gã cũng gật. Gã thua cá là phải. Bạn sẽ giành lại nhiều tháng lương thứ mười ba từ tay gã, giấu mắt cú của vợ. Còn lâu, ít nhất là xong trận chung kết, bạn mới phải trở lại bàn giấy cơ quan, gã nói gì bạn cũng gật. Năm nay bạn cá lớn cho đội Thổ vào bán kết. Thủ trưởng cơ quan bạn, thằng ngốc, thằng nịnh Tây, thằng nô lệ cho thực dân, cắm nguyên con Daewoo mới chạy rốt-đa vào Pháp. Bóng đá tái thiết lập công bằng xã hội, mà xã hội Việt chẳng tốn một khẩu hiệu nào. Của người phúc ta, kì diệu là như vậy.


Còn bạn, lần cuối cùng vợ chồng bạn thức trắng, không để cãi nhau, không để lo mẻ xôi sáng mai thử bán, không để tâm sự chuyện nặng bên nội nhẹ bên ngoại, không để xem phim sex dày, không để làm tình muộn, là bao giờ nhỉ ? Hình như là đúng bốn năm trước, vào mùa World Cup bóng đá. Cô ấy mê chàng Beckham bô trai có cái miệng cực kì duyên dáng, đồng thời mê Klinsmann mắt xanh tóc vàng. Toàn những thằng Tây giỏi trai, trẻ hơn bạn, giàu hơn bạn hàng chục triệu lần, nổi tiếng hơn toàn đàn ông nước Việt gộp lại. Bạn ngạc nhiên thấy mình không ghen. Bạn còn ôm vai vợ an ủi khi Beckham ăn thẻ đỏ và chuốc ruợu vợ tiễn Klinsmann theo đội Ðức về vườn. Năm nay tóc các cầu thủ Nhật và Hàn cũng vàng, thay cho Klinsmann mà nàng đã quên. Beckham còn quyến rũ hơn. Thằng Raul trông cũng kháu. Nhưng vợ bạn đã chuyển điểm ngắm sang Oliver Kahn sát khí dữ dằn. Nàng vẫn yêu bóng đá như bao giờ, yêu cái thế giới toàn đàn ông, trợn mắt, nhe răng, nhổ nước bọt, yêu cả những cú thượng cẳng chân hạ cẳng tay đầy nam tính, đầy tinh thần chiến
tranh. Chiến tranh thật, nếu không thì mười một thằng điên Hàn Quốc chẳng được miễn nghĩa vụ quân sự. Và bạn thấy mình là một phần của cái tình yêu ấy. Bóng đá tái thiết lập bảng phân vai nam nữ như buổi nguyên sơ. Ðàn bà nuớc Việt được cách mạng giải phóng lâu rồi, họ không cần sờ vào quả bóng, không cần thạo luật, không cần phân biệt hai khung thành. Miễn là bóng ở đâu rơi vào. Miễn là xem, hoặc xem chồng xem đá bóng. Nhưng đàn ông nước Việt cũng không cần sờ vào trái banh.


Lần cuối cùng tôi chung một nhịp sống, một ý nghĩa tồn tại với toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta, với các cấp, các bộ, các ngành, các giới, các địa phương và một trung ương, là bao giờ nhỉ ? Hình như là đúng bốn năm trước, mùa World Cup bóng đá. Tôi cũng tiêu trọn nửa ngày làm việc vào giấc ngủ bù, vật vờ lê nốt phần giờ hành chính sự nghiệp còn lại trong cực hình của chờ đợi. Rồi nhồm nhoàm ăn uống và ngấu nghiến mọi tờ báo có bài về bóng đá, nghĩa là đứt một sạp báo. Rồi về điện thoại gọi vài chầu vòng quanh đất nước, hàng ngũ tri kỉ của tôi ở mọi nẻo đường tổ quốc sẽ quyết tử với lí tưởng mầu da cam, dù đội Hà Lan còn hay mất. Rồi cùng cả cái dân tộc chẳng hề quen sống về đêm này thức trọn những canh khuya. Không phải để chiêm nghiệm những suy tư siêu hình, trăn trở những vấn nạn xã hội, ôm ấp những giấc mộng " tự do dân chủ đa nguyên, quốc gia phồn thịnh bình yên, nhân dân phấn khởi triền miên " gì đó. Tất nhiên là không. Chúng ta không dại dột đến mức ấy. Cả nước Việt chỉ reo vang khẩu hiệu " Vàààooo ! " giữa canh ba và canh năm. Người hô trước, chó choàng tỉnh sủa đệm một hồi và sao trời rung rinh phụ hoạ. Ngày mai lại là một ngày đáng sống.


Lần cuối cùng chúng ta thấy mình thực sự hoà vào hơi thở thời đại, vui niềm vui của toàn nhân loại, khóc những giọt nuớc mắt Pháp, đập thình thịch bằng trái tim Mêhicô ; lần cuối cùng chúng ta được cười vào mũi anh bạn khổng lồ Trung Quốc mà khỏi phải dẫn Bình Ngô, được chửi Mỹ thậm tệ mà cóc cần chiếu cố vụ 11 tháng Chín ; lần cuối cùng chúng ta được xả ngược tinh thần kì thị chủng tộc vào các mầu da không trắng mà khỏi cầm gương soi da mình vàng ; lần cuối cùng lòng yêu nuớc và tinh thần tự hào dân tộc đã thủng két lắm của chúng ta khỏi phải gõ cửa từng nhà, chỉ cần nhờ ba muơi hai cái chủ nghĩa dân tộc cháy bỏng trong một cuộc chơi toàn cầu đứng ra quyên góp giúp ; lần cuối cùng chúng ta được tự do lựa chọn và hội họp, được thông tin đầy đủ và ngôn luận sướng mồm như thói Tây ; vâng, lần cuối cùng chúng ta được làm những người Việt yêu nước mà không cần xả thân vì nuớc, tự do mà không cần tranh đấu cho tự do, bình đẳng mà không cần chống bất bình đẳng, và đồng thời là công dân thế giới, ở đỉnh cao thời đại, vô tư hưởng chiến công nhân loại mà khỏi cần lập công, mà chẳng phải làm gì hơn ngoài ngồi trước một màn hình, là bao giờ nhỉ ? Là suốt tháng Sáu vừa rồi, mùa World Cup bóng đá.


Hay đơn giản hơn, lần cuối cùng bạn tôi ở Sài Gòn, vốn chẳng ham hố được thua ở đời, mà thể thao là phân thắng bại, bỗng chăm chỉ ngồi trước màn hình, cũng là suốt tháng Sáu vừa rồi, mùa World Cup bóng đá. Anh bảo : " Thôi thì giết thời gian, đỡ buồn ". Giết thời gian còn hơn sống mòn. Ðỡ buồn tốt hơn vơi hi vọng.


Năm nay Brazil lại không làm cách mạng. Mọi chú bé sinh năm 2002 ở cái xứ khổng lồ của nghèo khổ, bệnh tật, tham nhũng, bất công ấy chỉ cần mang tên Ronaldo và Ronaldinho là ổn.


Năm nay tôi không có lí tưởng. Bạn biết rồi, lí tưởng của tôi mầu da cam. Nhưng bốn năm nữa lí tưởng ấy sẽ hùng mạnh hơn bao giờ. Bao giờ cho đến bốn năm sau?
185

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2008

Ăn Trộm Vịt



Con vịt coi vậy mà gần gũi với bữa ăn của người dân quê miền Nam hơn là con gà. Món gì thịt gà làm được, thì thịt vịt cũng không thua, mà có khi hơn hẳn. Thí dụ món tiết canh, ta chỉ có món tiết canh vịt, chớ chưa hề thấy ai ăn tiết canh gà bao giờ.


 
Biết sao không? Đàn ông mà ăn tiết canh gà, đêm đêm sẽ xửng cồ gáy, làm phiền lòng vợ, có khi bị bả đạp xuống gầm giường, rồi nói sao xui!




Người Việt mình khiêm nhượng lắm, cứ cái gì nhỏ thì nhận là của mình, còn cái gì to lớn một chút thì cho rằng của nước ngoài: Con Vịt Xiêm (con ngan Thái Lan) to gấp hai con vịt ta. Trái mãng cầu ta lớn bằng nắm tay mà trái mãng cầu xiêm lớn như trái dừa. Trái chuối Tây cũng lớn hơn trái chuối cau của ta.


Mà chưa chắc gì trái chuối lớn đó là chuối Tây, vì ở bên Tây lạnh quá như vậy dễ gì chuối sống nổi, ngay cả nước Tàu kế bên VN như vậy mà cây chuối còn đèo đọt không lên nổi vì lạnh mà.



Hồi xưa vịt đàn toàn là vịt sẻ màu nâu xám, mỗi con nặng chừng hơn ký lô, nhưng bây giờ vịt đàn gọi là vịt Bắc Kinh màu trắng và to như vịt bầu nhưng cổ cao hơn một chút.



Con gà trống thì khác gà mái rất nhiều, nhìn thấy ảnh là biết ngay, từ dáng to lớn đi nghênh ngang, đến đuôi cong vòng, mào đỏ chót, chân có cựa và lông vũ đẹp đẽ, còn vịt thì lại khác, đực cái gì chúng cũng giống nhau quá. Con đực giọng khàn khàn và chỉ có thể nhận ra anh ta là vì ở ngay phao câu có một cái lông cong tròn lên như chữ C. Nếu nhổ nó đi thì chỉ vài ngày sau lại mọc lên cộng lông mới cũng cong y chang như vậy.

Làm thịt vịt chỉ ngán một nỗi là khi mình nhổ lông nó, nhứt là khi mua nhằm con vịt đang ra lông măng, nhổ muốn chết cha luôn.



Muốn làm lông vịt cho dễ, người ta bỏ vô nồi nước sôi chút xà bông bột, nó sẽ làm tan chất dầu nhờn ở lông và da con vịt thì dễ nhổ hơn.



Khi vừa cắt tiết xong, lấy ống đu đủ nhỏ hay ống trúc luồn vô dưới da mà thổi cho con vịt căng lên to như con ngỗng, lấy dây cột cổ lại cho khỏi xì hơi ra, lúc đó làm lông còn dễ hơn nữa.

Trước khi kể chuyện về cách ăn trộm vịt giữa ban ngày, của bọn con nít rắn mắt, tôi xin nói về cái tỉn nước mắm cái đã.

Khoảng đầu thập niên 60 người ta vẫn còn xài cái tỉn làm bằng đất nung để đựng nước mắm, hồi đó bình bằng ny-lon chưa được phổ biến nhiều. Đó là đồ đựng hình quả trám, nặng chình chịch mà sức chứa chưa tới 4 lít.



Khi đổ đầy nước mắm vô rồi thì nhà thùng dùng xi măng mà khằn cái miệng lại. Tuy nhiên nước mắm vẫn rỉ ra hôi rình. Đã thế chung quanh cái tỉn lại dùng lá kè non mà ràng làm quai xách coi rất bê bối.



Khi mình xài hết nước mắm rồi, mấy cái tỉn bị vất lăn lóc ngoài sau hè. Lâu lâu có cái xe đap ràng cần-xé hay ghe đi mua lông vịt thì mua tỉn luôn. Có khi họ không trả bằng tiền mà chỉ đổi cốm ngào đường mà thôi. Họ đạp xe khắp hang cùng ngõ hẻm hoặc bơi xuồng trong các kinh rạch và rao:



-Ai có ve chai, nhôm bể, lu, lông vịt, hột gòn .... đổi cốm hông ???



Khi nước lụt dâng lên ban đêm, thường thì mấy cái tỉn bị trôi theo giòng nước. Cho dù giòng nước chảy khá mạnh, nhưng vì hình thể của cái tỉn tròn tròn, nó cứ trôi lắc lư từ từ, nên người ta có câu "đủng đỉnh như cái chỉnh trôi sông"
để tả con người làm gì cũng chậm chạp, không xốc vác chút nào.



Miền Bắc gọi cái tỉn là cái chĩnh, như trong câu: Chuột sa chĩnh gạo. Trong khi người Nam thì lại nói: Chuột sa hũ nếp.

Sở dĩ tôi phải dài dòng về cái tỉn nước mắm là vì đó là dụng cụ để ăn trộm vịt.

Nếu đàn vịt mà còn đang ăn trên đồng cạn nước thì vô phương bắt nó. Người lạ đến gần thì cả đàn chạy dạt ra xa và kêu cạc cạc ầm lên. Anh chàng chăn vịt vác cái sào tre lại đứng trên bờ ruộng thì làm sao bắt trộm cho được.



Phải đợi bầy vịt ra con kinh đào hoặc sông nhỏ mới ra tay được.



Lên phía trên giòng nước chảy, cột vô cái tỉn đã múc nước gần đầy, chỉ nổi phập phờ, một sợi dây nhợ dài như dây diều. Ngay quai xách lại móc hai lưỡi câu có mồi cua hay cá. Cái tỉn được thả trôi xuống phía bầy vịt.




Anh chàng chăn vịt giữa trưa nắng chang chang, nóng thấy ông bà ông vải nên chui vô bóng mát dưới rặng trâm bầu. Anh nằm dài lấy cái nón lá ngửa ra kê đầu, mắt hấp háy nhìn trời và chân thì gác tréo ngoe, vừa nhịp nhịp vừa hát:

-Sương thu lạnh bao trùm khắp nẻo
Trăng đêm nay dìu dịu cả không gian
Tôi với em đi gánh nước cạnh đình làng
Mùi cỏ dại mơ màng trong đêm vắng .....

Nước giếng trong giữa đồi cát trắng
Bên ánh nguyệt mờ soi đôi bóng giao kề
Dưới trăng khuya tôi với em quảy gánh ra về ......

Anh đang mơ màng cái cảnh đi gánh nước với em, thì hai con vịt của anh ăn nhằm lưỡi câu, nó giằng qua giựt lại làm cái tỉn chao đi và nước tràn vô đầy tỉn. Cái tỉn chìm xuống và với sức nặng đó, nó kéo cổ hai con vịt xuống theo tới dưới đáy sông và neo luôn ở đó.


Trong khi anh chủ của nó thì đang rướn cổ lên để ca một câu mùi tận mạng:




-Ba năm sau, tui trở về quê cũ, gánh nước đêm trăng để tìm lại kẻ chung .....tình .....
Quảy gánh lên vai tôi thờ thẩn một mình ..

Anh nhỏm đầu nhìn đàn vịt, lấy nón lá rách đội lên rồi vác cái sào dài "thờ thẫn" đi theo đàn vịt, vì chúng không khi nào chịu ăn hoài một chỗ, chừng năm mười phút sau nó đã kéo nhau đi xa cả mấy công ruộng, và anh chăn vịt lại lững thững theo sau, không biết rằng có hai con vịt của anh đầu đang cắm xuống, đít nhổng lên trời, chết mà không kêu lên được một hai tiếng cạc cạc từ giã cõi đời.

Trên cánh đồng mênh mông, giọng hát buồn thoảng theo làn gió:


-Hò ơi ! Ai phụ tôi có đất trời chứng giám
Phận tôi nghèo đâu xứng đáng cùng ai
Tưởng cái giếng sâu tôi nối sợi dây dài
Ngờ đâu giếng cạn ..
Hò ơi .. ngờ đâu giếng cạn tôi tiếc hoài sợi dây !!

Chờ anh chăn vịt khuất d109