This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2008

Bài Toán Ðố Cuối Năm



Chiều hai mươi tết, tôi đem một xấp vải về nhà khoe vợ.

Sau khi mở gói giấy báo, vợ tôi trầm trồ:

- Chà đẹp quá! Ở đâu ra vậy?

Tôi ưỡn ngực:

- Quà tết của cơ quan anh đấy!

Hai vợ chồng trải xấp vải ra bàn, ngắm nghía, xuýt xoa. Ðột nhiên vợ tôi hỏi:

- Mấy thước vậy, anh?

- Ba thước.

Trong khi trả lời, tôi nhìn thẳng mặt vợ và cảm thấy cô ta thoáng vẻ nghĩ ngợi.

Quả vậy, vợ tôi chép miệng:

- Ba thước chỉ may được cho một đứa. Còn mấy đứa kia...

Sự lo lắng của vợ kéo tôi về với thực tế. Vợ chồng tôi có tất cả năm đứa con. Con Nhạn lớn nhất, mười bốn tuổi. Kế đến là thằng Luân, con Nga, thằng Quang và cuối cùng là thằng Ðạt, đứa út, ba tuổi. Với đàn con như vậy, tết nhứt hai vợ chồng tôi chỉ lo ăn cũng đủ mệt, cách chi nghĩ đến chuyện may sắm. Bây giờ với xấp vải cơ quan cho, cũng chỉ may được một bộ đồ thôi. Nhưng mà nên may cho đứa nào? Ðứa có đứa không, chúng tranh nhau cũng khổ. Phải làm sao cho chúng khỏi so bì mới được! Hai vợ chồng tính tới tính lui, cuối cùng tôi cũng nghĩ ra được một giải pháp.

Tối đó, sau khi ăn cơm xong, tôi tuyên bố:

- Các con ngồi quây lại đây nghe ba nói...

Tôi chưa dứt lời, thằng Luân đã vỗ tay lốp bốp:

- A, ba kể chuyện! Hoan hô!

Vợ tôi trừng mắt:

- Con để yên nghe ba nói nào!

- Không phải kể chuyện! – Tôi đính chính – Ba đố các con cái này...

Nghe tới đó, con Nga lắc đầu nguây nguẩy:

- Thôi, thôi, tụi con biết rồi! Ba lại đố cái gì không sơn mà đỏ, không gõ mà kêu nữa chứ gì?

Tôi cười:

- Không phải! Cái này mới toanh, chưa đố lần nào. Các con nghe kỹ nè. Có năm người đang đi trên đường, bỗng nhiên họ gặp một cái bánh, đố các con họ phải chia làm sao để khỏi cãi nhau?

Thằng Quang ngơ ngác:

- Bánh sao lại nằm giữa đường hả ba? Bộ ai làm rớt hả?

Cái thằng quỷ con này! Tôi rủa thầm trong bụng và trả lời cho qua:

- Ừ, có người làm rớt. Vậy phải chia như thế nào?

Con Nhạn vọt miệng:

- Câu dễ ợt mà ba cũng đố! Thì mỗi người cắn một miếng, cắn hoài cho đến khi nào hết thôi!

Tôi bối rối đưa tay gãi đầu trong khi bọn nhóc nhao nhao:

- Phải vậy không ba? Chị Hai nói đúng không?

Tôi gật đầu kia:

- Phải, phải! Các con giỏi lắm! Giờ nghe ba đố câu khác nè. Có năm người đi trên đường, giả dụ là năm đứa con đi...

- Cũng gặp bánh nữa hả ba? – Con Nga vụt hỏi.

- Không! Lần này không gặp bánh. Các con gặp một chiếc xe đạp bỏ không, vậy chiếc xe đạp thuộc về ai?

- Vậy chủ nó đâu? - Thằng Quang lại hỏi.

- Chủ chiếc xe đạp hả? – Tôi nhíu mày - Chiếc xe không có chủ. Nhưng con đừng hỏi nữa. Trả lời đi! Chiếc xe thuộc về ai?

Con Nga nheo mắt:

- Thì đứa nào biết chạy xe đứa đó lấy!

Con Nhạn và thằng Quang hùa theo:

- Ðúng rồi! Ðúng rồi!

Chỉ có thằng Luân là sửng cồ phản đối:

- Thôi đi! Tụi mày đừng có khôn!

Rồi nó quay sang con Nga, trừng mắt:

- Mày tính bắt tao chở mày đi học chứ gì?

Chả là trong năm đứa chỉ có mỗi thằng Luân biết đi xe đạp. Con Nhạn tập chạy xe trước thằng em nhưng con gái nhát gan nên đến giờ vẫn chưa đi được.

Nghe thằng Luân nạt, con Nga chu miệng:

- Xí! Ai mà thèm ngồi cho anh chở! Anh chạy ẩu có ngày té lọi giò...

- Tao chạy ẩu hồi nào? Ðừng có xạo!

Thấy tụi nhỏ cứ sa đà vào những “tiểu tiết” mà không chịu đi vào “trọng tâm” vấn đề, tôi đập bàn, gắt:

- Thôi, đừng cãi nhau nữa! Không có xe đạp xe điếc gì hết! Bây giờ các con sẽ gặp một bộ đồ...

Lần này, đứa nhanh miệng nhất cũng là con Nga. Nó cắt ngang lời tôi:

- Ðứa nào mặt vừa đứa đó lấy!

Tôi ngớ người ra và đưa mắt nhìn vợ. Tới nước này thì vở kịch của tôi không thể nào diễn tiếp được nữa. Hiểu rõ ý nghĩa cầu cứu trong mắt tôi, vợ tôi liền hắng giọng:

- Thôi, các con im lặng đi, nghe má nói nè!

Tụi nhỏ đang huyên náo lập tức im bặt. Rõ ràng chúng coi trọng má hơn ba.

- Nói thật với các con như thế này, ba con vừa được cơ quan cho ba thước vải. Ba thước vải chỉ may được một bộ đồ hoặc hai cái áo, mà các con những năm đứa. Do đó, ba má muốn hỏi ý kiến của các con, là nên may cho ai kỳ tết này. Kỳ sau sẽ tới những đứa khác.

Thấy câu chuyện không còn ở dạng đố chơi nữa mà trở nên quan trọng, tụi nhỏ đâm ra đứng đắn hẳn.

Sau một thoáng nghĩ ngợi, con Nhạn đề nghị:

- Thôi ba má may cho thằng Quang với thằng Ðạt đi. Thằng Quang được cái áo, thằng Ðạt còn nhỏ chắc may được một bộ.

Ý kiến thằng Luân hơi khác:

- Thằng Ðạt còn nhỏ cần quái gì đồ mới. Má may cho con Nga với thằng Quang đi.

Thằng Quang hùa theo thằng anh:

- Ðúng đó má, con một cái, chị Nga một cái.

Nhưng con Nga không chịu:

- Con không mặc đâu! Má may cho chị Nhạn với anh Luân đi! Tết năm ngoái con đã có áo mới rồi.

Tới lượt con Nhạn lắc đầu:

- Tao không mặc đâu!

Cứ vậy, mỗi đứa một ý, không ai chịu ai. Ðứa nào cũng muốn nhường cho đứa khác. Ðiều đó khiến tôi ngạc nhiên một cách thích thú. Nhưng tình thế quả thật khó xử. Cuối cùng vợ tôi phải đóng vai trọng tài:

- Các con đã có ý kiến rồi, bây giờ tới má.

Nghe vậy, tụi nhỏ im liền.

- Má ủng hộ đề nghị của Nga! - Vợ tôi thong thả - Bởi vì Nhạn với Luân đã lớn rồi, tết nhứt phải đi theo ba má thăm hỏi bà con họ hàng, do đó cần ăn mặc tươm tất một chút...

Rồi vợ tôi quay sang thằng Quang:

- Còn con, con có nghe câu “cũ người mới ta” bao giờ chưa?

- Dạ chưa! “Cũ người mới ta” là sao má?

- Tức là có những cái tuy cũ với người khác nhưng đối với mình vẫn là mới! - Nói tới đây, vợ tôi hơi ngập ngừng – Ví dụ những cái áo của anh Luân dù là cũ nhưng vì con chưa mặc qua lần nào, do đó đối với con vẫn là áo mới phải không?

Thằng Quang không hiểu ất giáp gì, nó vỗ tay hét toáng:

- Phải rồi, mới, mới! Má định cho con cái áo ca rô của anh Luân phải không? Con khoái cái áo đó lắm!

Vợ tôi thở phào:

- Ừ, má cho con cái áo ca rô. Còn Nga thì sửa lại cái áo tím than của Nhạn mà mặc, cái áo đó ngó vậy ma còn tốt lắm, con chịu không?

Con Nga lặng lẽ gật đầu, không biết nó buồn hay vui. Nhưng dù sao câu chuyện may mặc vẫn diễn ra tốt đẹp, không rắc rối như tôi tưởng. Thật là một gia đình hạnh phúc!

oOo

Chiều mồng một tết, hai vợ chồng tôi đang dọn dẹp trong phòng thì bỗng nghe ở ngoài hiên tiếng con Nga méc với con Nhạn:

- Cái áo của chị chỉ mục hết trọi mà má kêu tốt. Em vừa thở ra c
ó một cái mà hai hột nút bay đi đâu mất tiêu.

Con Nhạn rầy:

- Ðứt nút là chuyện thường, có gì mà mày la hoảng như vậy. Ðem kim chỉ lại đây tao đơm giùm cho!

Rồi tôi nghe tiếng nó thở dài:

- Thiệt ra tao đâu có ham áo mới, nhưng kẹt phải đi đây đi đó với ba má thành ra phải may. Ít bữa hết tết, tao nói má sửa lại cho mày mặc, đừng lo!

Thiệt con nhỏ ngoan hết biết! Tôi mới khen thầm trong bụng thì đã nghe tiếng thằng Quang – Nó chơi đâu ở ngoài sân mới chạy vô:

- Chị Hai ơi! Cái áo ca rô của em rách rồi!

- Rách ở đâu? – con Nhạn tỏ vẻ lo lắng.

- Ở trên vai đây nè! Em vừa cúi xuống chưa kịp lượm viên bi đã nghe một cái “rẹt”.

- Ðâu? Ðưa tao coi nào! Chậc, rách có chút xíu à! Cởi ra tao mạng lại cho, lát nữa mặc!

Thằng Quang phụng phịu:

- Thôi, em không mặc cái áo “cũ người mới ta” này nữa đâu! Em thích mặc áo mới như anh Luân kìa!

Con Nhạn dỗ em:

- Mặc áo mới cực thấy mồ, sướng ích gì mà ham! Mỏi lưng không dám tựa, buồn ngủ không dám nằm, lúc nào cũng phải giữ cho thiệt sạch. Còn áo cũ thì tha hồ!

Nhưng thằng em không màng nghe lý lẽ của con chị, nó buồn bã “triết lý”:

- Nhà mình không bằng một góc nhà chú Kiệt. Thằng Thảo và con Sương đứa nào cũng có áo mới, chẳng như nhà mình năm nào cũng “cũ người mới ta” hoài!

- Thằng này lãng xẹt! - Con Nhạn nạt – Nhà người ta chỉ có hai anh em trong khi nhà mình tới năm đứa, bì sao được mà bì!

Thấy chị gắt, thằng Quang im re. Một hồi lâu, cũng chẳng nghe nó nói gì. Hình như nó đang lặng lẽ cởi áo. Con Nhạn nói đúng thiệt! - Tôi chua xót nghĩ - Nếu hồi đó mình quyết tâm chỉ có hai đứa thì bây giờ mọi sự tốt đẹp biết mấy! Bất gíác, tôi quay sang vợ và bắt gặp ánh mắt của cô ta. Ánh mắt nói: “Phải chi hồi đó...”171

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2008

Bắt đầu một tình yêu



Cô Sáu trở dậy lúc trời còn mờ tối. Hồi đó nhà cô không có đồng hồ, nhưng cô luôn dậy vào đúng lúc con chim cu sau núi cất tiếng gáy. Cứ đều đặn như thế, năm này qua năm khác, công việc của cô không hề thay đổi.

Cho bò, heo ăn xong, cô cầm cái liềm tất tả đi. Quãng đường gần ba cây số chẳng sá gì với con người đã quen làm công việc nặng nhọc. Cô đến nơi vào lúc trời hửng sáng. Len lỏi qua vùng đầm lầy, cô cắt đầy một gánh môn ngứa. Đây là nghề của cô. Cô muối môn chua bán. Cả làng ai cũng biết môn của cô là môn dại, thế nhưng nó luôn đắt khách. Cô mát tay. Môn đó người khác sờ vào có thể gãi chảy máu. Thế mà qua bàn tay cô, nó lại thơm ngon mới lạ. Lúc đầu mọi người ngại nhưng sau người ta bảo nhau: nó cũng như cô, dại mà không độc. Thế mà cô sống được.

Cô Sáu ở một mình trong căn nhà lá của cha mẹ để lại. Nhà cô có mười anh em. Những người còn lại đều đã có gia đình và ra ở riêng. Lúc cha mẹ cô mất, họ xúm lại họp hành phân chia gì đó. Cô đờ người trước nỗi đau. Cô không tham gia vào câu chuyện của họ. Sau này cô cũng chỉ biết mình vẫn được sống trong mái nhà của bố mẹ.

Không có của cải riêng, cô muối môn ngứa sống qua ngày. Âëy thế mà cô khá. Một mình, ăn chẳng đáng bao nhiêu, lại tiết kiệm nên cô cũng tích cóp được kha khá. Ông chú họ tốt bụng mua giùm cho cô con heo. Thế là cô có thêm nguồn vui. Con vật cô nuôi cũng vô tư như chủ nên lớn nhanh như thổi. Dần dần cô có thêm cả bò. Công việc có vất vả hơn nhưng chẳng là gì đối với cô. Cô vẫn sống vui.

Nắng ở quê cô mới kinh khủng làm sao. Bàn chân đã quen giẫm trên sỏi đá mà vẫn muốn phồng lên vì nắng. Cô không mệt. Cô thấy khát, khát muốn khô họng. Cô cố làm cho xong, bó hai bó môn thật chắc rồi quảy xuống suối. Cô ngồi trên cục đá bằng phẳng bên bờ suối, khoan khoái vốc từng vốc nước vã lên mặt. Cô khom người uống từng ngụm nước tinh khiết. Mỗi giọt nước như thấm vào từng thớ thịt trên người cô. Cô cứ uống, uống như chưa bao giờ được uống vì một nỗi sung sướng ngất ngây. Thế rồi, no nước cô lại thấy mệt. Một nỗi bứt rứt trong người thật khó tả. Không! Cô chẳng bao giờ nhận ra điều đó, cái bứt rứt của người con gái đến tháng. Cô khát và cô đã uống. Nắng và dòng suối đã cho cô bóng mát. Nhưng hình như cô vẫn thấy khát. Cô ngả lưng nằm trên phiến đá mát lạnh rồi nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.

Cái tin cô Sáu có bầu nhanh chóng lan khắp làng. Anh em trong họ kéo đến chật nhà. Cô ngạc nhiên. Cô vội chạy đi giở cuốn sổ cũ kỹ nhàu nát xem hôm nay là ngày gì. Thế nhưng chẳng là ngày gì cả. Vốn tính hay quên, nên cô đã cẩn thận ghi ngày giờ giỗ chạp vào một cuốn sổ. Cô không hiểu mọi người tập trung đông đủ như thế để làm gì. Cô đâm ra sợ cái vẻ mặt hầm hầm giận dữ của anh cả. Cô trốn xuống bếp nấu nồi nước chè mang lên. Họ bàn bạc gì mà thấy căng thẳng ghê lắm. Cô chỉ nghe anh cả bảo “bỏ”, nhưng chị Ba và ông chú lại bảo “không được”. Có người thì bảo: “Tìm cho ra thằng đó rồi đập vào mặt nó”. Cô sợ hãi đứng nép sau ông chú nãy giờ chưa nói được lời nào. Rồi mọi người gọi cô lại. Cô sợ sệt. Song chẳng ích gì. Họ không khai thác được gì ở cô.

Chẳng có giải pháp nào đưa ra hợp lý. Cuối cùng mọi người im lặng ra về. Cô thở phào nhẹ nhõm. Ông chú tốt bụng lén nhìn vào cổ cô, nhìn xuống bụng cô rồi dặn dò: “Đừng làm việc nhiều nữa nha con. Phải giữ sức khỏe”. Cô cười toe toét. Cô thấy cô vẫn khỏe chán. Ông chú quay đi.

Chuyện cô Sáu có bầu không làm cho người ta khinh rẻ, nhưng nó khiến người ta tò mò. Người ta đoán già đoán non “tác giả” của nó. Người ta chửi cái thằng cha nào đó mất nết, cả người dại cũng chẳng chừa. Người ta lại mừng cho cô, sau này sớm tối có người thủ thỉ cùng. Song ai cũng lo cô không chăm sóc nổi con mình. Thế nhưng những người đàn bà thì biết rằng, bẩm sinh mỗi người phụ nữ đều đã được phú cho thiên chức làm mẹ. Ngay một đứa trẻ cũng có thể sắm vai một bà mẹ khi nó mới ở lớp mẫu giáo cơ mà.

Cô Sáu vẫn vô tư, dửng dưng trước những lời đồn đại. Nhưng đến một ngày cô đã nhận ra có sự thay đổi trong người mình. Thỉnh thoảng lại thấy mệt mỏi, buồn ngủ chứ không như trước nữa. Một hôm có người bảo với cô: “Có con rồi thích không?”. Cô bẽn lẽn đưa tay lên bụng như một cô gái mới lớn biết làm duyên. Niềm vui sóng sánh trong đôi mắt người đàn bà tội nghiệp.

Không ai ngờ rằng cô Sáu lại sinh ra một bé gái xinh xắn như thế. Cô bé có nước da trắng hồng, đôi mắt to đen láy. Nó chẳng giống cô. Nhìn đôi mắt ấy thì không thể giống cô được. Người làng đến thăm cô rất đông. Hiếu kỳ và đầy lo lắng. Thế nhưng tất cả sự lo sợ của họ qua đi khi đứa trẻ không giống một người đàn ông nào trong làng này. Người ta cười hạnh phúc với niềm hạnh phúc của cô. Có lẽ bố đứa trẻ là một người nào đó rất xa lạ với làng này. Anh ta đã cao chạy xa bay sau khi tạo ra một hình hài xinh đẹp. Mà cũng có thể anh ta chẳng biết mình đã để lại trong cô gái nọ giọt máu của mình. Thế nhưng có cần thiết không khi mẹ con cô đang sống thật vui vẻ trong vòng tay của người thân và bà con làng xóm.

*

Mẹ tôi chết. Một cái chết nhanh và nhẹ như cuộc sống của mẹ. Sáng đó mẹ cũng dậy sớm để đi lấy môn ngứa, thế nhưng vừa ra đến bể nước để rửa mặt thì mẹ thấy chóng mặt rồi ngã vật ra. Đến khi mọi người phát hiện được thì mẹ đã không còn nữa. Mẹ tôi bị trúng gió. So với sức vóc ấy thì cái tuổi năm mươi mẹ còn trẻ chán. Thế mà một cơn gió độc đã mang mẹ đi mãi mãi. Tôi về đúng vào lúc người ta làm lễ nhập quan cho mẹ. May mắn cho tôi khi vẫn còn được nhìn mặt mẹ lần cuối. Vẫn vẻ mặt ngây ngô ấy mẹ ra đi. Nỗi đau ứ trong lòng mà tôi không khóc được. Ai cũng nhìn tôi lạ lẫm nhưng lại không dám tỏ vẻ gì. Người ta kính trọng cái danh nhà văn của tôi. Bài điếu văn dài dằng dặc vang lên, tôi không hiểu được lời nào. Không biết có phải tất cả những bài điếu văn đều dài như thế hay là bài điếu văn ấy chỉ dành cho mẹ của một nhà văn?! Người ta còn làm sẵn cho tôi một bài khóc mẹ. Cậu tôi, ông cậu đã kịch liệt lên tiếng đẩy tôi xa mẹ, nói nhỏ vào tai tôi: “Con xem bài văn ấy có được không?. Tôi chua chát liếc qua trang giấy, ậm ừ cho qua chuyện. Rồi thì sau đó tiếng khóc bỗng rống lên. Hình như là người khóc mướn. Cậu tôi đã chuẩn bị tất cả. Cậu sợ tôi xa mẹ lâu sẽ không có tình cảm, như thế tôi sẽ chẳng thể nào khóc được. Mà đám ma không có tiếng khóc coi sao được.

Người khóc mướn bỗng nấc lên190

Ánh Mắt Mùa Xuân



 
 

Thế là tôi đứng trên nước Mỹ đã gần mười tiếng đồng hộ Cả ngày trên thế giới thần tiên mơ ước của bao nhiêu người nhưng sao nghe chập chùng lo lắng. Lạ lùng cảnh vật và ngỡ ngàng ngôn ngữ nhưng điều quan trọng là nỗi thắc mắc về tương lai bất định, về lối ứng xử dự định tối nay khi gặp lại Tân sau chục năm lạnh nhạt và âm ỉ nghi ngợ Tôi vốn giống tánh mẹ, có gì trong dạ là nói ra ngay, những giận hờn dù nhỏ nhoi tôi chưa từng bỏ qua không nóị Chất chứa và ẩn dấu tình cảm, chỉ buông ra khi gặp dịp thật thuận tiện, còn thì làm người con gái Hà Nội khôn ngoan của nửa thế kỷ trước-- tủm tỉm cười cười nói nói như không chuyện gì theo lời mẹ dặn-- không phải là thái độ hằng có của tôi khi đã ở Miền Nam từ ngày còn trong bụng me Chắc chắn Tân sẽ không thích người mới đến đem theo những vấn đề lương tâm từ lâu anh trốn chạy cũng như anh đã nhắm mắt đà điểu lại coi như không có vấn đề từ bao nhiêu năm naỵ Cũng chắc chắn thái độ khôn ngoan nhứt là biết vị thế của mình ở đâu trong lòng người chồng chỉ còn trên danh nghĩa và những ràng buột mơ hồ từ sợi dây cương thường Khổng Mạnh nát nhòe khói sương. Xé tấm giấy hôn thú ban đầu tưởng là kế hoạch tranh khôn nhưng thời gian đã biến thành một thực tế nhói tim xé ruột. Biết vậy mà sao tôi vẫn muốn nói lời phiền giận, muốn trách hờn một phụ phàng. Cho hả tức, cho tai Tân tràn đầy những phẩn nộ chuyên chở đau khổ hằng cửu của tôị Và chuyện gì sẽ xảy rả Có thể Tân sẽ không ký lại cái hôn thú, xé toạt những kỷ niệm thần tiên ngày xưa cũ để cho tôi bị đuổi về Việt Nam như lời hai chị tôi tiên đoán? Trả về! Rồi tôi sẽ sống như thế nàỏ Trường học, nơi tôi vừa từ nhiệm, người ta đã tiệc trà tiển đưa với những ánh mắt ganh tỵ lẫn dè bĩu, tôi lòng dạ nào trở về dù rằng về đó sẽ dễ dàng sống được, sống còn trong cảnh hầu như mọi người đều hành nghề dối trá và bóc lột lủ học trọ Trở về để thấy lại những kỷ niệm muốn quên của hai lần bị chèn xe cho ngã rồi những tên đầu đường xó chợ đập bể những chai nước trà pha loãng rượu dỡm để bắt tôi bồi thường dưới lời hăm doạ của những con dao Thái Lan nhọn lễu và hàng chục cánh tay bạo tàn. Không! Tôi không thể trở về khi đã muốn xóa trong ký ức một quá khứ nhọc nhằn vô nghĩa và đồng lỏạ

Tôi tặc lưỡi cố gắng đè nén xúc động khi suy nghĩ đến những khó khăn trước mặt. Tới đâu hay đọ Vài ba đứa nhỏ da đen ít oi trong đám đông da trắng chạy nhảy vui cười từ khu nầy sang khu khác làm tôi vui vui hơn đôi chút. Phải chi lòng mình bình thản như chúng nọ Thần tiên biết mấy và đạt đạo biết mấy!

Tiềng loa báo tin gì đó tôi không hiểu nhưng thiên hạ trong vùng tôi ngồi đợi đã lục tục xếp hàng vào cửạ Tôi sợ bị bỏ rơi như nhiều lần đã bị bỏ lại trong đời nên cố gắng len lỏi tới trước. Nhiều ánh mắt nhìn tôi lạ lùng chen lẫn bất bình và tội nghiệp. Cô tiếp đãi viên hàng không xoét vé, to lớn mạnh mẽ và có cặp đùi thật đẹp nói gì đó với tôi một tràng dàị Trông cách ra hiệu của cô ta trong khi nói, tôi mang máng hiểu rằng mình được bảo ra ngoài hàng và đợi cách giải quyết saụ Tôi đứng ra ngoài hàng. Đứng mà lo sợ và tủi thân. Sao lại đợỉ Chuyện gì đâỷ Tiếng người thì ngọng ngịụ nói ra thì thiên hạ cứ hỏi đi hỏi lạị Cái hàng đã vơi tới năm sáu người cuối cùng. Lác đác chỉ còn vài ba người ung dung trên ghế đợi như chừng không phải đi chuyến nầy nên cứ tà tà nói chuyện. Tôi muốn bật khóc. Nếu giấy tờ trục trặc thì không biết tính saọ Tôi mừng rỡ đưa mắt cầu cứu một ông khách có vẽ Á Đông mới tất ta tất tưởi chạy tớị Thấy ánh mắt tôi, ông ngó cô tiếp đãi viên như để đoán chừng thời gian còn lại cho ông rồi tiến về phía tôị Tôi nói cầu âu bằng tiếng Việt. "Nhờ chú coi lại coi sao họ bắt cháu đợi không cho lên tàụ" Vừa nói tôi vừa chìa hộ chiếu và vé phi hành rạ

Ông khách nhìn lướt qua nhưng không có vẽ gì như muốn đưa tay ra lấy mà buột miệng nói một câu vô duyên như núi lợ Cô mang thông hành Việt Cộng! Rồi như thấy mình lỡ lời vì ánh mắt đau khổ của tôi, ông đưa tay cầm lấy tất cả giấy tờ, ngoắc tôi đến quày vé trình và nói gì đọ Người nhân viên bấm máy vi tính sau một hồi tìm kiếm trên máy, in ra cho tôi một vé lên tàụ

Mặc dù mang xách cũng hơi khá nặng, ông vẫn đề nghị xách hộ tôi cái xách tay kồng kềnh làm khổ sở tôi từ lúc lên phi trường Tân Sơn Nhất đến giợ Cám ơn chú, cháu lo liệu được, tôi từ chốị Những giúp đở của ai tôi đều đón nhận với tất cả lòng ngờ vực. Người thân ruột thịt còn chưa tin được huống hồ gì người gặp gỡ giữa đàng! Tôi mang xách lên vai, tay kia kéo cực khổ cái túi mang những thứ lỉnh kỉnh cho con, né không cho ông cầm, nhưng chỉ đi được vài bước thì ông ta đã đưa tay ra đở lấỵ Phi cơ nhỏ, đường giữa hai hàng ghế hẹp. Tôi lo tìm số ghế mình, nhìn lại thì không thấy ông ta đâụ Tôi ngồi xuống ghế thắc mắc. Bên cạnh trống trơn. Ước gì không có ai ngồi chỗ nầỵ Thoải mái cho tôị Phải chi lúc nảy đừng cho ông ta giằng lấy cái xách. Của không bao nhiêu nhưng cái tình cho con mang tràn đầy trong đọ Mười năm rồi tôi không thấy mặt con. Chỉ là những tấm áo tôi đo cắt đoán định vóc dáng con với cả tấm lòng trời biển của người me Chỉ là nhũng thứ mứt tôi xên phơi với lòng thương cao ngút như núị Không biết ông ta có lục ra coi rồi lấy bớt hay không, hay ông ta ngồi luôn ở đó đợi phi cơ ngừng rồi lẻn ra trước lấy theo đồ đạc của tôị Phi cơ cất cánh và tôi chìm trong những suy nghĩ vẩn vơ về sự xấu xa của người đời mà lâu rồi tôi quá ư là thất vọng. Tôi thiếp đi trong sự mệt mỏi của chuyến bay đêm với tiếng động cơ ù ù ru ngủ và bóng tối bao phủ chỉ còn chút ánh sáng le lói từ một vài hàng ghế xa xạ

Tiếng ghế cạnh tôi động nhe Ông ta sửa soạn ngồi xuống, gật đầu chào, nói nho nhỏ khi tôi mở mắt nhìn.

'Thỉnh thoảng đường bay nội địa còn lại nhiều chỗ trống như thế nầý Ông vừa nói vừa thắc dây an toàn, "Hành khách có thể ngồi đâu tùy ỵ Xin lỗi, nếu tôi không lầm thì cô đến định cư ở Mỹ chớ không phải đi công tác cho chánh phụ"

"Cháu sang đây đoàn tụ với nhà cháụ"

"Chúc mừng cộ Đợi bao lâu rồi mà được đoàn tủ"

"Hơn mười năm rồị"

"Chúc mừng cô lần nữạ Thời gian tuy dài nhưng cô đã qua tới đâỵ Bây giờ là lúc an vui và lo liệu cho tương laị Ông ta dùng lại chữ của tôi khi nảỵ"

"Vui gì mà vuị Đang buồn chết ngườị" Tôi cũng không biết tại sao mình nói nhiều, tại sao lại nói như là khơi chuyện. Có thể vì sự cô đơn, có thể ông ta là người Việt Nam đầu tiên tôi chuyện trò từ khi rời nước. "Từ Đài Loan qua Cali còn có người Việt Nam, từ lúc đợi ở phi trường khi nảy không còn thấy một người Việt Nam nàọ Muốn hòi một vài điều mà không biết hỏi aị"

"Cô có chuyện buồn?"

"Có khi nào người sang đây mà bị bắt buột trở về vì những thỏa thuận trước khi ra đi không hoàn tất được hay không?"

"Tùy nhiều chuyện. Anh ấy đang có người khác?"

Một giọt rồi cả tràng dài nước mắt rủ nhau chạy ra khỏi khóe mắt cay xè của tôị

"Cháu không biết phải nói gì, phải làm sao khi qua bên đó mà phải sống chung nhà với người ta, người thứ bạ"

Người đàn ông sửa lại thế ngồi, có vẻ chăm chú hơn câu chuyện của tôị" "Trước hết cho xin lỗi câu nói đầu tiên của tôi khi gặp cộ Danh từ mà tôi dùng có vẻ không được đàng hoàng. Mỗi người trong chúng ta đều dị ứng trước một số vấn đề, một số dữ kiện." Ông ngừng một vài giây, ngó tôi rồi bật đèn chỗ ghế ông ngồi, như muốn quan sát những giọt nước mắt của tôị " Mà thôi , trở về câu chuyện. "Mỗi người trong ba người đều có lợi thế và bất lợi thệ Cô phải sử dụng lợi thế của người đến trước, đã có con với anh ấy mà hành động bằng sự nghiêm trang cần thiết. Tiểu tinh sẽ co vòi ngaỵ" Tôi thích chữ tiểu tinh của ông dùng. Nó vừa ý tôi hơn chữ hoa trong câu thơ Rằng nghe vườn mới thêm hoạ "Tránh mè nheo, chửi rủa, than thở dài dòng. Phải tươi tắn, nhỏ nhe Càng nói ít càng tốt. Đàn ông vốn dễ chán ngán và mệt mỏi trước sự trách móc dai dẳng và quy chụp thường xuyên của đàn bạ"

Quy chụp? Ông nầy là hạng ngưòi nào mà sử dụng từ nầy! Tôi chú ý hơn người đối thoạị Đây là loại người để mình học hỏi, trao đổị Ông ta không già như tôi tưởng. Có thể ông ta mới rời Việt Nam không bao lâụ Nhưng mà không cần chú ý tới ba thứ vặt vãnh đọ Tôi có quá nhiều điều bận trị

"Em sợ mình hiền quá anh ấy sẽ theo người ta luôn, mà dữ quá thì sợ anh ấy bực mình không ký lại giấy hôn thụ" Tôi thay đổi cách xưng hô hơi sớm nhưng mà thật ra tôi chỉ muốn thân mật để coi ông ta có cho mình được lời khuyên gì đó xứng đáng hay không.

"Đàn ông không ích kỷ đến mức làm hại vợ kiểu đọ Đàn ông có thể dối vợ để rong chơi cuối trời quên lãng, nhưng người ác độc thì không có nhiềụ"

Để tránh vẻ quá chăm chú nghe ông ta nói tôi mở giỏ lấy quyển truyện ngắn của tác giả hiện sinh Lý Lan, cầm trên taỵ Ông ta nhìn tựa quyển sách, không nói gì, chỉ tiếp theo đề tài của mình.

"Cô cũng còn đẹp. " Tôi không hiểu ông có dụng ý gì trong câu nói đọ Đàn ông không mấy người nói về sắc đẹp của người đàn bà đối diện mà không có ẩn ỵ Đó là cái tật, cũng giống như tật của họ khi nói chuyện với đàn bà chỉ dùng nửa não vì nửa kia bận tưởng tưởng về hình ảnh trần truồng của người đối diện.

"Lợi thế là ở đọ Phải biết mình muốn gị Phải đầu tiên là muốn ở lại lập nghiệp trên nước Mỹ không? Sau đó là có chút tiền đỡ khổ lúc ban đầu bỡ ngợ Cuối cùng là được sống hạnh phúc gia đình với chồng con. Nếu mất thì theo thứ tự chồng, tiền, chót nhứt mới là sự tự dọ"

Tôi muốn há hóc mồm ngạc nhiên. Ông ta nói trúng những gì tôi suy nghĩ và quyết định trước khi lên phi cơ sang đâỵ Tôi làm thinh, tay lật lật quyển sách.

"Vậy thì phải từ từ làm sao đạt được ba mục tiêu đọ Không cần phải một lúc. Không cần làm cho hai người kia sợ mình. Cũng không cần cho họ thấy sự bất bình của mình. Từ từ và nhỏ nhe" Ông ta lập lại kế sách nầy nữạ Từ từ và nhỏ nhẹ khi anh ta xéo lên giao ước của người đi trong khi tôi khổ sở ôm giử từng chữ, từng câu giao ước của người ở lạỉ

"Cám ơn lời khuyên của anh, anh thấy nhu mì, nhỏ nhẹ đắc dụng trong trường hợp nầỷ " Tôi hỏi cho cọ "Em đã định làm ngược lại đó chự"

Tôi thay đổi cách xưng hô, ông ta xứng đáng được xưng hô như vậỵ Sành tâm lý dễ sợ và nói ra đúng lúc. Tôi không hổ thẹn gì khi dùng chữ anh-em thân mật đọ Ông ta như không chú ỵ

"Xứ nầy là xứ cơ hội và an toàn cho tất cả mọi ngườị Cô không nên thất vọng về bất cứ chuyện gị Rồi mọi chuyện sẽ được giải quyết tốt đẹp thôị So sánh sự khó khăn khổ sở của cô bây giờ với sự khó khăn và cô đơn của anh ấy lúc mới tới đây với đứa con nhỏ thì cô sẽ thấy từ từ và nhỏ nhẹ là kế sách công bình mà lại hữu hiệụ"

Tôi thở dàị "Vậy mà em định tới đó nói phải quấy rồi chia taỵ Nếu không có giấy tờ thì trốn lại sang đây sống với chị bạn. Chị ấy hứa với em nhiều lần."

"Cô đã sai lầm là có giải pháp trước khi nhìn rõ công chuyện. Cô cũng không biết mình nên tiến nhanh hay tiến chậm trong kế hoạch. Cô bị ảnh hưởng vì cái phao người bạn. Cô quên xét những khía cạnh đáng tha thứ của anh ấỵ" Tôi bàng hoàng. Mười năm nay tôi chỉ nghe lời xúi đứng về phía tôị Chưa từng nghe ai đứng về phía anh ấy, những chữ khía cạnh đáng tha thứ là những chữ chưa bao giờ có mặt trong tự điển cuộc tình nhiều nước mắt của tôị Vâng! Tôi phải tìm cách tha thư.

Vẳng bên tay tôi nghe mơ hồ không biết là tiếng ông ta hay tiếng từ trong lòng tôi phát rạ "Tha thứ ở đây không có nghĩa là dối lòng, che mắt không biết đến những chuyện đã xảy rạ Tha thứ đây là thông cảm với những yếu đuối vật thể của con người trước hoàn cảnh đẩy đưạ Tha thứ là mở đường thực hiện tình mẫu tử gián đoạn từ lâụ"

Tôi thầm cám ơn người đối thoại đã đưa cho tôi một giải pháp khiến mình có được sự thanh thản cần thiết. Trạm tới không là ngưõng cửa vào địa ngục mà tôi phải cầm gươm đánh nhau với quỷ dữ như mình đã hình dung, trạm tới là bước đầu tôi tập luyện thành người có cái minh triết nhìn sự kiện trên khía cạnh sâu sắc nhứt để đem lại hạnh phúc cho tất cả người trong cuộc. Cái tôi sẽ không bị xóa tan như tôi tưởng mà sẽ phát triển ra cao rộng, bao la hơn khi tôi đem tình thương lại cho con, cho anh ấy, và đem cái nhìn lân mẫm đến kẻ thứ bạ Tôi nhắm mắt chìm trong giấc ngủ thoải máị

Anh chia tay tôi ở trạm đợi khu A để tôi sang chuyến đi Florida, nói là đi về trạm đợi của mình ở khu B nhưng không nói sang chuyến đi về đâụ Trước khi quay lưng anh nhìn vào mắt tôi cười cười, điệu bộ lừng khừng. Tôi biết anh thấy trong đó ánh mắt tươi sáng mùa Xuân của tôi do anh cho trong chuyến bay vừa rồị Cho tới bây giờ tôi vẫn chưa biết tên và cũng không biết anh sống ở đâu, làm gì trên cái xứ Mỹ to lớn nầỵ


Hết

103

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2008

Băng Tuyết Mỹ Nhân



Sau khi chú tôi nghỉ hưu ở bệnh viện thành phố, ông về thị trấn mở phòng khám, chữa bệnh tư. Tôi thi rớt đại học, việc nông lại chẳng biết, ở nhà nhàn rỗi không có việc gì làm, tâm tính đâm ra bất ổn. Cha tôi thấy thế sốt ruột quá, đành mặt dày mày dạn van vỉ chú tôi, cho tôi được học việc ở phòng khám của ông.

Chú tôi vốn là thầy thuốc nông thôn kiểu "dầu cù là". Đông y, tây y, nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, phụ khoa, phàm người nào có bệnh tìm đến, ông đều chữa tuốt. Chữa khỏi hay không đương nhiên là chuyện khác. Sau khi cải cách mở cửa, chú tôi thi vào lớp chuyên tu của Học viện quân y tỉnh học hai năm, trở về bệnh viện thành phố mặc áo choàng trắng, đi găng tay, trở thành bác sĩ ngoại khoa mổ bụng moi ruột người. Hai năm chuyên tu ở Học viện y khoa của tỉnh làm chú tôi như hổ thêm cánh, to gan lớn mật, chỉ có bệnh người ta không dám mắc chứ không có dao nào mà chú tôi không dám mổ.

***
Tôi học việc với chú đã được hơn nửa năm. Công việc chính của tôi là quét nhà, đun nước, trưa đi mua ba hộp cơm, hai hộp mời chú thím và một hộp phần tôi. Vào mùa đông, tôi còn có thêm việc nữa là nhóm lò. Lò để ở gian ngoài, có lắp mấy ống dẫn hơi vào phòng mổ bên trong cho ấm.

Hôm ấy tôi vừa nhóm lò xong thì thấy con chó mực quắp đuôi, trên lưng đầy tuyết đi qua. Nó đi rất cẩn thận như sợ đánh rơi tuyết trên lưng. Tôi vội đứng lên, lấy khăn lau cửa kính để nhìn cho rõ con chó, thì thấy một người thiếu nữ dỏng cao từ phía sông Mã Tang đi tới. Tôi nhận ra ngay đó là Hỉ Hỉ, một bạn học gái của tôi. Cô là con gái bà Mạnh. Nhà bà ở ngay mặt phố, mở quán lẩu đầu cá, nên người trong thị trấn gọi bà là Mạnh đầu cá, cô con gái cũng được gọi bằng Tiểu Mạnh đầu cá. Cô cao như mẹ nhưng thon thả hơn nhiều, cô có đôi môi đầy đặn, tươi rói, hơi cong cong, trông thật kiêu ngạo mà cũng thật nghịch ngợm. Tên cô là Mạnh Hỉ Hỉ.

Hồi tôi còn chơi với mấy đứa càn quấy, tôi có đến ăn lẩu đầu cá ở hàng bà Mạnh, nhưng mỗi khi tôi trông thấy Mạnh Hỉ Hỉ từ xa là lòng tôi lại đau nhói. Cô đang bị đám bạn mất dạy của tôi vây quanh, chúng động chạm chân tay vào thân hình xinh đẹp của cô mà cô chẳng hề bực tức. Sau đó tôi thường tìm cớ gây sự, đánh nhau với bọn chúng, và mặc dù chúng còn nhẹ tay nhưng đã đủ làm tôi xưng vếu mặt mũi. Một lần tôi lấy lá bạc hà che cái mũi bị sưng tím từ bờ sông đi về thì vừa hay gặp Hỉ Hỉ. Tay cô dương chiếc dù màu sáng, trên người mặc áo mỏng tang như cánh ve, bên dưới là chiếc váy da ngắn cũn, tay bôi móng đỏ chót, móng chân cũng đỏ như vậy, cổ tay đeo dây chuyền vàng, cổ chân cũng đeo dây chuyền vàng, rõ ra vẻ của loại "bán cái ấy". Cô mỉm cười hỏi tôi, hàm răng như trắng bóng hơn: - Sao bạn lại ra nông nỗi này?

Tôi nhổ một bãi nước bọt xuống đất trước chân cô, quay người đi luôn. Trực giác cho tôi biết Hỉ Hỉ còn đứng đó nhìn theo nhưng tôi không ngoảnh đầu lại, tôi không hiểu vì sao nước mắt đã lưng tròng...

Lúc này tôi lại nhớ đến cha tôi. Khi ông nghe người ta bàn tán về chuyện phát tài của gia đình cô, cha tôi nói: "Phải tích đức cho cái mồm chứ! Người ta mẹ goá, con côi, mà mở được cửa hàng lớn. Các người không thích người ta phát tài, thế người ta chống gậy đi ăn mày thì các người mới hả lòng hả dạ hay sao?".

Tôi biết cha tôi nói đúng nhưng hễ cứ nghĩ tới cái dáng phong lưu của Hỉ Hỉ thì trong lòng tôi lại như có lửa đốt. Tôi thường vén đùi tự chửi rủa: "Hỉ Hỉ là vợ, là chị của mày à? Đã chẳng phải vợ, chẳng phải chị em, mày có tư cách gì để quản người ta?". Sau khi học việc với chú, tôi không nghĩ nhiều đến cô nữa. Có nghĩ đến chỉ hơi buồn chứ không còn cảm giác muốn chết như trước.

***
Nhìn Hỉ Hỉ từ phía sông Mã Tang thong thả bước tới thì tôi cảm thấy có chuyện lạ. Trước hết là cô xuất hiện ở chỗ không cần xuất hiện - cửa hàng lẩu cá của nhà cô cách phòng khám bệnh của chú tôi rất xa, không cần tới rửa cá ở con sông trước cửa phòng khám bệnh, hai là tôi vừa nghĩ tới Hỉ Hỉ thì cô đi tới. Tôi không thể xác định cô đi đâu. Ở đầu đằng đông thị trấn mới mở một khách sạn tắm nước nóng. Người đến khám bệnh nói nơi ấy rất tập nập, nhiều đại gia các tỉnh khác đến đấy thả hồn, lẽ nào Hỉ Hỉ cũng đến đấy "làm ăn" với các đại gia? Tôi thấy tim đau nhói. Hỉ Hỉ đang đi đến gần hơn, tôi mong chỉ nháy mắt cô sẽ đi qua phòng khám bệnh. Tôi biết khi tôi nhìn bóng dáng cô mờ dần trong tuyết bay, tôi sẽ càng đau khổ hơn nữa, song tôi vẫn muốn cô đừng gõ cửa phòng khám rồi bước vào. Tôi đang nghĩ ngợi lung tung đến ứa nước mắt, cô đã đến trước cửa phòng khám. Một phút, hai phút rồi ba phút... Trời ơi, thế ra cô dừng lại ở trước cửa phòng khám hay sao? Nghe thấy tiếng gõ cửa khe khẽ, tôi nhảy bổ ra cửa, giật mạnh. Một luồng khí lạnh tươi mới ùa vào mang theo cả mùi nước hoa của cô - thứ nước hoa hồi còn học chung lớp, đã quen thuộc với tôi.

- Bác sĩ Quản có nhà không? - Cô gật đầu với tôi, dịu dàng hỏi.
- Không... nhưng chú tôi về ngay bây giờ.
Cô cụp ô, giẫm chân mấy cái cho tuyết rơi, cởi áo khoác da dê đắt tiền khoác vào tay rồi ôm chặt trước ngực như sợ ai lấy mất. Giọng cô khàn khàn, mặt cô trắng bệch, trán đẫm mồ hôi. Tôi vội hỏi:
- Bạn ốm đấy hả?
- Không sao...

Vừa lúc ấy, chú tím tôi bước vào. Hỉ Hỉ ôm áo lông đứng lên chào. Chú tôi chỉ "hừ" một tiếng, không thèm nhìn, còn thím tôi thì nhìn cô như thể mẹ chồng xoi mói, muốn tìm một lỗi gì đó ở con dâu. Bà mát mẻ:
- Thì ra là Mạnh tiểu thư, khách hiếm tới phòng này. Sao thế, cô đau ở đâu? Mời ngồi, mời ngồi!
Mạnh Hỉ Hỉ ngồi xuống ghế, ngượng ngịu, vẻ mặt càng khó coi hơn, trán vẫn đổ mồ hôi. Hai mép vốn cong lên, bây giờ quặp xuống, hình thành nếp nhăn, chạy mãi xuống tới cằm.
- Đau ở đâu - chú tôi hỏi.
Hỉ Hỉ nhích ghế ngồi đối diện với chú tôi, môi run run toan nói thì cửa bỗng bị tông bật ra, một bà béo mặc áo đen lăn vào như một quả bom:
- Mẹ tôi nguy lắm... Vừa nôn vừa đau bụng, ngất đi rồi, thế mà hai ông con trai cứ mặc kệ... Mời bác sĩ...
Lúc ấy ngoài đường có tiếng đàn bà kêu: "Đau quá, chết mất thôi...", rồi thấy hai người đàn ông dùng cánh cửa cáng bệnh nhân vào. Chú tôi đưa tay nắn chỗ da bụng đã phát đen của bà ta, nói:
- Viêm ruột thừa có mủ rồi, phải mổ thôi.
- Hết bao nhiêu?
- Năm trăm!
- Xin bác sĩ chữa cho. Hai em trai tôi không trả thì tôi trả - Người đàn bà béo nói.
Lát sau trong phòng mổ có tiếng bệnh nhân kêu ré như lợn, rồi im lặng, chỉ có tiếng dao kéo va vào nhau lanh canh. Tôi biết chú tôi đang c184