This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2006

Bà Lão Lòa



76 tuổi đầu, mỗi bữa thất thểu ăn một lưng cơm, bà lão lòa ở nhờ một đứa cháu họ, thật đã lắm phen cực nhục. Cháu bà, một bác đánh giậm, với vợ, một chị mò cua bắt ốc, khốn thay, dưới nách hai đứa con mọn, cũng đã lắm phen nhăn nhó vì chẳng đủ ăn.

Hai mươi năm về trước, bà lão lòa này còn là người có của trong làng. Con trai bà nó chơi, nó phá, nó bán ruộng, cầm nhà rồi nó bỏ bà nó đi, chẳng biết đi đâu, lòng mẹ đối với con tuy có giận mà vẫn có thương, bà khóc lóc một mình đến nỗi lòa cả mắt. Trong thời bà còn giàu có, ngoài những việc cúng tiền tô tượng đúc chuông, bà còn năng giúp đỡ kẻ nghèo khó; trong họ ngoài làng, nhiều người đã được nhờ bà mà đến khi gặp bà bước khốn cùng thì chẳng ai thương cả. Cũng vì xưa kia đã nhiều phen ngửa tay nhận lấy đồng tiền cứu giúp của bà, bác đánh giậm đành cắn răng, vuốt bụng, nhắm mắt nuôi cô trong lúc hoạn nạn.

Nhưng vốn bị ma nghèo ám ảnh, mới nuôi cô được độ ba năm, bác đánh giậm đã thấy nản lòng. Cái cảnh túng bấn nó thường đẩy người ta vào chốn bùn nhơ, nó thường buộc người vào vòng tội lỗi, đối với bác đánh giậm, ác hơn, nó làm bác quên bỏ cả lương tâm. Quên hẳn cái ơn ngày trước, bác ta chỉ còn biết xót ruột khi bà lão lòa lò rò ngồi vào mâm, cướp cơm của vợ, của con nhà bác.

Buổi chiều hôm ấỵ..

Trước túp lều tranh xiêu vẹo như chỉ còn chờ một trận gió to là đổ ụp xuống, cái sân đầy những bã mía, lá khô, một mâm cơm bát đàn đũa mộc trong để đĩa cá rô kho chuối với đĩa cá đen sịt đen sì, cầm trên tay mấy bát cơm ngô vàng ói, bà lão lòa, bác gái và hai đứa bé chỉ còn chờ bác trai rửa mặt rửa chân tay, ngồi vào là cùng cầm đũạ Đàn ruồi vù vù bay lung tung như đánh trận, hết bâu đầy vào mấy nốt mụn chốc trên đầu thằng cu con lại bay xuống đặt mình vào đĩa cá.

Bác trai, người mảnh khảnh, đen như củ súng, trán răn, má hóp, mắt kèm nhèm, mặc cái áo vải vá đã đến năm mười miếng mụn, đóng khố, vừa ngồi xổm xuống đất cầm lấy bát cơm, vợ đã vội hỏi:

- Bố nó hôm nay kiếm được bao nhiêu tất cả...? Ấy tôi chỉ được có bốn sóc cua hai xu với một mẹt tôm riu năm xu là bảy đấy thôị Gạo ăn bữa mai hết rồị..

- Hôm nay được thêm mẻ lươn thì, ác quá, gặp đứa nào cũng trả rẻ, lang thang khắp chỗ, mãi đến chiều chẳng thấy ma nào hỏi lại phải bán tống bán tháo đị.. cả ếch cả cá cũng chỉ được ngót hai hàọ

Vợ nhìn chồng thở dài rồi lại nhìn đến niêu cơm. Thằng cu lớn xới một bát nhường cho em, còn mình thì cầm cái đũa cả, gắp những hột còn dính lạị Bà lão lòa, ăn hết một lưng, tay lẩy bẩy chìa bát ra toan xin ít nữa, chưa kịp nói, bác gái đã quát:

- Hết rồị..! Còn đâu nữa mà chìa mãi bát rạ.. Đến tôi đây quần quật suốt ngày, đã ốm cả xác mà cũng chỉ được có ba lưng thôi đấỵ.. Bà không phải làm gì, ngồi nhà ăn ít cũng được.

Bà lão giật mình, đớ người ra một lúc rồi đứng lên đi vào trong nhà, ngồi xuống bậu cửa, lấy cái tăm gài trên mái tóc xuống xỉa răng.

Mặt trời sắp lặn, còn xiên qua lũy tre xanh, tầu lá chuối mà rọi ánh sáng đỏ đó vào gian nhà. Dưới những đám mây thiên hình vạn trạng mầu cá vàng chăng dọc chăng ngang phủ kín một bầu trời, một đàn sếu xếp hàng chữ nhân bay từ Bắc về Nam, vươn cổ kêu oang oác. Trên mấy ngọn tre gió thổi ngả nghiêng, dăm ba con chèo bẻo tung tăng chuyền cành này sang càng khác, còn đua nhau hót như muốn cất giọng chào mặt trời truớc khi vào tổ.

Bà lão lòa ngồi trầm ngâm chống tay lên trán, nhân hôm ấy chiều trời êm ả, gió thổi hây hây, chim kêu xào xạc mà một mảnh đời dĩ vãng như một luồng chớp nhoáng, trong trí bà lại thấy hiện ra:

Ngoài cổng, một ông lão ăn mày lụ khụ đến ăn xin. Con vện con vàng đang nằm trong sân bỗng nhảy xổ ra cắn xa xả. Tiếng một bà ngồi trên sập gụ bên trong quát thằng nhỏ ra mắng chó, giắt ông lão ăn mày vào thết một lưng cơm.

Bác nhiêu B, vừa bị nạn hỏa, rủi đâu, vợ lại hậu sản mà chết. Trong gian nhà lụp xụp, thằng cu lớn, cái đĩ con ngồi mã la mã lệnh với thằng cu mới đẻ, cuộn tròn trong cái tã nâu, nằm ngay cùng giường cái xác mẹ nó. Tiếng ba đứa trẻ khóc như rị Cả đêm hôm trước, bố chúng nó ôm đầu mà khóc, sáng hôm sau mới bảnh mắt đã thấy đội nón ra đi, mặt trời lên đến đỉnh đầu rồi mà chưa thấy về, bụng chúng nó đói cào như muối xát. Bỗng thấy ai nói văng vẳng như tiếng bác nhiêụ Thằng cu lớn quệt nước mắt, lủi thủi bước rạ.. Quái thay! Một bà khách lạ nào miệng bỏm bẻm nhai trầu, váy sồi, áo lụa, xệ nệ trên đôi dép da cong, bước vào nhà ôm lấy thằng cu con mà kêu: tội nghiệp! Rồi thấy bà khách cởi hầu bao, lấy ra một cuộn giấy bạc, bác nhiêu đưa hai tay nhận lấy, dòng dòng nước mắt tạ ân.

Giữa chợ gần chỗ hàng gà, hàng cá, mùi hôi tanh xông lên nhức đầu, một đám đông xúm quanh một người đàn bà ăn mặc rách rưới, tay ôm đứa bé chừng bốn năm tháng.

- Thưa bà, cháu chỉ lấy có năm đồng thôi đấy ạ.

- Thôi, chả của đâu mà trả đến năm đồng. Trông gầy thế kia, biết rồi có sống được không? Ba đồng đấy, bằng lòng đi!...

Người nọ xô người kia, chen nhau len vàọ Có người đứng ngoài, không hiểu chuyện, tưởng họ mặc cả gà, khi kiễng chân, nghển cổ nhìn vào mới rõ. Giọng nói phều phào một bà cụ già lụ khụ:

- Rõ tội nghiệp chưa! Tôi mà có năm đồng thì tôi trả ngaỵ..!

Bỗng có một bà ăn mặc lụa là, người trông phúc hậu, len lỏi vào cất tiếng dõng dạc hỏi:

- Này nhà bác kia! Làm gì mà đến nỗi phải bán con đi thế?

- Thưa bà, nhà con phải bệnh, liệt giường liệt chiếu đã hơn nửa tháng nay, không có tiền thuốc thang gì thì chết mất. Con phải bán cháu đi để cứu lấy nhà con, mất đứa này còn mong đẻ đứa khác chứ để chồng chết thì rồi tất chết cả mạ con cháụ

Nước mắt chảy xuống dòng dòng, nỗi thương đưa lên nghẹn cổ, người đàn bà không nói được nữa, gục đầu xuống mặt con mà khóc nức nở.

- Nàỵ..! Cứ ẵm cháu về, đừng có bán nó đi mà phải tội đấy! Năm đồng đây tôi xin giúp. Hãy cầm về mà liệu thuốc men cho bác traị

Người kia ngạc nhiên ngơ ngác nhìn lên, mãi chưa dám tin là thật, bàng hoàng như đang lúc chiêm bao, giơ tay ra nhận tiền, rồi không biết nói thế nào với vị ân nhân của mình, phục ngay xuống đất mà rưng rức khóc. Đám người tản mát, có kẻ thì thào: người đâu mà phúc đức tệ!

Ấy đó, đổi lại bao nhiêu điều thiện xưa kia ông trời cay nghiệt nay đều trả bà bằng hai con mắt lòa với một cảnh ăn gửi nằm nhờ cực kỳ khổ sở. Cho rằng kiếp xưa tiền oan nghiệp chướng chi đây, nghĩ thương mình, thương đứa con bất hiếu, thương vợ chồng con cái bác đánh giậm, bà lão lòa thổn thức, trên hai gò má răn reo lại thấy mấy giọt nước mắt chảy ròng ròng. Bà lão gục đầu xuống gối tỉ tê khóc không ra tiếng, chỉ thấy sụt sùi hậm hực, khiến thằng cu con lò rò bò đến với bà, không hiểu ra sao bỗng cũng khóc thét lên. Bác gái chạy vào bực mình xỉa xói:

- Này bà! Bà đừng làm sốt ruột...! Bà ăn xong bà đã chẳng làm được việc gì thì cứ ngồi yên một chỗ hay ẵm cháu giúp tôi, bà đừng có sụt sùi khóc lóc, đây không ai chết mà bà phải khóc...

Giọng nói day dứt mà lanh lảnh như từng nhát búa bổ vào thành sắt vang động bên tai, bà lão hoảng hốt trong hai con mắt lòa trợn trạo cầm nước mắt cho khỏi chảy ra, trông rõ đôi tròng trắng đảo đi đảo lạị..

- Trời làm đói kém thế này, vợ chồng chúng tôi không thể nuôi bà được nữa đâu, bà phải liệu mà giúp đỡ chúng tôi mới được. Rồi từ mai trở đi, để thằng cháu nó giắt bà ra đầu đê, bà ngả nón dưới bóng cây gạo mà ngồi, thấy tiếng người chợ búa qua lại thì bà chìa rá ra xin, nếu có được mỗi ngày một vài xu cũng là đỡ được cái mồm bà rồi đấỵ..

+
+ +

Đã được nửa tháng nay, sáng nào cũng thấy thằng cu lớn dắt bà ra ngồi đầu đê rồi chiều đến lại dắt về. Trong bọn những người chợ búa qua lại con đường cái quan, tạt vào đường đê, thấy một bà lão lụ khụ, hổn hển thở, ngẩng đầu chìa nón kêu van, cũng đôi khi có người vứt cho một vài đồng kẽm. Chẳng may, nếu hôm nào về tay không thì vợ bác đánh giậm - cháu bà - lại nghiến răng xỉa xói thậm tệ:

- Hôm nay chẳng ai thí cho bà đồng nàọ..! Bà có biết thế là bà lại ăn phần cơm của thằng cu lớn đấy không? Từ mai, bà liệu mà kêu to lên mới được... Hay tại bà ngồi dưới bóng cây mát mà ngủ thiếp đị..? Bà liệu đấỵ..!

Bát cơm ngô điểm quả cà thiu, bà lão lòa trước khi và vào mồm đã chan đầy như canh bằng nước mắt.

Một ngày kia, trời tháng ba nắng gay gắt, bà lão lòa dưới gốc cây gạo, ngồi từ sáng đến quá trưa, bụng đã đói mềm mà chẳng thấy nguời khách đi đường nào vứt cho lấy một đồng trinh. Trên cành cây, thỉnh thoảng lộp độp rơi xuống đường đê một vài bông hoa gạo, mỗi khi quạ cái tha mồi về tổ cho con lại đập cánh sập sè vươn cổ kêu: quà! quà...! như gợi một mối thương cho người ngồi dưới gốc.

Xa xa, trong cánh đồng bát ngát một màu xanh, mấy người làm ruộng nhễ nhại mồ hôi, chẳng ai buồn nói chuyện với aị Một đàn chim vành khuyên trong bụi rậm kia đang chuyền cành này sang cành khác cũng không con nào kêu hót, kiếm ăn một cách rất lặng lẽ. Phong cảnh dường như mệt mỏị Những tiếng vang động đều bị sức nóng mặt trời át mất hẳn đị Trên con đường cái quan, thỉnh thoảng thấy tiếng một cái xe hơi như một mũi tên bay, vo vo chạy qua rồi biến mất vào trong đám bụi mù xa tít,... bốn bề im lặng như tờ. Hai cánh tay khẳng khiu ôm lấy bụng mà nhăn nhó, cố quật lại với cái đói nó cào xé ruột gan, bà lão lòa thở hổn ha hổn hển.

Chợt có tiếng người dẫm lạo xạo trên đống lá khô, đi về phía mình bà lão vội chìa ngay nón:

- Lạy ông đi qua, lạy bà đi lạị..! Cứu cho thân tôi lấy một miếng cơm...

- Tôi đâỵ..! Phải ai đâu mà lạy với lục...? Bà được đồng nào chưa thì đưa đây cho tôị..

- Đã được đồng nào đâụ..? Chẳng thấy ai đi qua đây cả... Mẹ nó có dắt tôi về thì dắt, tôi đói lắm rồị..!

- Bà đói à? Bà đói thì dễ tôi no à? Bà hãy ngồi đấy xem sao, buổi chợ chiều nay, rồi họ về qua đây nhiềụ.. chốc nữa, tôi sẽ bảo thằng cu nó ra nó dắt...!

Rồi bác ta thoăn thoắt bước đi, cái váy cũn cỡn để lộ hai ống chân trùng trục, đen thui, giỏ cua đeo sau lưng cũng theo nhịp từng bước mà lắc đi lắc lạị.. Về đến nhà, sung sướng thay đã thấy bác trai ngồi phì phèo thổi lửa làm cơm dưới bếp. Nghĩ thầm hẳn bố nó hôm nay được mẻ phát tài, bác ta rửa chân tay xong, vào hú hí ngay với con.

Bỗng trên trời mây kéo đen nghịt tối sầm hẳn lại, rồi nổi một cơn giông. Bác đánh giậm chạy vội ra sân vơ quần áo đem vào nhà, giục thằng cu lớn mau mau chạy ra để dắt bà về kẻo mưa to gió lớn. Nghe câu ấy, bác gái ngồi ôm con một góc giường cau mày ngẫm nghĩ: thật vậy! Ba bốn năm nay, bác ta đã nhịn như nhịn cơm sống ấy rồi, quá lắm thì không chịu được. Mặc kệ bà ấy! để bà ấy chết quách đi cho rảnh mắt...!

Rồi hiện ra lần lượt trong trí bác những ngày trở trời trái gió, những ngày lửa hạ chang chang, ruộng khô đồng nứt, kiếm chẳng ra tiền, hai đứa bé bò nheo bò nhóc, một niêu cơm ngô chia khắp cả nhà, bụng mẹ đã chẳng được no, còn lấy đâu ra sữa nuôi con... Mà bà lão lòa kia thì, ngày kiếm được một vài xu cũng như ngày không kiếm được đồng nào, chẳng nhịn được bao giờ, cứ đến bữa là ngồi vào mâm, chìa bát ra cho thằng cu sớị Không, không! Không thể thế được...! Bà lão ấy chỉ là một bà cộ.. mà lại là cô họ một người chồng, có lẽ nào báo hại mãi nhaụ..?

- Kìa! Thằng cu! Tao bảo thế nàọ..? Không bỏ bếp đấy mà ra dắt bà về à? Ông lại đét cho bây giờ.

Bỗng bác gái đặt phịch con xuống giường, quặn mình nhăn nhó:

- Ối trời dất ôị..! Ối trời dất ôị..!

- Chết chửạ.. làm sao thế? Sao thế hở mẹ nó?

- Sao mà bụng tôi cứ thấy đau xoắn lại thế này! Ối trời dất ôi, đau thế này thì đến chết mất thôị..

- Chết chửa! Kìa thằng cụ.. ẵm em dỗ đị.. dỗ đi cho nó nín đi rồi dậy đấm cho u mày một chốc... để tao đi nướng hòn gạch mà chườm bụng vậỵ.. Rõ khổ chửả

Bên ngoài mấy hạt mưa bắt đầu ném vào mái tranh lộp độp rồi trời đổ cơn xuống rào ràọ Dần dần mưa càng to, gió càng mạnh, mỗi lần một luồng gió thổi trên không nghe ào ào là một lần nước đổ như trút xuống sân. Trời tối mịt. Thấy mẹ đã ngủ được yên, thằng cu bước xuống đất, phong phanh trong tấm áo vải, ra tựa cửu đứng nhìn.

Tiếng sấm động ù ù, mỗi khi chớp nhoáng chớp nhoàng nó lại nom rõ thấy giữa những vũng bong bóng phập phồng, những dây nước ròng ròng từ mái tranh rỏ xuống. Rồi thỉnh thoảng lại đánh "đoành" một cái, những tiếng sét vang trời đánh nhịp, hòa theo với tiếng mưa rả rích, tiếng sấm hục hặc, nổi sôị..

Chợt nghĩ đến bà nó ở ngoài đầu đê không biết ra sao, quay lại nhìn thì bố nó vẫn lúi húi dọn cơm, nét mặt thản nhiên như không, thằng cu phụng phịu nét mặt, hỏi gắt:

- Kìa thày! Thế bà ở ngoài đầu để

Nó chưa nói hết câu, bố nó đã như bị một luồng điện giật, nẩy người ra, mắt tròn xoe, mãi mới nói được.

- Chết chửa! Biết làm thế nào bây giờ? U mày đau bụng, kêu rối rít lên, làm tao cũng quên bẵng đi mất...

- Thế thì chắc bà chết rét mất rồị.. Còn gì nữạ..

Nghĩ đến cái chết của bà lão lòa ở ngoài đầu đê - tình cháu đối với cô - bác đánh giậm rùng mình, rợn tóc gáỵ Nhưng bác tự dối lương tâm, bác đáp lại con:

- Ôi già... chả việc gì phải sợ... dễ bà lại không biết lần mò đến một cái quán nào đấy mà ẩn hay saọ..?

Rồi bác gọi vợ con dậy ăn cơm. Bữa ấy bác gái tuy kêu đau bụng mà cũng cố ăn được đến bốn năm lưng, mặc dầu hai đứa bé không thấy bà nó đâu, thường nhắc đi nhắc lạị

Trời vẫn mưa, lúc to lúc nhỏ, rả rích suốt đêm.

Sáng hôm sau, ánh sáng mặt trời xé những đám mây bay tan tác, chiếu xuống, trông lại càng tươi càng đẹp. Trên mặt đường đê, nước đóng từng vũng, những người đàn bà gồng gánh ra chợ phải xắn váy vén quần, lội bì bõm, hễ ai hơi trượt chân muốn ngã là cả bọn lại khúc khích cườị Những đám cỏ bấy lâu phơi nắng xám cả màu, sau một trận mưa rào đã trông thấy ngay cái vẻ tươi tốt. Trên mấy cây bàng, một đàn chim sâu, con ngửa cổ uống nước, con đập cánh rũ lông, kêu hót vang taị Vệ đường loáng thoáng thấy cành cây rơi rải rác...

Phong cảnh trông có vẻ khoan khoáị Cái khoan khoái của phong cảnh sau trận mưa rào cũng như cái khoan khoái của người sau khi tắm gộị

Bác đánh giậm hôm ấy dậy rất sớm, đóng khố, cài rổ, vác vợt ra đị.. Mon men ở dưới chân đê, lội lõm bõm qua mấy vũng bùn lầy xa xa, phía dưới cây gạo - chỗ bà lão lòa vẫn ngồi, bác thấy giữa ruộng, trong một đám mạ xanh tươi tốt, một đàn quạ, con bay con liệng, kêu sào sạc rồi đậu xúm xít vào một chỗ. Bụng tưởng hẳn là một tổ rắn chi đây, bác ta vác ngay một vợt tre lên mặt rồi phăm phăm chạy lạị Đàn quạ vùng bay lên rồi tản mác đị.. Chao ôi! Bước vừa đến nơi thì bỗng bác ta rú lên một tiếng, trợn mắt rít răng mà ngã phục xuống cạnh một cái xác, cái xác một người đã bị quạ mổ nát nhừ, xác bà lão lòa bị gió thổi xuống ruộng đêm hôm trước.
160

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2006

Ao ước



Nếu bây giờ tòa án gọi ta tới và tuyên bố cấp cho ta Pass, một cái Pass tỵ nạn chính hiệu chứ không phải mảnh giấy Duldung [1] có hình ảnh con đại bàng dữ tợn và kiêu hãnh cho phép tạm dung từng tháng trong điều kiện nửa đêm cũng có thể bị lôi cổ dậy tống lên xe dông thẳng ra sân bay ấn lên khoang một cái máy bay nào đó quy cố hương thì ta sẽ làm gì? Đầu tiên là ngủ. Sẽ lên giường từ tám giờ đêm hôm trước, ngủ, thức, ngủ cho tới tám giờ đêm hôm sau. Rồi sẽ dậy, đánh răng rửa mặt, đóng bộ. Nhất định không phải là bộ đồ đen có đầy đủ nơ gilê vét mà nhiều thằng vẫn diện vào chụp ảnh gửi về nhà làm cả nhà lác mắt vì vẻ sang trọng của thằng con đương kim bồi bàn quán Tàu. Và sau đó?

Sau đó tôi sẽ gọi taxi đưa tới nơi hôm trước tôi vẫn còn làm việc - một cái quán Tàu có tên là Hoàng Gia viết bằng tiếng Việt. Sẽ đi thẳng vào bếp, ung dung, cởi mở và không có vẻ gì định giúp đỡ đám đồng nghiệp cũ. Sẽ bình tĩnh đứng nghe gã chủ quán vốn là người Tàu chính cống nhưng không biết tiếng Tàu lắp bắp một hồi những câu chửi rủa đầy tức giận vì sự chậm trễ của tôi và vì sự trơ tráo của tôi. Rồi tôi tuyên bố tự Kăndigung. Đòi nốt số tiền tháng nào gã chủ cũng tươi cười bảo vay "thì cậu vẫn làm ở đây, tiền của cậu cũng ở đây chứ có đi đâu". Tôi, bao lâu rồi vẫn biết tiền của tôi đi đâu, nhưng vì không thể để mất chỗ làm chui dù sao cũng không dễ kiếm này nên đành tươi cười lại. Lần này thì đừng hòng! Tôi sẽ về nhà sớm hơn mọi ngày. Mọi ngày, thường phải một rưỡi hai giờ sáng tuỳ mùa đông hay mùa hè tôi mới lần mò về được đến nhà. "Con mèo nhỏ của tôi", trọng lượng nay chừng xấp xỉ bảy mươi cân chia cho chiều cao một mét năm ba đang say sưa ngủ. Chưa bao giờ nàng có ý định rời bỏ cái gối ôm để thức dậy ôm tôi và mang ra đặt trước tôi một cái gì đó. Một cái đĩa chẳng hạn. Tôi đã bao nhiêu lần thèm thấy một cái đĩa như thế, nguội lạnh cũng được, để được tin rằng ‘con mèo nhỏ’ của mình không trong quá trình phát triển thành cáo. Để được tin rằng... thèm ước bao giờ cũng là một thứ tự do không phải đóng thuế. Nàng cứ ngủ. Ngày hôm sau thức dậy coi như là tôi cũng đã ngủ, nàng đánh thức tôi bắt tôi đánh thức cái xe cà khổ để đưa nàng đi mua bán, đi thuê phim chưởng và phim tình cảm Hồng Kông. Nàng luôn luôn rời xe trong bộ dạng của một người chỉ nhân tiện có người mời thì đi cùng chứ không phải là đồng chủ xe với tôi. Nàng nói rất to ở những chỗ tôi chỉ muốn không ai để ý tới mình và gia đình mình. Điều đó không biết vì sao lại làm tôi đau đớn.

Nhưng bây giờ thì đừng hòng. Việc nàng có được ở lại cùng tôi không phụ thuộc hoàn toàn vào cái Pass của tôi. Vậy thì tôi phải là chủ nhà như lẽ ra đã là. Vậy thì tôi có quyền quyết định. Cho em Urlaub [2] ở nhà. Anh sẽ làm một chuyến đi xa!

Tôi sẽ sang Hung, sẽ tìm xem mặt cậu trai vợ tôi vẫn thường thư đi từ lại. Tôi biết cậu ta đồng hương phố với tôi, cận thị như tôi, và ngoài ra, trong cộng đồng người Việt tại đó, đẹp trai nhất nước cộng hòa. Và tôi sẽ mời cậu ta, mời cả bồ cậu ta (nếu có) đi khắp nước Hung. Thành Eghe. Cánh đồng Mô-hat. Những ngôi sao trên bầu trời Budapest. Chúng tôi, tôi tin chắc thế, sẽ trở thành những người anh em tuyệt vời. Và khi trở lại Đức, chính tôi sẽ thư đi từ lại với cậu ta - cái việc mà bấy lâu nay tôi giao phó hoàn toàn cho vợ vì mệt quá buồn quá chán quá.

Tôi sẽ đi Mỹ. Sẽ dọc ngang ở phố Bôn-sa. Sẽ xem mặt những ông bà người Việt nổi tiếng. Chẳng hạn như cái ông viết những lá thư từ Hoa Thịnh Đốn. Ông liến thoắng với ‘bạn ta’ sao mà tài. Ông đã làm tôi có lúc bị vợ tưởng là ngớ ngẩn khi ngồi cười hớn hở vào đúng lúc nàng sắp bão nổi lên rồi. Nàng im bặt, nhìn tôi chằm chặp đầy vẻ đau đớn kinh hoàng. Tôi thích vẻ đau đớn ấy của nàng và không giải thích rằng tôi vừa nhớ tới một lá thư ông ấy gửi ‘bạn ta’. Bi hài kịch gia đình ông ấy vẽ ra nhân một câu hỏi liên quan tới tình yêu của mẹ cháu sao mà đúng với hoàn cảnh của tôi từ khi trót dại với nàng đến thế!

Thời gian dài nhất và phần tiền to nhất tôi sẽ dành cho chuyến sang Liên-xô. Liên-xô. Chứ không phải là nước Nga của ông tổng thống chiêu hồi mặt bị xị vì rượu bây giờ. Liên-xô - Đất nước mênh mông vĩ đại; Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Tôi biết bao nhiêu điều về Liên-xô. Dòng sông Ne-va. Ôn-ga Bec-gôn. Thành phố chín trăm ngày bị phong tỏa. Bức tượng Pi-e Đại đế. Những vườn hoa lặng lẽ và những pho tượng trắng lặng lẽ. Như thời gian. Những hàng rào gang tuyệt xảo. Tấm biển "Tránh đừng động vào cây mùa lá rụng" [3]... Thật lạ lùng là tôi có một ấn tượng sâu đậm như thế với Lê-nin-gơ-rat. Nơi tôi chưa đến bao giờ.

Tôi sẽ đi Daghextan để xem ‘con người và những ngôi sao xa’ [4] ở đấy có gì khác từ khi Liên-xô vỡ vụn. Tôi sẽ tới Kiêcghidi ngắm núi đồi và thảo nguyên, thử thở mùi ngải cứu héo trong gió và nắng của xứ sở này, và sẽ nhớ, sẽ ước ao một người phụ nữ. Không bao giờ là vợ tôi. Mà là nàng Gia-mi-li-a kiêu hãnh, cam chịu, tha thiết và liều lĩnh. Từ ngày cái ông viết Gia-mi-li-a làm chính trị, nhảy vào rồi lại nhảy ra khỏi bộ sậu của Yeltsin chả thấy viết được một cái gì hay như thế.

Nhưng ở Liên-xô còn có mộ Dũng.



Anh thấy khó thở và vùng dậy. Sắp sáu giờ. Vậy là mình ngủ được có một tí. Trán, cổ, vai toát mồ hôi lạnh. Tay vợ anh âu yếm choàng qua ngực anh. Chị sẽ co mình, thở dài. Hơi ấm từ tấm thân mỡ màng của vợ làm anh dễ chịu. Anh sẽ sàng ngồi dậy, lần mò trong bóng tối về phía bếp, tự pha cho mình một cốc chè. Những hình ảnh trong giấc mơ đứt đoạn, không thể chắp nối và đã mất hết vẻ quyến rũ. "Nhưng đúng là mình có mơ về nó. Sao mà buồn!"

Dũng chết rồi. Đã mười lăm năm. Như thế là đã mười tám năm anh không thấy bạn. Anh bây giờ bốn mươi. Dũng thì vẫn hai hai. Vẫn trẻ, vẫn tươi, vẫn tài hoa và quyến rũ.

Dũng quyến rũ cả anh. Đúng hơn là cuộc sống của gia đình Dũng quyến rũ anh. Đã có một thời anh luôn luôn phải dẹp bớt lòng ghen tị ngấm ngầm với Dũng.

Anh học giỏi như Dũng. Nhưng anh không biết chơi phong cầm, không biết hát những bài tiếng Nga thịnh hành những năm tháng ấy - những năm tháng hai đứa cùng học phổ thông. Bao giờ anh cũng đến trường trong bộ quần áo lùng phùng và may lắm là chưa bị rách mà hai ông anh ban phát và ép buộc phải mặc để được tự do dùng phiếu vải bốn mét của anh. Còn Dũng, dép nhựa Tiền Phong màu trắng, quần simili, cặp da thật, và nếu không thì là đồng phục của câu lạc bộ thiếu niên th146

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2006

Ánh Mắt Trông Theo



Cho đến bây giờ tôi vẫn không biết nhiều về người ấy, người ấy là ai? từ đâu đến? tại sao ngày nào cũng có đó để chờ tôi đi đi, về về, để chỉ gật đầu, để mỉm một nụ cười rồi đứng nhìn theo cho đến khi tôi đi khuất... Sự có mặt của người ấy đã làm tôi xao động, đã tạo thành những vướng víu trong lòng, tạo thành dấu hỏi cứ lớn dần và cho đến bây giờ vẫn là một ngạc nhiên, một thắc mắc và vẫn không tìm được câu trả lời... Một kỷ niệm buồn, một kỷ niệm thật buồn đã đi qua trong đời.

Người ấy đến và đi bất chợt, sự hiện diện của người ấy như một cái bóng bên đường. Khuôn mặt nghiêm nghị với nụ cười man mác buồn với ánh mắt như dằn vặt đã làm chạnh lòng người khác khi vô tình nhìn thấy. Người ấy như một canh chừng, như ông thần hộ mạng để tôi yên tâm trên con đường đi về mỗi ngày. Sự hiện diện của người ấy như một đợi chờ, một hò hẹn với ai mà tôi vô tình đi ngang để hứng lấy những cái gật đầu chào, với những nụ cười dễ mến. Người ấy luôn đứng cố định một chỗ không xê dịch cho dù trời lạnh, trời mưa hay nắng.

- Chị thấy ông ấy lạ quá, hình như lúc nào cũng ngóng theo em, nhìn theo em cho đến khi đi khuất, có bao giờ ông ấy nói chuyện với em không?

- Dạ không, nhưng không phải đâu, có lẽ ông ấy chờ ai.

- Không, chị không nghĩ như vậy, vì những lần không có em ông ấy đều hỏi em đâu?

- Thật không?

- Thật, chị thấy ông ấy trông có vẻ làm sao ấy, có vẻ buồn, có vẻ chịu đựng, trông có vẻ lạc lõng...

Những lời nói ấy đã làm tôi bâng khuâng nhưng cũng cảm thấy tự mãn về mình khi biết có người lúc nào cũng dõi mắt nhìn phía sau.

Một hôm phá lệ, sau cái gật đầu chào, người ấy đến gần:

- Hôm nay trong dễ thương quá.

Tôi mỉm cười đỏ mặt bước nhanh... lần sau, lần sau nữa, người ấy đến gần hơn, thân thiện hơn:

- Hôm nay trời nắng to, không đội mũ coi chừng bị cảm đó.

Sự săn sóc của người ấy làm tôi đỏ mặt với người đi bên cạnh.
Chỉ có thế, những câu nói như bâng quơ, những câu hỏi như không cần trả lời tưởng như thân thiết, tưởng như đã quen nhau từ lâu để cho phép được quyền săn sóc người khác.

- Hôm qua sao không thấy? Em đau hả?

Hay lại:

- Hôm nay trông buồn, có gì không vui? cười lên đi, đừng xịu mặt... trông xấu lắm.

Giọng nói trầm ấm, quan tâm đó làm tôi chạnh lòng. Sự có mặt của người ấy đã biến thành cái thói quen của tôi khi đi ngang. Khuôn mặt dịu buồn, ánh mắt đắn đo e-dè làm tôi day dứt... nhưng, tôi vẫn là tôi, vẫn là con bé kiêu kỳ hợm hĩnh nên không muốn tìm hiểu, không muốn biết cái nguyên nhân của sự ngóng chờ đó, vì người đó chưa một lời tỏ tình, tán tỉnh hay đi theo như những người khác. Sự khác biệt đó đã lôi cuốn tôi vào cái giây thòng lọng tự tôi đưa đầu vào. Bởi người ấy luôn giữ một khoảng cách, vẫn không muốn với tới tôi hay tại cái buồn cố hữu trên khuôn mặt người ấy là bức tường đã ngăn cản người ấy, đã không cho phép người ấy đến gần? Sự xa cách đó làm tự ái của tôi bị tổn thương, bị va chạm.

Một hôm, hai hôm, những hôm sau đó không thấy bóng dáng người ấy đâu. Tôi thấy lòng mình buồn tênh, cái buồn như không nguyên cớ làm tôi dễ khóc, tôi cảm thấy tim mình đau nhói, cảm thấy như ai đã mang đi món quà mà tôi ưa thích, món quà mà tôi muốn giữ cho riêng mình, cho dù món quà đó như mơ hồ như không rõ rệt lắm... Người ấy lại xuất hiện, vẫn chỗ cũ, vẫn cái gật đầu nhẹ khi tôi đi ngang, vẫn nụ cười buồn, nhưng ánh mắt buồn hơn, điếu thuốc lại bắt đầu có trên môi. Gặp tôi, người ấy thoáng vui, khẽ nói :

- Lâu quá không gặp, em thế nào? hình như gầy hơn trước?... Dạo này trời trở lạnh, nhớ mặc thêm áo ấm...

Tôi không trả lời, giận dỗi bước nhanh, cái giận trẻ con làm tôi muốn khóc để người ấy buồn bã nhìn theo. Tôi có cảm tưởng trái tim con con của tôi đang bị người ta đùa giỡn trêu ghẹo... nước mắt tôi lưng lưng, không hiểu sao tôi lại dễ khóc đến như vậy, tôi đâm ra giận, đâm ra ghét người ấy.

Bẵng 1 thời gian, tôi lại không thấy người ấy đâu, người ấy lại biến mất, tôi lại thất vọng bước những bước chân rời rạc trên vỉa hè, con đường về nhà như dài thêm ra, gió đi về như báo trước cơn mưa sắp đến, những chiếc lá vàng bay đầy trên đường đi, lao xao trên mặt đường... những hạt mưa bắt đầu rơi, tôi vội vàng rảo bước, chiếc giầy bỗng lật ngang làm chân khụy xuống, tôi ngồi xoa nắn bàn chân đau, mặc kệ những hạt mưa đang rơi trên tóc, trên áo... Mưa bỗng ngừng rơi... không, không phải mưa ngừng rơi mà chiếc áo mưa của ai vừa che ngang trên đầu... giật mình tôi nhìn lên:

- Ông!

Người ấy xuất hiện đúng lúc tôi đang cần một ẩn núp. Người ấy ngồi xuống bên cạnh lo lắng:

- Có đau lắm không?

Tôi gật đầu, tủi thân, nước mắt rưng rưng

- Đi được không?

Tôi lại gật đầu. Người ấy nhẹ nhàng đỡ tôi đứng dậy.

- Cẩn thận, đau không?

Tôi cũng lại gật đầu. Người ấy cẩn thận choàng tay qua vai tôi để giữ thăng bằng cho chiếc áo mưa không làm tôi ướt. Tôi bước những bước khập khễnh đi bên cạnh... Tôi bỗng quên mưa, quên cái chân đau, tôi choáng váng vì hơi ấm của người đi bên, cái mùi đàn ông mà tôi vừa vô tình hít vào lồng ngực làm tôi đỏ mặt, tim đập nhanh như không thở kịp... Người ấy đưa tôi vào quán cafe ở cuối đường trú mưa. Quán cafe vắng khách, người ấy gọi cho tôi một ly cafe sữa nóng, một cafe đen cho mình:

- Em uống đi cho bớt lạnh

Tôi áp 2 bàn tay vào ly cafe sữa nóng để tìm chút ấm áp, từ từ đưa lên môi hớp nhẹ. Người ấy dịu dàng nhìn tôi rồi rút chiếc khăn trong túi nói như vỗ về:

- Em lau tóc đi, lau cho khô kẻo bị cảm.

Tôi cầm lấy chiếc khăn lau mái tóc ướt đẫm nước mưa, trong khi người ấy châm một điếu thuốc khác, nhìn đăm đăm ra ngoài cửa sổ. Người ấy ngồi đó lặng im, khuôn mặt đăm chiêu, trông như xa xôi, trông trĩu nặng tâm sự, người ấy quay lại nhìn tôi, đưa tay vén sợi tóc ướt trên trán với cái nhìn tội nghiệp, với cái nhìn của một người lớn, giọng trầm ấm bên tai:

- Dạo này trời hay mưa, lần sau nhớ mang theo áo mưa... Về nhà nhớ uống thuốc liền nếu không sẽ bị cảm... chân em thế nào đã bớt đau chưa?

Tôi im lặng không nói, sự săn sóc của người ấy làm tôi tủi thân, nước mắt từ từ lăn xuống má. Người ấy chợt nhìn thấy, hốt hoảng:

- Ô kìa, em sao vậy?

Tôi òa khóc, người ấy cuống quýt nắm chặt hai bàn tay tôi lo âu, cái nhìn thật buồn làm lòng tôi quặn thắt, tôi nhìn người ấy với đôi mắt đẫm ướt, rút vội 2 bàn tay lại đứng lên bước nhanh ra cửa, mặc trời vẫn mưa, mặc chiếc chân khập khễnh đau nhói, mặc tiếng gọi đàng sau.

Từ đó, tôi nhất định không đi lại con đường đó, tự ái không cho phép tôi đi ngang chỗ người ấy hay đứng đợi cho đến lúc đất nước đổi thay, đổi thay tất cả, đảo lộn tất cả, mọi việc không còn như xưa. Chiếc áo dễ thương, tiểu thơ mà gia đình và mọi người khoác cho tôi đã được cởi ra, thay vào đó chiếc áo bà ba đơn độc khi theo bạn bè vào cuộc sống tạm bợ trước mặt. Những tấm nylon trải trên lề đường kế cận bên nhau, những hộp thuốc tay được xắp xếp lên đó đã đánh dấu một khúc quanh cuộc đời tôi, đã đưa tôi đi vào một ngõ rẽ khác. Cơn mưa bất chợt sắp kéo về, chúng tôi vội vàng thu xếp, bỏ những hộp thuốc vào trong giỏ. Bên kia đường còn một chiếc xe cyclo nằm chờ khách dưới gốc cây. Xách giỏ vội băng qua đường... Người lái xe quay lưng lại đang say mê đọc một quyển truyện ngoại quốc nên không thấy tôi đến gần, cái mũ nhà binh kéo xuống gần nửa khuôn mặt:

- Ông ơi! đường về Trương Ming Giảng bao nhiêu hở ông?

Người lái xe có lẽ mải mê với quyển truyện nên không nghe, tôi lại lên tiếng:

- Ông ơi ông, đường về Trương Minh Giảng giá bao nhiêu?

Người ấy cứ như không nghe, cứ chăm chú vào quyển sách, tôi nói to hơn:

- Ông ơi ông! tôi muốn hỏi...

Chưa kịp dứt câu, người lái xe từ từ kéo mũ khỏi đầu... tôi sững sờ ngỡ ngàng... chân tôi như muốn khụy xuống... Khuôn mặt ấy, vẫn khuôn mặt nghiêm trang, vẫn ánh mắt trĩu buồn đang nhìn tôi, cái nhìn của con chim bị thương, cái nhìn câm nín... Tôi chết lặng, cổ tôi nghẹn, nước mắt từng giọt lăn dài xuống má, tôi vội quay đi, bước nhanh như chạy trốn, chạy trốn đôi mắt khốn khổ đang nhìn tôi, chạy trốn với những bước chân run rẩy không đều nhau, như muốn ngã quỵ... Một mũi dao như vừa đâm thâu qua tim...
137

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2006

Bảy cánh hoa vàng



Chiếc tủ của những phép màu trên tiên giới bấy lâu nay vẫn còn khóa kín. Bao nhiêu mây trắng đã trôi qua, rồi biết bao nhiêu mây xanh, mây hồng, mây cam, mây tím..., nói chung là đủ loại mây cũng đã trôi qua. Vậy mà chiếc tủ của những phép màu vẫn khóa kín.

Chiếc tủ thật ra chẳng cần khóa lại thì cũng không ai lấy trộm làm gì, vì trên tiên giới thì làm gì có kẻ trộm, và những kẻ trộm cũng chẳng bao giờ được sống chung với những nàng tiên. Cho nên, chiếc khóa của chiếc tủ đựng phép màu là một bông cúc vàng xinh đẹp. Nghe nói, bông cúc vàng này được lấy từ vườn hoa của bà tiên Mùa Xuân. Hoa thiên đình trồng trăm năm mới nở, kết tụ bao nhiêu hương thơm đất trời nên rất khó tàn phai. Bông cúc vàng nhìn rất mỏng manh gắn hờ trên mép cánh cửa, tưởng chừng như không có một tác dụng nào, nhưng thực ra đây là một bông hoa rất kỳ diệu. Bất cứ ai đến gần, những bông hoa tiên sẽ rực lên những ánh sáng ngũ sắc, làm chóa mắt người có ý định mở tủ ăn cắp những phép màu. Đó là nói đến sự công hiệu của bông cúc vàng kỳ diệu, chứ thực ra các vị tiên cần gì phép thuật. Họ sống với nhau thật thà, hồn nhiên và không hề nghĩ rằng mình sẽ dùng phép thuật để tạo ra lợi lộc cho bản thân.

Thế rồi một ngày chiếc tủ đựng phép màu được mở ra. Đó là một ngày cuối năm, vị Chúa Tiên bỗng sực nhớ là bao ngàn năm nay những phép tiên kia không hề được dùng tới. Chúa Tiên bỗng lo ngại là với khoảng thời gian dài dằng dặc như thế kia, phép màu có còn công hiệu nữa không?

- Thôi thì cứ mở ra xem sao. Chúa Tiên nghĩ bụng thế, rồi đưa tay rút nhẹ bông hoa vàng thay cho ổ khóa. Cánh cửa của chiếc tủ đựng phép tiên bật mở, hòa quang từ bên trong lóe sáng ra.

Trong tủ có nhiều nhất là những chiếc đũa quyền lực, những chiếc đũa quyền lực đã được nhiều người biết đến qua phim ảnh hoặc những trang báo có ảnh minh họa. Họ thường vẽ những nàng tiên cầm những chiếc đũa thần.

Nhưng một điều bất ngờ đã xảy ra. Khi Chúa Tiên đưa tay chạm vào những chiếc đũa thần đang nằm xếp ngay thẳng trong tủ thì chúng bỗng mềm hẳn ra, rồi biến thành một đám bụi. Thì ra thời gian cũng làm những chiếc đũa tiên trở thành tro bụi.

Đôi mắt tò mò của nàng tiên nhỏ tên Hy Vọng đang sống trong chốn thần tiên xịu xuống. Hy Vọng mơ ước được một lần cầm chiếc đũa tiên để hóa phép cho biết thế nào là phép tiên. Nhưng những chiếc đũa tiên bây giờ chỉ còn là... bột tiên, ắt hẳn sẽ không thể nào biến hóa ra được những thứ mà nàng tiên Hy Vọng muốn làm!

Nhìn đôi mắt thất vọng của nàng tiên Hy Vọng. Chúa Tiên nói :

-Không sao đâu, những chiếc đũa tiên đã bị hư hỏng hết, nhưng còn đóa hoa cúc vàng. Con cầm lấy đóa hoa cúc vàng này coi như ta tặng con trong dịp năm mới.

-Dạ, con cám ơn ChúaTiên-Nàng tiên Hy Vọng đưa tay nhận bông cúc vàng.

Nàng tiên Hy Vọng chực bay đi thì Chúa Tiên đưa tay chặn lại:

-Trong bông cúc vàng này chỉ có 7 cánh. Con nên nhớ mỗi cánh hoa sẽ có một ước mơ. Tuy nhiên, con đừng bao giờ cho luôn ước mơ thứ 7, vì như thế thì con sẽ chẵng bao giờ còn một nàng tiên nữa.

-Dạ, con xin nghe lời Chúa Tiên.

Bông cúc hoa vàng được trao cho cô tiên Hy Vọng. Những cánh hoa cứ long lanh màu sắc, chúng thì thầm với cô tiên Hy Vọng: "Chị Hy Vọng ơi, cho chúng em thành ước mơ của chị nhe!ự"

* * *

7 cánh hoa cúc vàng là 7 ước mơ của nàng tiên Hy Vọng trong dịp xuân này. Thực ra, đã là tiên thì cần gì đến ước mơ ?

Hy Vọng để đoá hoa cúc vàng 7 cánh vào chiếc lọ thủy tinh ngay nơi giường ngủ của mình. Những cánh hoa vẫn cứ lao xao, lao xao. Rồi mặt trời bắt đầu tỏa sáng cho một ngày xuân bắt đầu. Nàng tiên Hy Vọng cầm đóa hoa cúc vàng nương theo đám mây trắng xốp dạo chơi phố tết.

" Ta sẽ thực hiện những ước mơ thật đẹp. Những ước mơ ấy mãi mãi sẽ làm cho ta thỏa mãn những gì mà bấy lâu nay ta chưa thực hiện được " Nàng tiên Hy Vọng suy nghĩ . Và gió đưa đám mây có nàng tiên Hy Vọng đi từ nơi này đến nơi khác.

Cánh hoa cúc vàng đầu tiên được rút ra cho một bộ quần áo đẹp. Ngày tết, ai cũng đều mặc áo mới phải chăng ? Nhưng nàng tiên Hy Vọng chợt bắt gặp một cô bé đang đứng khóc bên đường, giữa trời xuân vui vẻ cô bé không có chiếc áo mới như những cô bé khác vì mẹ cô quá nghèo. Cánh hoa vàng đầu tiên đã trở thành bộ quần áo mới cho cô bé đó.

Vừa lúc ấy, một chim két mỏ đỏ bay tới, đậu trên vai nàng tiên Hy Vọng : " Chị Hy Vọng ơi, chị có thể cho em xin một cánh hoa vàng xinh đẹp của chị không ? " Hy Vọng nói: "Mỗi cánh hoa là một ước mơ đó, chim két xin làm gì ? " Chim két vẫy vẫy đôi cánh :" Tối hôm qua, ngọn gió đêm giao thừa đã làm chiếc tổ của nhà em bị rơi xuống gốc cây. Em muốn có một chiếc tổ kịp cho cả nhà đón tết ..." . Cánh hoa vàng thứ 2 được bứt lìa.

Trong phố kia nàng Hy Vọng thấy một đôi giầy màu đỏ nằm trong tủ kính . Oi đôi giày đẹp làm sao. Nó giống như được làm nên bởi những tia nắng mặt trời. Nàng tiên Hy Vọng chuẩn bị bứt cánh hoa vàng thứ 3 cho điều ước của mình. Nhưng kìa, một con chim ưng sửa soạn sà xuống vồ con gà bé nhỏ tội nghiệp đang mổ thóc. Nàng tiên Hy Vọng đã cứu chú gà bé nhỏ bằng cánh hoa thứ ba.

" Có sao đâu! Mình có 4 cánh hoa. Bốn cánh hoa là 4 ước mơ ". Hy Vọng cùng đám mây trời dạo quanh mọi nơi. Tất cả đều chan hòa một màu xanh xinh đẹp, trời xuân đẹp, từng cỏ non tơ.

Thế rồi cánh hoa thứ 4 bứt ra, một đám cháy được dập tắt. Cánh hoa thứ 5 giúp cho một chú cá chép được cứu sống. Cánh hoa thứ 6 là mâm cỗ đầy cho đám trẻ lang thang trên hè phố ...

Ngày xuân trôi qua dịu dàng như thế. Bông hoa cúc vàng chỉ còn một cánh, sáu cánh kia đã thực hiện 6 ước mơ cho người khác. Đôi giày đỏ ước mơ của nàng tiên Hy Vọng vẫn chưa được thực hiện được. Nhưng trên tay nàng tiên Hy Vọng chỉ còn 1 cánh hoa cuối cùng. Đó là cánh hoa để Hy Vọng trở về lại xứ sở của những chuyện thần tiên.

Nàng tiên Hy Vọng nương theo mây bay về. Chúa Tiên đã ở đó tự bao giờ, nói: "Con ngoan lắm, giờ đây con có quyền thực hiện ước mơ của mình bằng cánh hoa cuối cùng".

Nàng tiên Hy Vọng bứt cánh hoa vàng thứ 7 thả lên trời. Đôi giày màu đỏ bọc lấy đôi chân xinh đẹp.

Và đó là đôi giày xinh đẹp nhất của những nàng tiên trong mùa xuân này.191

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2006

Áo Lụa



 

 

Cô gái, có lẽ là người giúp việc, lễ phép mời chàng ngồi vào chiếc bàn rộng có hai dẫy ghế nệm sang trọng xếp gọn ghẽ, gần bộ xa lông. Trên bàn, một chiếc bình bằng pha lê đặt giữa tấm vải lót trắng tinh với những đường viền đăng-ten. Quỳnh vốn thích hoa huệ, chàng gặp lại đây những cành hoa xinh tươi, lưa thưa, với những đóa hoa trắng muốt mang theo thứ hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng.

- Mời ông ngồi chơi, mợ tôi ra bây giờ.

- Vâng.

Cô ta bật chiếc quạt ở góc phòng rồi vào trong chuẩn bị nước trà.

Còn lại một mình, Quỳnh đưa mắt nhìn chung quanh. Căn phòng của ngôi biệt thự nho nhỏ bầy biện thật đơn giản : vài bức tranh thủy mạc lồng kính, một bộ gồm hai chiếc muỗng, một chiếc nĩa dài khoảng một thước bằng gỗ quý treo trên tường. Ngoài sân, một đôi chim công thơ thẩn kiếm ăn. Chúng đi gần nhau, dừng lại mổ mổ những đám rêu bám dưới chân một chậu cây kiểng. Đâu đây có tiếng chim sâu lích chích tìm mồi trên ngọn cây nhãn đang đơm bông, một điều khá lạ Quỳnh ít thấy trong cảnh tấp nập của thành phố.

Chủ nhà rạ Đó là mót thiếu phụ đã đứng tuổi, rất đẹp, nước da trắng, mặc chiếc áo lụa màu nguyệt bạch, dáng điệu thong dong, gương mặt trông rất quen. "Quái, mình đã gặp bà này ở đâu rồi nhỉ?".

Quỳnh vội vàng đứng dậỵ Thiếu phụ đưa tay, vẻ trang trọng :

- Xin mời ông ngồi! ...

- Vâng ạ.

Người làm bưng nước rạ Chủ nhà đỡ lấy đặt trước mặt chàng :

- Mời ông dùng nước!

- Dạ.

Quỳnh không uống, chàng lựa lời vào đề :

- Thưa bà tôi được bạn bè và thân nhân ở nước ngoài cho biết tranh của bà ở các nước bên đó rất được hâm mộ. Người ta cho tôi địa chỉ ...

Thiếu phụ nhíu mày dường như không để ý lắm :

- Nước nào vậy ông?

- Dạ thưa Canada, Pháp, Mỹ ...

Bà ta bật cười :

- à, mấy người tại các nước đó! Chắc lại Tiệc ly, Vinh quy, Vu quy, Hội chùa Hương ... ?

- Vâng ạ.

- Tôi vẽ như cái máỵ Bên Pháp còn đỡ, bên Mỹ và Canada họ bắt chước nhau, nhà này có nhà kia cũng có, treo trong phòng khách cho oaị Họ đặt toàn những bức lớn, tranh lụa, chiều dài thước sáu, thước tám, hai thước hai, thậm chí tới hai thước tư, hai thước sáu và cùng một loại giống y hệt nhau, vẽ khác họ không bằng lòng. Tôi cũng tính tiền theo công thức : bức một thước sáu kể cả công bồi lẫn ống nhôm đựng để gửi ra nước ngoài giá một cây sáu tức cỡ bảy trăm đô, bức thước tám giá một cây tám, hai thước hai giá hai cây hai tức chín trăm chín mươi đô, cứ thế mà tính, ba tuần được lấy, trả bằng tiền Việt cũng được. Nghe nói ở bển tiền khung gỗ mỗi bức cỡ năm trăm độ Nếu khung gỗ quý lại càng mắc hơn.

Quỳnh im lặng, suy nghĩ. Họa sĩ nói tiếp :

- Nghệ sĩ thì phải sáng tạọ Đàng này, tôi được đặt vẽ, không mang tính chất sáng tạọ Dường như người ta cần cái tên, chữ ký và con dấu của tôi đóng dưới bức tranh nhiều hơn tác phẩm. Nhiều khi những ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu óc, tôi thèm muốn để ra chút ít thì giờ sáng tác nhưng bận rộn quá. Bây giờ tôi phải hẹn tới năm tuần, giá vẫn giữ nguyên như cũ. Chắc ông cũng đặt Tiệc ly, Vinh quy, Vu quy gì đó để gởi sang cho thân nhân nước ngoàỉ

- Thưa không.

Họa sĩ ngạc nhiên. Chàng bưng tách nước :

- Mời bà dùng nước ! ...

- Dạ, mời ông.

Mùi trà thơm thơm nhè nhẹ. "Quái, mình đã gặp hương trà này ở đâu rồi nhỉ? Hoa sói không phải hoa sói, hoa lài không phải hoa lài, hương sen không hẳn hương sen ... "

- Thưa bà cho phép tôi hút thuốc? Tại tôi có tật hút thuốc mỗi khi nói chuyện.

- Dạ được, ông cứ tự nhiên.

Họa sĩ với tay lấy chiếc gạt tàn ở phía mặt bàn xa-lông trong khi chàng bật lửạ

- Thưa bà tôi đã được coi tấm thiệp Trong trắng của bà ở các nước bên ấy gửi về nên tìm đến đây ...

- Có tôi có biết. Người ta in thành thiệp bán tại các nước phương Tây dùng trong các dịp Giáng sinh, Hôn lễ, tết Dương lịch, âm lịch ... , dịp nào cũng được.

- Đó là một bức tranh lụa rất đẹp, có thể gọi là một tác phẩm bà vẽ hoàn toàn theo cảm hứng hoặc sáng tạọ Tôi hết sức kính trọng bà nên hỏi địa chỉ, tìm tới đây định nhờ bà vẽ giúp một họa phẩm theo tôi đề nghị.

- Bức tranh đó thế nàỏ

- Một bức tượng khỏa thân, nho nhỏ, cao khoảng ba tấc hoặc ba tấc rưỡi, mô tả một cô gái rất trẻ, rất đẹp, vừa mới tắm xong, ngồi quỳ trên một tảng đá, mặt hơi ngửa lên, hai tay vuốt tóc, chiếc khăn mặt vắt ngang trên đùị

- Ông định gởi ra nước ngoàỉ

- Không, tôi vẽ cho tôị Bà cứ vẽ đi vẽ lại nhiều lượt cho đến khi nào bà vừa ý, tôi vừa ý, nhất là khuôn mặt.

Từ bức vẽ đó tôi đo thước tấc, tạc nó thành một pho tượng bằng đá cẩm thạch.

- Ông là một nhà điêu khắc?

- Dạ không, từ nhỏ tới lớn tôi chưa từng điêu khắc một lần nào cả và cũng không hề biết một chút gì về nghệ thuật hội họa, bởi vậy nên phải nhờ bà.

- Tạc tượng đâu phải việc dễ? ông chưa từng biết điêu khắc.

- Có lẽ tôi làm được. Quyết chí thì phải làm được miễn là đầu óc có kế hoạch và bà đồng ý vẽ giúp. Tôi bất ngờ mua được ở ngoài Bắc một khối đá tốt, trắng muốt như sữa do người ta đào lên, cao khoảng bốn tấc, không ai hiểu là đá gì nhưng tôi biết nó là một trong các loại đá hoa rất quý. Họ bán rẻ, tôi muạ Từ hồi đó tôi mơ ước sẽ tạc được một pho tượng.

Chàng dụi mẫu thuốc vào chiếc gạt tàn rồi lại đốt thêm điếu khác :

- Kế hoạch của tôi là sẽ mua đất sét trắng có pha silicát trong nhà máy sứ Thiên Thanh, đem về phơi khộ Sau khi có bức vẽ của bà tôi sẽ bắt đầu với khối đất cùng kích thước với khối đá. Cứ làm đi làm lại nhiều lần tất nhiên sẽ quen taỵ Bao giờ thật vừa ý tôi sẽ bắt đầu với khối đá.

- Ông dự trù làm trong bao lâủ

- Có thể một tháng, hai tháng, ba tháng ... , một năm, hai năm, ba năm ... , tôi chưa biết rõ nhưng nhất định phải làm được.

Họa sĩ im lặng.

- Tôi đã ra tận Ngũ Hành Sơn quan sát người ta điêu khắc các pho tượng ông thọ, đứa trẻ chăn trâu bằng loại đá hoa - marbre - Ngũ Hành Sơn, xuất khẩụ Họ làm được thì tôi cũng làm được và tôi đã tìm kiếm, đặt ở chỗ lò rèn chuyên môn của họ một bộ đồ đục đá gồm năm mươi hai chiếc, giá khá caọ Ở Bình Dương, chỗ Lái Thiêu đi lên thì họ đục tượng bằng gỗ, bộ đồ có hăm nhăm cây nhưng nước thép khác hơn.

- Ông làm nghề gì?

- Kỹ sư công nghiệp. Tôi đã lăn lộn nhiều trong cuộc sống, bây giờ muốn nghỉ ngơi ít lâụ Trong khi nghỉ ngơi như thế, tôi muốn sống cho riêng tôi, cho những kỷ niệm của tôi ...

Những tiếng "cho những kỷ niệm của tôi ... " khách nói rất nhỏ. Chủ nhà nhíu mày, thông cảm :

- Chắc lại hình ảnh về một mối tình nào đó rất lớn? Tôi hiểu ý ông nhưng ông biết là tôi rất bận. Tiệc ly, Vinh quy, Vu quy, Hội chùa Hương ... Tôi chẳng cần phải suy nghĩ gì cả, cứ thế hái ra tiền như một người thợ. Ông không trả nổi số tiền tôi gác mọi chuyện khác dành thời gian cho pho tượng của ông đâụ

- Tôi trả được. Bà tính tới đâu tôi trả tới đó không nói một tiếng và tôi rất biết ơn bà.

- Thế còn người ta đặt hàng? Họ đặt nhiều lắm tôi vẽ không kịp ... Không lẽ ...

- Bà làm xen kẽ, ưu tiên cho tôị

- Cũng được, để tôi suy nghĩ xem đã. Nhưng tôi hỏi thiệt ông điều này trước khi quyết định ...

- Được xin bà cứ hỏị

- Ông đục pho tượng làm gì? ông không phải là nhà điêu khắc trong khi đục tượng đá quý rất khó. Những đường nét, cử chỉ, dáng điệụ Nhất là khi lấy mặt phẳng. Ông nên nhớ một pho tượng khỏa thân luôn luôn có những mặt phẳng. Ví dụ gò má, cánh tay, bộ ngực, cái lưng, cái đùi ... tất cả đều là mặt phẳng. Đá quý không như đá đen, chỉ hơi sơ suất nó sẽ lộ hẳn rạ Đôi mắt cũng vậy phải có linh hồn. Tạc tượng mà mắt như mắt "tượng" là hỏng, không chấp nhận được. Với những chiếc đục và chỉ có những chiếc đục cộng thêm giấy nhám cao cấp, ông phải tạo nên những mặt phẳng nhẵn thín giống như da người, thứ da của một cô gái trẻ đẹp, mới tắm.

- Tôi sẽ làm được. Tôi là kỹ sự Tôi sẽ làm được y hệt bức vẽ của bà.

- Ông chưa cho tôi biết ông bỏ công ra như vậy để làm gì? Không lẽ tặng ... nàng? Theo tôi hiểu, ông lớn tuổi rồi, ngang với tuổi tôi, chúng ta nhìn đời bằng con mắt thực tế, không sôi nổi bồng bột như lúc còn trẻ.

Khách cúi mặt, nhíu mày, tay bóp trên trán. Lát sau, chàng ngửng lên, ánh mắt rất buồn pha lẫn một vẻ cương nghị :

- Tôi muốn chứng tỏ tài năng và lòng kiên nhẫn của mình bà ạ. Bên cạnh đó là một tình yêu lạ lùng, bất diệt. Bà có thể bớt chút thì giờ quý báu nghe tôi kể một vài kỷ niệm thời còn nhỏ dại, lý do khiến tôi quyết tâm thực hiện pho tượng mặc dầu tôi biết là rất khó khăn. Cái bóng điện ấy nó đã đâm nát lưng tôi, xuyên thấu da thịt tôi không biết hàng bao nhiêu mảnh. Một thứ tình yêu khờ dại, xé da rách thịt. Tôi khóc, nàng khóc ...

Người nữ nghệ sĩ run giọng :

- Hồi nhỏ ông ... Ông bị nàng ... nàng làm cho đau đớn vì cái bóng điện?

- Vâng. Tôi chỉ xin bà vài phút thôi, không dám làm mất thì giờ của bà.

- Được, ông cứ nói, tôi rất muốn nghẹ

Và bà ta nuốt nước miếng, rót thêm trà, hai tay lễ phép bưng lên mời khách :

- Ông uống thêm nước đi đã! ...

- Dạ được, bà mặc tôị

oOo

Lúc tôi còn nhỏ gia đình tôi nghèo lắm, ở trại định cư Qúy Hiệp nằm cách Bến Cát tỉnh Thủ Dầu Một vào khoảng 3 km về phía Lai Khê, Lộc Ninh, Hớn Quảng. Cả làng đều là Công giáo, chỉ có một mình gia đình tôi là người bên lương nên mọi người thường gọi mẹ tôi là "nhà bà Lương".

Trại có ngôi nhà Thờ ở ngay giữa làng, lợp tranh, vách đất, cha xứ ở trên Bến Cát, trông coi cùng lúc mấy trại định cư : Bến Cát, Rạch Bắp, Qúy Hiệp 1, Qúy Hiệp IỊ Cha tên Phao-lô Đàm Quang Qúy nên đặt tên hai trại là "Quý" Hiệp với nghĩa đồng tâm, hợp nhất. Mọi việc trong làng do ông trùm trông nom. Mỗi buổi tối, cỡ khoảng 7 giờ, ông đánh tiếng trống cái "thùng", chờ mười lăm phút rồi xách cây roi mây dài đi lùng từng nhà, đứa trẻ nào chậm trễ chưa đến học kinh hoặc đang đọc mà ngủ gật thì ông giơ thẳng cánh quất đánh véo một cái vào mông, đau quăn đít. Càng khóc ông càng đánh. Lơ là không thuộc ông cũng đánh. Cha mẹ bằng lòng lắm, bảo nhau ông có dữ đòn thì chúng mới thuộc.

Tôi không bao giờ bị đánh. Bởi vì tôi là "Gia đình nhà lương", cha dặn phải đối xử thật tử tế, không được ép buộc. Hơn nữa tôi ngồi ngoài cửa nhưng rất mau thuộc. Anh Hải con trai ông trùm chỉ đọc vài lần là tôi thuộc, không cần phải khảọ

Ban ngày, hễ hôm nào cha có công việc xuống, trông thấy chiếc xe ô tô hòm bít bùng màu đen giống như con cóc của cha từ ngoài đường nhựa rẽ vào trong làng thì người ta đánh một hồi trống báo cho dân làng biết. Lúc cha đi cũng đánh ba tiếng trống. Người cha mập, bụng bự, thấp lùn nhưng đi rất nhanh. Tính cha mau mắn, luôn luôn xuống làng để hỏi han mọi chuyện và cha coi tất cả dân chúng trong làng như người trong gia đình. Hễ ai có điều gì cần trình, họ luôn luôn mở đầu bằng hai tiếng "Lạy cha".

Một hôm, như mọi sáng chủ nhật khác, cha xuống làm lễ Misa cho giáo dân. Tôi đứng bên ngoài nhà Thờ. Tôi là người ngoại đạo, thường đứng lẫn với những người thanh niên đến trễ, không bao giờ bước chân vào trong nhà Thờ vì không hiểu mình có được phép vào hay không. Hơn nữa, vào trong nhà Thờ, được ngồi trên những bạnh gỗ, được quỳ trên những bạnh gỗ nhưng phải bỏ tiền lễ vào trong những chiếc rổ nho nhỏ khi người ta đưa tới trước mặt mình, mà tôi thì không có tiền; gia đình tôi nghèo, tôi còn ít tuổi, cả năm không có lấy vài hào trong túi để bỏ tiền lễ.

Lễ xong, cha rạ Đi ngang qua, trông thấy tôi, cha dừng lại, ngạc nhiên :

- Con là con nhà aỉ

Tôi vội vàng khoanh tay, ông trùm đỡ lời :

- Thưa cha nó là con nhà bà Lương.

Cha nhíu mày :

- Lạ nhỉ, trông mặt mũi sáng sủa khác hẳn với trẻ con trong làng mình! Con đã học hành gì chưả

- Bẩm cha ...

- Nói trình cha, không nói bẩm cha!

- Dạ, thưa trình cha, con không đi học.

- Sao vậỷ Làng có lớp, có thầy giáo dạy kia mà?

- Thưa cha, ở trên Sài Gòn con đang học lớp đệ Lục trung học, ba con mất nên phải về đâỵ Dưới này anh Hải chỉ dạy những đứa mới biết đọc biết viết là cao nhất, con không đi học.

Cha giật mình, kinh ngạc :

- Con bằng bây nhiêu đã học đệ Lục cơ à? trường công hay trường tư?

- Dạ, thưa trường công. Con đậu hạng nhì vào lớp đệ Thất trường công.

- Còn giữ được giấy tờ đầy đủ không?

- Dạ, thưa còn. Mẹ con giữ đủ. Con mới phải nghỉ gần một năm naỵ

Cha nhắm mắt, suy nghĩ :

- Thôi được, con còn nhỏ, thông minh như vậy không học rất uổng. Cha mắc đi chút công việc lát sẽ trở lạị Con về nói với mẹ cỡ chừng mười giờ cha sẽ đến nhà nói chuyện. Nếu đồng ý, mẹ con nên thu xếp trước quần áo, đồ dùng cá nhân cho con bỏ vào tay nảị Nói chuyện xong cha sẽ giúp đỡ, đem con lên Bến Cát dùng mọi cách cho con đi học. Nhớ nhé! Về nói ngay với mẹ.

- Dạ, vâng ạ.

Từ nhỏ tôi đi học rất sớm do anh và cha tôi dạy, lúc thi Tiểu học và thi vào lớp đệ Thất phải làm giấy miễn tuổi kèm theo học bạ với lời đề nghị của ông giám đốc Nha Trung Tiểu học chứng nhận học sinh đặc biệt, được đặt cách thi trước một năm. Cha tôi ở trại định cư, gửi tôi ở nhà người bác để ăn đi học. Tôi còn một đứa em gái rất nhỏ. Cha tôi đi cưa cây, đốt than trong rừng, bị con rắn cắn vào chân, làm độc rồi mất. Anh tôi cũng còn ít tuổi, làm tay trái, không đủ sức đắp lò than, gia đình cực kỳ túng thiếu nên mẹ tôi phải lên xin cho tôi nghỉ học.

Cả làng đồn um lên tôi được cha nuôi cho đi học. Mẹ tôi mừng lắm, không biết kiếm ở đâu được cây nhang cắm lên, khấn vái trước bàn thờ cha tôi và thu xếp quần áo cho tôị Sự thực chẳng có gì nhiều, một chiếc quần ka ki rách mẹ tôi đã vá rất kỹ dùng để đi học ở trên Sài Gòn, hai chiếc áo sơ mi cũ, ngắn tay, hai chiếc áo may ô ba lỗ do người ta phát, hai chiếc quần xà lỏn, một chiếc bàn chải đánh răng và một chiếc khăn mặt. Ngay kem đánh răng tôi cũng không có nữa, thường đánh bằng muối, nếu tiết kiệm muối thì đánh bằng tro củi, cũng sạch. Ở nhà quê từ người lớn đến trẻ con đều không đánh răng, sáng chỉ súc miệng rồi thò ngón tay vào chà chà, nhổ toẹt nhiều lượt. Nhiều người không có cả khăn mặt nữa, múc nước giếng rửa bằng hai tay không rồi kéo vạt áo lên lau sơ qua, vậy là xong. Mẹ tôi nhét vào túi ngực tôi tờ giấy năm đồng, cài kim băng cẩn thận, dặn đi dặn lại :

- Phúc đức ông bà tổ tiên để lại được cha thương tình giúp đỡ, lên đấy ngoan ngoãn lễ phép thì ai cũng quý. Đây, mẹ cho năm đồng để dành xài dần, có gì cần thì muạ

Tôi xốn xang trong dạ, mở kim băng ra đưa lại mẹ tôi :

- Mẹ không có tiền, giữ lấy, con không mua gì cả.

- Không, mẹ còn tiền, đừng lọ

Vậy là tôi đi với cha, ngồi lên chiếc xe con cóc do cha lái, dân làng ra xem sát tận cửa kính. Mẹ tôi thẫn thờ nhìn theọ Tôi nhìn thấy chiếc áo trắng ngắn tay của mẹ tôi có vá một miếng lớn ở trên vaị

Nhà cha cũng lợp tranh, nền đất tối um um nhưng vách đóng ván sơn màu xanh. Cụ cố tám mươi tuổi ngồi trên giường ở góc nhà, hai mắt đã lòạ Tôi chắp tay lạy một lạỵ Cụ bảo : "Đứa nào đấỷ".

- Trình cố thằng bé này học giỏi, con đem nó về đây gửi cho nó đi học.

- Ừ cha làm như vậy là phảị Bảo nó lại gần đâỵ

Tôi thò đầu lại gần. Cụ sờ đầu tôi, sờ mặt mũi tôi :

- Ừ, chịu khó mà học con ạ. Ngày trước cố ông mất sớm, nhà cố nghèo, cố nuôi cha cũng khó lắm, tất cả là nhờ ơn Chúạ

- Bẩm cố vâng ạ.

Cha dặn tôi ở nhà ngồi chơi với cố rồi lái xe đị Một lúc lâu sau, cha về, bảo tôi cầm gói quần áo lên xe đi theo chạ

- Con gửi thằng bé này vào trong quận cố ạ. Con mới nói chuyện, ông bà quận rất bằng lòng.

- Ừ, tùy cha định liệụ

Chúng tôi đi vào dinh quận. Cha về xong, ông quận hỏi kỹ mới biết tôi học trung học trong khi ở Bến Cát lúc ấy chỉ mới có đến lớp Nhất là hết mức, học sinh muộn thi, học tiếp lớp đệ Thất thì phải lên tỉnh.

- Thôi được, cha đã có lời nói, mi cứ ở lại đây, ngày mốt tao có việc lên tỉnh sẽ đem mi gởi lên tỉnh cho ông bà bác sĩ anh chị của bả.

Tôi ở lại, ăn cơm ở dưới nhà bếp, ngủ tạm ở ngoài phòng khách. Hai hôm sau, ông quận chở bà quận và tôi bằng chiếc xe jeep còn người tài xế thì lái chiếc xe màu xanh đi phía đằng trước. Hình như họ bắt được một chiếc xe nhà màu xanh da trời rất đẹp, không biết của ai bỏ ở trong rừng, phải đem lên tỉnh giao nạp.

- Trong khi tôi nói chuyện với anh bác sĩ ở văn phòng thì mình đem thằng nhỏ này vô trong nhà riêng nói với chỉ trước xem saọ Cứ kêu là của cha xứ gởi tất nhiên ảnh chỉ phải nghe lờị Dường như hồi trưa hôm qua cha có lên trển gặp ảnh.

- Làm sao cha biết mình định gởi nó lên anh chị bác sĩ ?

- Biết. Tôi có nói chuyện. Cha kêu để ổng lên nói trước, nhận là người của ổng.

- Được mà, cha hổng cần nói cũng được. Ở trển ảnh chỉ bồi bếp hà rầm, thêm một đứa nhỏ đâu có bao nhiêụ

Và bà quận cho tôi hai chục đồng :

- Nói ông bác sĩ can thiệp cho vô học tiếp lớp đệ Thất đệ Lục gì đó trường công, hổng thèm học trường tự Ráng

học thiệt giỏi, bỏ qua cả mấy cô mấy cậu con ổng bả luôn!

- Bỏ qua sao nổi, mấy đứa đó nó lớn, học trường Pháp trên Sài Gòn. Họa chăng nó bằng tuổi với con gì đó nhỏ nhứt, học trường đầm.

- Con Marị

- Ờ, con Marị

ông quận cười :

- Bây bằng tuổi cổ hoặc nhỏ hơn chút đỉnh, ráng học thiệt giỏi, kỹ sư bác sĩ đặng lấy được cổ luôn tao kể làm tàị Cổ xinh lắm, mỗi tuần thường theo mấy anh về chơị

Bà quận cũng cười nói đùa :

- Sao, liệu được không bây, Quỳnh? Phải mày tên Quỳnh không màỷ

- Dạ, thưa bà con còn nhỏ, nhà con nghèo ...

- Giàu nghèo mà ăn nhằm gì, cứ có bằng cấp lớn là người ta gả.

Vâng, nhà tôi quá nghèo, và tôi cũng không biết muốn học kỹ sư thì phải mất bao nhiêu năm, liệu có đủ sức hay không. Nhưng, với khái niệm đầu tiên do ông quận vô tình nói ra, tôi nghĩ rằng kỹ sư lớn lắm, sau này tôi nhất quyết sẽ phải cố gắng để trở thành kỹ sư.

oOo

Tư thất của vị bác sĩ nằm trên một khu đất rộng và cao, có nhiều cây lớn giống như một ngọn đồị Bên trái là nhà, bên phải là phòng khám bệnh với những bãi cỏ luôn luôn cắt xén, rung rinh, sang trọng. Đằng trước có một con đường trải nhựa, lên dốc, vắng lặng đến nỗi mỗi buổi trưa người ta có thể nghe thấy cả tiếng chim hót ở trên những ngọn cây caọ Nếu đi hết con đường đó, đổ dốc, sẽ tới một con đường khác, nằm ngang, chạy dọc theo bờ sông. Tôi đoán con sông này từ Lái Thiêu lên, rộng mênh mông.

Nhà riêng rất lớn. Từ ngôi nhà có bậc thềm cao bên trên ngăn cách với dẫy ngang bên dưới của bồi bếp là một sân gạch khá rộng và một bể nước. Trên sân có hai mái "cầu kiều" cũng lợp ngói nối liền nhà trên nhà dưới với nhau, mưa không bị ướt. Phía dưới "cầu kiều" bắc một chiếc võng bằng vải hoạ Loại võng này tôi chưa nhìn thấy bao giờ cả. Lúc đầu tôi rất ngạc nhiên không hiểu tại sao người ta lại phí của, cắt các vải bông ra bện thành võng mặc dầu ngồi rất êm và trông rất đẹp mắt. Sau tôi mới hiểu đó là những mụn vải ở các tiệm may, bỏ cũng uổng, các bà đan võng mua về, rọc nhỏ, chắp lại bện thay cho sợị Ông bác sĩ không bao giờ ngồi võng, chỉ có bà với cô út thỉnh thoảng mới ngồị Mát lắm và tất nhiên là êm lắm.

Tôi ngủ trong căn phòng nhỏ phía bên trái, chỗ cửa sổ lên. Phía tay mặt là phòng tắm và phòng vệ sinh dành riêng cho gia đình ông bà. Bồi bếp dùng riêng, ở dãy nhà ngang bên dướị

Vì đã gần cuối niên học, người ta xếp cho tôi học tạm trong lớp đệ thất, năm tới sẽ lên đệ Lục ngang sức với tôị Vậy cũng được, nếu vào đệ lục thì tôi bị hẫng vì ở trên Sài Gòn tôi chỉ mới lên đệ Lục được hơn một tháng.

Bồi bếp người nào cũng có vợ con ở ngay trong biệt thự nên ăn cơm với gia đình, hàng tháng cùng lãnh lương như mọi người khác. Chỉ riêng tôi thì ăn cơm của ông bà bác sĩ. Buổi sáng, trước khi bưng khay lên nhà trên, bác bếp để cho tôi thường là nửa ổ bánh mì và hai trái chuối hoặc một ly sữa thay cho chuốị Ăn xong tôi chuẩn bị đi học. Trưa về, chờ ông bà ăn xong, bác bếp bưng mâm xuống, tôi đứng ăn một mình trên chiếc bàn ở dưới bếp. Tôi đứng, không ngồi, mặc dầu bếp cũng có một chiếc ghế. Tôi thấy ai đun nấu gì ở bếp cũng đứng, không ngồi ghế nên tôi bắt chước. Món gì ăn dư thì bà để riêng ra, dặn bác bếp khi bưng mâm xuống, tôi ăn những món bà đã dùng đũa vạch riêng ở các góc đĩạ Cứ tôi ăn xong thì đến phiên mấy con chó : Hai con chó Nhật, một con bẹc- giệ Bác bếp sẽ trộn cho chúng, chia làm ba phần, mỗi con một nơi rồi bắt đầu thu dọn, đi rửa bát đĩạ Buổi tối cũng vậỵ

Công việc hàng ngày của tôi những khi có mặt ở nhà là lúc có khách thì rót nước bưng ra mời khách, và thỉnh thoảng, mỗi tuần một lần, dẫn mấy con chó ra sông tắm. Tôi bơi thì nó cũng bơị Tôi bơi giỏi hơn mấy con chó.

ông bà là người Nam, cũng theo Công giáo nhưng không đọc kinh, mỗi sáng chủ nhật thường chỉ bắt tôi đi lễ. Tôi vẫn tiếp tục đứng phía ngoài nhà thờ và không bao giờ nghĩ tới việc theo đạọ Ngoại trừ ...

Vâng, ngoại trừ cô Mari bảo tôi theo đạo thì tôi theo ngay nhưng cô không để ý tới việc đó. Mỗi tuần cô về một lần. Hình như trên Sài Gòn cô học trường Pháp, ở trong nội trú. Cứ chiều thứ bảy người tài xế đem xe lên đón, sáng thứ hai lại đi sớm cho kịp giờ vào học. Có khi cậu Rọt, cậu Bôn, cậu Ri cũng cùng về nữạ Tôi không hiểu sao ông bà bác sĩ người Việt mà các con lại toàn tên tây : Rọt tức George, Bôn tức Paul còn Ri là Henri, có lẽ quốc tịch Pháp. Họ lớn hơn tôi nhưng chơi với tôi thân lắm, coi tôi nửa như người ở, nửa như đứa bạn. Cái trò mà các cậu thích bày ra nhất là đi bẻ trộm bắp non. Bác Hai tài xế răng vàng cũng thích ăn trộm, lái xe tới những chỗ ruộng bắp thật vắng, đậu lại rồi các cậu xúi tôi với cô Mari vô bẻ trộm, đem về nướng ăn với nhaụ Cô mặc chiếc áo lụa, nước da trong, mái tóc dài kẹp một chiếc kẹp, đuôi tóc thả xuống ngang lưng : "Bắp hái trộm mới ngon, bắp mua hổng ngon!". "Tôi sợ lắm". "Kệ, cứ hái đi, đừng sợ. Bất quá họ bắt được thì mình thường tiền, đã có chú Hai và mấy ảnh ở ngoải dàn xếp, lo gì !". Ấy vậy

mà một lần chúng tôi đang hái bỗng nghe có tiếng người ho, tiếng chân bước và tiếng ông già thều thào : "dường như có đứa nào đang hái trộm bắp ?" cô không dám hái nữa, đưa mắt nhìn tôị Người tôi hơi cao, sợ cái đầu ló lên khỏi ngọn cây, tôi bèn núp xuống, ngồi im phăng phắc. Cô cũng ngồi xuống, sát bên cạnh tôị "Tao có roi đây, bắt được uấn chết tụi nó!" ôi chao, cô nép chặt vào người tôi, má kề bên tôị Tôi nghe rõ hơi thở của cô phập phồng, hồi hộp, tim đập loạn xạ. Da thịt cô mềm mại với chiếc áo lụa và những sợi lông măng sao mà rõ rệt đến thế. Môi cô cong cong, phịu ra, đôi mắt trong sáng, long lanh, thơ dạị Tôi ôm chặt cô, nắm bàn tay cô như muốn truyền cho cô sức mạnh, nhắc cô đừng sợ đã có tôi đâỵ

Chợt những tiếng cười phá lên. Ba người anh xuất hiện, ôm bụng cười ngặt nghẹọ Cậu Rọt lớn nhất bóp tay trên mũi bắt chước y hệt giọng "ông già" : "Uấn chết tụi nó đi bà con ơi!". Cậu Bôn la lớn : "Ủa, hai đứa làm gì vậy nè ?". Thì ra chúng tôi vẫn còn cầm tay nhaụ Cô út đỏ mặt, phụng phịu hất hàm : "Đồ quỷ!". Cả bọn lại cườị

Đêm ấy hình như tôi đã lớn dậỵ Hình như tôi mơ hồ thức giấc từ trong tiềm thức vẫn quen ngủ yên một cái gì đó khát khao, vô cớ, không tên tuổị Tôi mơ thấy một tà áo lụa với làn da thịt ấm áp, hơi thở dồn dập, và cả cánh đồng biến thành ruộng ngô, những hoa ngô non lắc lư, dật dờ xa thẳm tới tận chân trời, mênh mông, cô quạnh.

Một trò chơi khác của các cậu là đem bình ra rừng cao su dốc trộm các chén mủ người ta đang hứng. Cũng lại sai tôị Về, khuân hết các bàn ghế ra ngoài sân, chỗ có ánh nắng. Đổ mủ cao su lên thành những khoảng hình tròn giống như người ta tráng bánh tráng. Mủ cao su lúc mới thì trắng đục như sữa, phới khô sẽ trong vắt như chiếc bánh tráng chưa nướng nhưng vẫn hơi dính. Chúng tôi viên thành cục tròn rồi cứ như thế lăn mãi, nhiều lớp, lớp nọ chồng lên lớp kia thành những trái banh to cỡ nắm tay, dùng để ném nhaụ Cứ một đứa xung phong đứng ra, đeo chiếc mặt nạ làm bia cho những đứa kia liệng. Phải liệng thật trúng, thật nhanh, thật mạnh kẻo "cái bia" bắt được thì phải ra đứng, đau lắm.

- Quỳnh đừng đứng trước. Mấy ảnh khôn bắt Quỳnh đứng trước là hổng công bình. Cứ uấn tù tì ai thua người ấy làm biạ

Tôi bắt banh thì hay nhưng uấn tù tì lại dở, cô út uấn thay, bao giờ cũng thắng.

- Nhỏ nầy gian lận, nó toàn ra sau không hà! ...

- Ra sau hồi nàỏ Anh ra cái búa tui ra tờ giấy chớ bộ!

Cô út nhanh lắm, rõ ràng cô ra cùng lúc mà người ta xuất cái kéo cô đổi ngay thành chiếc búa thiệt lẹ chẳng ai "ăn" nổị Cô nói nhỏ với tôi rằng học sinh trường Pháp thường chơi như vậy, cái gì cũng uấn tù tì nên cô rất quen.

Chúng tôi cũng làm những cây cung, đầu mũi tên bịt mủ cao su, lấy phấn màu đỏ cà ra, trét vô, bắn nhaụ Mấy đứa núp dưới gốc cây, một đứa đi tìm. Phải bắn thiệt lẹ kẻo nó bắn mình. Một lần tôi đang "trinh sát" bỗng thấy nhúc nhích, bắn liền. Bỗng nghe tiếng kêu : "Ui da, trời đất ơi, đau quá, chết tui !". Đó là cô út. Tôi bắn phải mạng mỡ cô.

Tôi liệng cây cung, quỳ xuống xem xét. Cô khóc :

- Trời đất ơi, bắn người ta hổng bắn, bắn tui ...

- Cô làm gì ở đâỷ

- Tui bắt mấy con kiến cho nó đá nhau ... Ui da, đau quá bắn chết tui rồi !

Cô ôm cạnh sườn rên rỉ, nước mắt lã chã. Tôi gỡ tay cô ra coi :

- Đâu, tôi bắn trúng cô chỗ nàỏ

Cô buông tay, vạch áọ Trên áo có vệt phấn đỏ, da cô trắng mịn và cũng có nốt đỏ ở chỗ xương sườn. Tôi xoa xoa, nắn nắn bóp bóp cho cộ Một cảm giác nào đó mát rượi truyền vào tay tôị

- Ui da, lợi càng đau nữa! ...

Những người anh xách cung đi tới, cô vội vàng kéo áo xuống. Họ cười ngặt nghẹo :

- Y cha, thằng này giỏi, nó bắn được một "nữ tướng"!

Cô hếch mặt, tức giận :

- Dẹp mấy người đi, chuyên nhạo người ta không hà!

Những tháng nghỉ hè đối với chúng tôi thật vuị Cô út về hẳn dưới tỉnh, không phải nội trú trên Sài Gòn. Tôi lại càng mừng hơn khi được cha cho biết cha đã xin với ông quận cho anh tôi làm chân thư ký hộ tịch trong quận thay ông Phán Đàm về hưu, lương tháng một ngàn một trăm sáu mươi đồng, gia đình cũng đỡ chật vật. Chữ anh tôi đẹp, ông quận bằng lòng lắm. Anh tôi viết thì viết tay mặt.

Các cậu về chơi đem về cho tôi một lô các quần áo cũ đã bỏ không xài tớị Đồ của cậu Ri tôi mặc vừa vặn còn những bộ của hai cậu lớn thì chị Hai răng vàng vợ bác Hai tài xế may lại giùm, tôi bận y như đồ may ở tiệm.

Những tháng hè cũng là mùa mưa, ban đêm đom đóm bay nhiều và cả cà cuống từ phía bờ sông cũng bay lên nữạ

- Nè, Quỳnh, tụi mình đi bắt đom đóm đi Quỳnh !

- Đựng bằng cái gì bây giờ ?

- Kệ, tui gói vô chiếc khăn mùi soa ...

Cô gói vô khăn mùi soa, đom đóm không sáng, cô chán không chơi trò chơi đó nữạ

- Nè Quỳnh, chiều mơi cho chó đi tắm cho tui đi theo được không?

- Được nhưng sợ bà rầỵ

- Hổng sao đâu, không nói thì má hổng biết, má không rầỵ

Chiều hôm sau có cả mấy cậu cùng đi nữạ Thấy chúng tôi bơi lội, đùa nghịch, cô thích lắm, về kể um sùm.

- Má, mai mốt má cho con con tắm nữa nghe má?

- Trời đất, con gái mà tắm cái gì? Người ta trông thấy người ta cườị

- Thì cũng giống như tắm biển Vũng Tàu chớ có gì lạ ?

- Thôi được, tắm cũng được nhưng phải kiếm chỗ thiệt vắng. Mà coi chừng đừng bơi ra xa, chết đuốị

- Dạ.

Cô mừng lắm, chuẩn bị đồ tắm từ buổi sáng. Lúc đi, bà dặn tôi trông nom cho cô.

Hai đứa chúng tôi đang tắm thì trời đổ mưạ Tắm sông trời mưa là một cái thú vô hạn. Cả vùng trời dường như sụp xuống, sẫm lại, mặt sông nổi sóng, dường như bốc khóị Chân trời đen kịt, sấm chớp đùng đùng, mưa tới giá lạnh.

- Thú quá há cô ?

- Ừa, nhưng thôi lên đi, tôi lạnh rồi, tóc ướt hết trơn ...

Người con gái lên bờ. Nàng quỳ trên hai đầu gối, ngửa mặt lên trời đón những giọt nước mưa, cả hai cánh tay đưa ra phía sau vuốt mái tóc ướt. Thân hình nàng đẹp như một pho tượng ...

oOo

Nước mắt người nữ họa sĩ giàn giụạ Bà ngồi hai tay khoanh trên bàn, không cần che giấu :

- Ông chưa kể đoạn ông bị nàng làm cho chiếc bóng điện đâm nát da thịt.

Vâng, một hôm tôi vô tình tìm được chiếc bóng đèn điện đã đứt dây tóc bỏ trong chiếc thùng đựng than để dưới góc bếp. Tính tôi ham sửa chữa các đồ vật, không nỡ vứt đị Tôi rửa sạch, lấy cát đánh bóng cái đui đồng, định tìm cách nối sợi dây tóc nhưng nối không được. Một ý nghĩ chợt thoáng qua trong óc tôị Nếu bây giờ ta đập vỡ cái đuôi bằng đồng thì xài không được, thủy tinh sẽ lởm chởm. Chi bằng ta dùng mũi dao nhọn khoét ra, thấy đuôi nó bằng nhựa và chì, có lẽ khoét cũng dễ.

Nghĩ là tôi làm. Tôi hì hục một lúc quả nhiên khoét được "Ồ, cái này mà đựng đom đóm thì nhất". Tôi sung sướng đem khoe với cô út.

- Hay quá tả Tối nay tụi mình đi bắt đom đóm.

Nhưng tối hôm đó trời quang, đom đóm không có. Hôm sau cậu Ri rủ tôi ra rừng cao su bắn chim, mỗi đứa có một giàng ná, trời mưa, tôi về bị cảm.

- Chà, thằng này bịnh rồi ạ, trông cái mặt bây là tao biết liền. Uống thuốc chưả

- Dạ, thưa bà con uống rồị

- Uống rồi thì đi nằm. Muốn ăn cháo biểu chú Ba nấu cháọ

- Dạ, thưa bà con ăn được cơm.

Tôi đi nằm. Người tôi nóng hừng hực nhưng bên trong lại rét. Tôi đắp mền, mồ hôi vã như tắm, mặt đỏ bừng bừng, ngay đến hơi thở cũng nóng.

- Nó bịnh rồi nghe Mari, hổng được rủ nó ra ngoài vườn bắt đom đóm nữa ạ.

- Dạ.

Ban đêm, tôi nghe tiếng suỵt suỵt ở cửa sổ. Tôi gượng ngồi dậỵ Cô Mari thì thầm :

- Nè, vườn nhiều đom đóm lắm, xuống bắt với tui đị

Trời ơi, tôi đang bịnh, trời lạnh, ngoài vườn lại mới mưa ướt, bây giờ mà đi bắt đom đóm thì chắc tôi chết. Nhưng cô bảo đi là tôi đị Tôi mặc thêm chiếc áo blu - dông cũ do cậu Rọt chọ Cô kéo tay tôi, giọng vẫn thì thầm, hơi thở con gái phả vào mặt tôị Nếu cô bảo tôi chết thì tôi cũng chết, tôi quen với thứ hơi thở ấm cúng thơm thơm mùi tóc và mùi da thịt ấy lắm :

- Leo qua lối nầy, đừng đi lối kia má biết. Có đèn pin đây rồi ...

- Tôi kiếm cây vợt.

Chiếc vợt băng vải mùng do chị Hai khâu giùm dùng để bắt bướm. Hễ bươm bướm mắc vô đó là sẽ bị bắt, cả đom đóm nữạ

- Có, tui đem đủ rồị

Hai con chó Nhật làm biếng, ở trong nhà ấm không chịu ra ngoài, con chó bẹc-giê kèm sát bên tôị Trời hơi lành lạnh, người tôi ơn ớn, run run, đi đứng không vững.

- Quỳnh làm sao vậỷ Bịnh lắm hả?

- Không.

Cố gắng lắm tôi mới ra được tới vườn, chỉ sợ đụng phải con chó thì té nhưng nó khôn, không vướng chân tôị

Mặt cỏ ướt nước. Các lá cây cũng ướt nước. ánh sao mờ nhạt, hình như không có ánh trăng. Đom đóm bay cao, thỉnh thoảng có những con bay thấp, và đôi khi, ở những chỗ có đám lá mục, có những con cứ nằm nguyên đấy chập chờn theo nhịp đều đặn như những tín hiệụ

- Nè, Quỳnh, cột sợi dây đồng nầy vô cái bóng đèn cho tui xách.

Cô đưa tôi sợi dây đồng nhỏ tí, tôi đứng lại cột. Sợi dây đồng nhỏ, hai cái chấu trên đui dèn cũng nhỏ nhìn không rõ lắm. Phải cột thiệt kỹ, thiệt đẹp cô xách cho tiện kẻo nó tuột thì hỏng. Tôi ngồi xuống, quỳ hai đầu gối trên cỏ, cắm cúị Hễ làm việc gì là tôi chú tâm hết vào đó. Cô cũng ngồi quỳ hai đầu gối trước mặt tôi, xem tôi cột. Có con đom đóm bay qua thật cao, chớp nháy, chớp nháỵ Cô ngửa mặt lên nhìn, khao khát :

- Đom đóm xuống đây ăn cơm, ăn cá, ăn thịt ...

Môi tôi trễ ra, định nói đom đóm thì ăm cơm ăn cá sao được nhưng lại thôị Tôi nể cô lắm, không muốn bắt bẻ cộ Tự nhiên cô xích tới, áp mặt vào mặt tôi, tóc cô chạm vào trán tôi, che khuất cả mắt. Cô lùa hai lòng bàn tay trên má tôi, kéo mặt tôi lên rồi cô hôn lên trán tôi, lên má tôi, lên môi tôị Môi cô mềm và ấm, hơi ướt nhưng rất ngọt ngàọ

- Thích há, tụi mình cứ sống với nhau thế nầy thì thích há? Sau này lớn lên. Quỳnh học giỏi rồi cưới tui nhả

Tôi khẽ gật đầụ

- Thiệt không?

- Thiệt..

- Thì hun tui đi! Hổng có được nói xạo a ...

Tôi ôm ngang qua người cộ Thân hình cô ấm, mái tóc cô mềm, gọn gàng mướt mát dưới bàn tay tôị

- Ui cha, hun chi dữ vậỷ Cái kẹp siết vô lưng tui ...

- Tại cô biểụ

- Người ta biểu hun sơ sơ chút đỉnh chớ bộ. Mà người Quỳnh cũng nóng quá, in hệt cái lò lửa ...

Lại một con đom đóm bay quạ Cô đứng dậy, sủa lại nếp áo, sửa lại mái tóc :

- Thôi tụi mình đi bắt đom đóm đị

- Dạ.

- Vợ chồng thì ừa chớ dạ, Quỳnh thấy ba có dạ với má bao giờ đâụ

Đêm ấy chúng tôi bắt được nhiều đom đóm bỏ vô chiếc bóng đèn. Con chó đi trước, hai đứa đi sau :

- Tui lấy cái này soi đường nghen? Ủa, mà phải đóng nút nó lại ...

Cô trao cho tôi một miếng vải mùng để cột.

- Mệt lắm hả?

Tôi khẽ gật đầu, không trả lờị Cô đặt tay lên trán tôi :

- Nóng quá. Tội nghiệp! Thôi, đi về.

Cả cửa chính lẫn cửa sổ đều khép hờ chứng tỏ bà bác sĩ đã biết chúng tôi đi bắt đom đóm. Cô rón rén bước, thì thầm :

- Tui đi lối này, Quỳnh leo cửa sổ.

Khốn khổ, tại sao cô cứ bắt tôi leo cửa sổ? Người tôi rời rã, nóng hừng hực. Tôi trèo vào được trong phòng, cài cửa, cởi chiếc áo Blu- dông rồi nằm vật ra giường.

Khoảng năm giờ sáng, khi có tiếng chuông nhà thờ Thánh Du-se đổ, mọi người đã dậy, tôi nghe tiếng bà rầy :

- Đó, thấy chưa, nó bịnh nặng hết dậy được rồi đó. Đã biểu đừng rủ nó đi bắt đom đóm mà hổng nghe lờị Vô coi nó ra làm sao lát kêu chị Hai cạo gió giùm nó ...

Có tiếng dạ khe khẽ, và giọng bà bác sĩ nói tiếp :

- Biểu anh Bếp nấu giùm nó tô cháo, bỏ nhiều hành vô đặng ra mồ hôị

- Dạ.

Có tiếng chân bước rồi một bàn tay nhẹ nhàng đặt lên trán tôị Tôi nằm nghiêng, nhắm mắt làm bộ ngủ. Cô ghé ngồi lên giường, khe khẽ thở dài :

- Nóng quá! Rên la suốt đêm. Tội nghiệp!

Cô kéo chăn cẩn thận đắp lên tới vai tôi rồi đi rạ Tôi có cảm tưởng cô là một người mẹ.

- Saỏ

- Dạ, ngủ yên rồi má à.

- Đó, kêu nó đi bắt đom đóm nữa đi, nó chết cho bây coị Nói chị Hai cạo gió giùm nó, lát cho nó uống thuốc.

- Chỉ đang đâm gừng dưới bếp.

Chị Hai có lối đánh cảm là đâm gừng ra, đổ rượu vô, nấu sôi trên bếp. Sau khi cạo gió chị dùng miếng vải mùng tẩm thứ nước gừng nóng đó thoa khắp mặt, khắp lưng và ngực, lòng bàn tay, bàn chân người bịnh rồi bắt trùm mền cho ra mồ hôi, đỡ lắm.

- Nè, cô coi, bầm hai bên lưng hết trơn, vậy là cảm nặng lắm.

Chị dùng đồng hào bạc cạo cạo và bắt gió hai bên thái dương.

- Đau không Quỳnh?

- Dạ, khá đaụ

- Chị cạo nhẹ nhẹ taỵ ý, đừng có bắt gió ở trán, mai mốt nó bầm lại coi kỳ cục lắm.

- Dạ, em biết mà cộ Em bắt khéo hổng có bầm.

Chị Hai tuy lớn nhưng vẫn xưng với cô út là em. Xong, chị trùm chiếc áo tôi đang mặc, đắp mền cho tôi rồi rạ Cô út đem thuốc vô :

- Nè, uống thuốc đi Quỳnh.

Cô bưng sẵn cả nửa ly nước lọc, dục tôi dậy uống. Tôi hơi ngạị Mình là cái thứ tôi tớ, sống nhờ trong nhà người ta mà phải để cho vị tiểu thư cành vàng lá ngọc gia đình người ta hầụ Hơn nữa nếu ngồi dậy ... tôi đang ở trần.

- Dạ, cô làm ơn để đấy lát tôi uống.

- Không, uống ngay đi, má mới rầy tuị

Có lẽ cô nhớ những chuyện ở trong vườn hồi đêm, mặt hơi ửng đỏ :

- Tui nói điều gì thì hổng quên đâụ Lỗi tại tui rủ Quỳnh ...

- Dạ không ...

- Vậy thì uống thuốc đi kẻo bà rầỵ

Uống xong tôi nằm trằn trọc. Cửa đã đóng kín lại thêm cháo của bác Ba đem lên nữạ Cháo nóng, ăn vào muốn toát mồ hôị Tôi mơ thấy tôi nằm trên lò lửa, nước sông dâng cao, cô Mari biến thành pho tượng ... "Cô, cô" tôi chạy theo, tôi khóc.

- Tội nghiệp, ban ngày mà cũng mớ kêu "cô".

Hình như có người đứng bên cạnh giường tôị Hình như có bàn tay con gái đặt lên trán tôi và có tiếng khe khẽ thở dàị

Tôi nằm quay mặt vào phía trong. Trời hầm muốn chết. Mồ hôi nhễ nhạị Tòi nóng tới độ hất chiếc áo ướt đẫm mồ hôi từ trong tiềm thức. Đạp tung cả chiếc chăn xuống chân cho mát. Cả một biển ruộng ngô rì rào, lúc lắc "ông già"ø giống như cậu Rọt giương cung bắn hai chúng tôi, trúng mạng mỡ cô, cô lăn ra chết. "Cô ơi!..".

Lại có tiếng thở dài nhè nhẹ :

- Tội nghiệp, cứ mê sảng tối ngày thế này thì chịu sao nổi ...

Hình như cô quỳ xuống bên giường. Hình như cô khóc. Đã chết sao còn khóc được?

- Thôi, cái nầy làm tội Quỳnh, tui trả cho Quỳnh ...

Cô trả pho tượng. Hình như cô kéo mền cho tôi rồi cô đị Pho tượng quỳ hai đầu gối trên bờ sông, ngửa mặt ra phía đằng sau, đưa tay vuốt tóc, miệng cắn chiếc kẹp : "Sau nầy lớn lên học giỏi cưới tui nha ... ". Đám cưới rất lớn, giết ba con chó Nhật, hàng chục con chó béc-giê ...

Không biết tôi ngủ thiếp đi bao lâu, lúc tôi trằn mình vật vã bỗng nghe cái "rốp", những tiếng rào rạo đau xé dưới lưng. Tôi nằm xích rạ Ôi chao, hình như có hàng ngàn hàng vạn mảnh thủy tinh vỡ đâm vào lưng tôị Tự nhiên tôi sực tỉnh, ngồi dậy, quàng tay ra đằng sau sờ lưng. Đầu ngón tay tôi đau nhói, chính nó cũng bị thủy tinh đâm, chảy máụ Tôi ngạc nhiên không hiểu gì cả. Sau, nhìn thấy chiếc đui đèn lởm chởm những mảnh thủy tinh vỡ nằm trơ trên giường lẫn với những con đom đóm đã chết, dính máu, tôi bổng lạnh mình : thì ra cô út ân hận vì việc rủ tôi đi bắt đom đóm nên đem cái bóng đèn ấy vô đặt dưới lưng tôi, "đền bù" cho tôi !

Toàn thân tôi nổi gai ốc, toát mồ hôi lạnh. Máu chảy ướt đẫm thấm xuống đằng sau chiếc quần pijama, chảy thành dòng ra cả mạng mỡ khiến tôi điếng ngườị Biết làm thế nào bây giờ? Có những mảnh lớn đâm ngập trong da thịt ở giữa lưng phía trên bả vai, tôi không nhìn thấy thì làm sao rút ra được? Lại còn những mảnh nhỏ li ti, bén nhọn ... Mà chính tay tôi cũng bị đứt nữạ Máu chảy xuống chiếụ Tôi không sợ đau nhưng sợ bà chủ biết. Tôi ứa nước mắt, không biết phải tính cách nàọ

Giữa lúc ấy cô út mở cửa nhè nhẹ đi vộ Trông thấy cái lưng tôi, cô trợn tròn mắt, bưng miệng kêu rú lên nho nhỏ : "Trời đất ơi, làm sao thế nầỷ". Tôi im lặng, lòng tôi xót xa đau đớn. Cô bước tớị Nhìn thấy chiếc đui đèn lởm chởm và những mảnh thủy tinh bê bết máu, tự nhiên cô chợt hiểụ Cô run rẩy, mặt tái mét, quỳ phục xuống bên tôi :

- Trời ơi, Quỳnh ơi tôi giết Quỳnh rồi! Làm thế nào bây giờ?

Tôi lắc đầu, nhíu mày :

- Không sao đâu, đừng la lớn bà biết bà rầy ...

- Tôi rút miểng ra cho Quỳnh ...

- Không được đâu, cô xuống nói nhỏ kêu giùm chị Haị Nhớ khép cửa lại kẻo bà thấỵ

- Chị Hai đi chơ ...

Tôi thất vọng :

- Bác Ba cũng được. Nói bác giữ thiệt kín.

- Được

Cô len lén đi ra, giơ tay khép cửạ Lát sau, người vô lại là chị Haị Chị đã đi chợ về. Trông thấy lưng tôi chị cũng hết hồn :

- Làm sao thế nầỷ

- Dạ không, em nằm đè phải cái bóng điện. Chị lấy miếng thủy tinh ra giùm em.

Giọng tôi thì thầm, chị biết là cần giữ kín nên bí mật xuống nhà pha nước ấm vào chiếc chậu rửa mặt, đưa lên qua chỗ cửa sổ, cô út ở bên trong đỡ vộ Chị đặt chậu lên giường, pha thuốc tím, nhúng bông lau máu và rút những miếng miếng lớn. Ôi chao, đau thấu da thịt. Tôi cắn chặt môi, chảy nước mắt, cô út quay mặt đi không dám nhìn.

- Còn ít miếng nhỏ chút xíu chung tuốt vô bên trong. Cô kiếm giùm em cái kẹp hay cái nhíp gì đó cũng được. Phải có kẹp thì mới lấy nổị

Máu tiếp tục chảy, chậu nước pha thuốc tím nổi bọt do nắm bông gòn luôn luôn nhúng vô kèm theo các miểng, đỏ lòm màu máu thay vì màu tím. Không hiểu cô út kiếm đâu được một chiếc pince đưa ra :

- Đã cần thay nước chưa chị?

- Dạ không, lát em lau lợi nước di- dốt cầm máu rồi thoa bôm-mát. Cô làm ơn xuống nói nhỏ với anh Ba chạy đi mua giùm một cuồng băng-gạc loại dài, cái hộp thiệt lớn, một lọ bút- đờ-sulfa, thứ bột, nắp hộp có các lỗ nhỏ dùng để rắc vết thương ... Cô nhớ nói ảnh đi xe máy, đem theo cái túi đệm em vẫn đi chợ, bỏ vô trỏng kẻo bà thấỵ

- Dạ được.

Máu tôi rất lành, hàng ngày cứ thế chị lau phiso-hex, rắc pouđre de Sulfa, quấn băng cho tôi, dần dần tôi khỏi, bà bác sĩ không biết gì hết. Chỉ những đêm đầu tiên là tôi không ngủ được, nhức lắm, hễ đặt mình xuống giường là các lớp băng quấn chung quanh người bị đụng chạm, phải nằm nghiêng qua một bên, cứ lúc nào quên, nằm ngửa là lại thức dậỵ Cô út có vẻ buồn, thường thường im lặng, ít ra vô trong phòng tôị Tôi khỏi, cô mừng, dần dần lại vui vẻ như cũ.

- Mau há, quay tới quay lui sắp hết hè rồị Hết hè tui lợi phải lên trên ở trong nội trú.

Một hôm, ông bà bác sĩ mắc đi thăm các bệnh viện, ủy lạo bệnh nhân gì đó rồi dự tiệc tùng, buổi trưa không về, cô út xuống bếp ăn cơm với tôị Tôi đứng, cô cũng đứng, cô ăn có hai lưng chén trong khi tôi ăn ba bốn chén.

- Vui há, ăn cơm ở bếp coi bộ lại vui hơn trển. Sau này ...

Nói xong hai tiếng "sau này" tự nhiên cô bỏ lửng không nói thêm nữạ Chừng hai giờ chiều, cô đưa mắt nhìn đồng hồ :

- Bữa nay ba má mắc công việc, phải chi tụi mình đi tắm như bữa hổm thì thích há Quỳnh?

- Không dám đâu, cô không xin phép sợ về bà rầỵ

- Hổng có, má nói cỡ năm giờ chiều mới về. Bị ba mắc xuống thăm dì dượng dưới Bến Cát.

Tôi im lặng. Cứ nói tới tắm sông tôi lại nhớ tới hình ảnh trời mưa xối xả, cô ngồi quỳ trên bờ, ngửa mặt lên trời hứng những giọt nước mưa, đưa hai tay ra phía đằng sau vuốt mái tóc ướt.

Cô cũng im lặng. Lát sau, cô cúi mặt, vẻ tâm sự :

- Tui ... tui có lỗi với Quỳnh, làm Quỳnh đau đớn dễ sợ bây giờ vẫn còn thẹo trên lưng. Quỳnh thích điều chi cứ cho tui biết ...

Tôi cười :

- Dạ không, việc đó đâu đáng để ý. Tôi chẳng thích cái gì cả.

- Chỉ thích học?

- Dạ không, cũng không nữạ Nhà nghèo thì phải ráng học ...

- Vậy Quỳnh thích cái chi, thử nói nghe coỉ

Cô lục vấn mãi, cuối cùng tôi phải nói thật rằng tôi ... tôi thích hình ảnh ở bên bờ sông bữa trời mưa và việc ở ngoài vườn lúc cô ngồi xích lại gần tôi, coi tôi cột sợi dây đồng.

Cô đỏ mặt, mắc cỡ :

- Trời đất ơi, bị như vậy mà chưa ớn saỏ Tui ... tui tưởng Quỳnh ghét tuỉ

- Dạ hông, tui hông ghét cô.

Tôi bắt chước xưng "tui" theo lối nói của cộ Cô bật cười :

- Cám ơn. Tui chiều ý Quỳnh hổng có gì khó.

Cô đứng dậy đi vào trong phòng, lát sau đem ra một chiếc áo tắm, chiếc áo lập thể nửa đen nửa đỏ vắt chéo trên ngực hôm nàọ

- Hổng có mưa tui mần ra mưạ Tui để hờ cửa, lát thay đồ xong Quỳnh vô coi, giống y bữa hổm.

Cô cởi kẹp tóc, mở vòi hoa sen nước. Những tia nước tóe ra như trời mưạ Cô ngửa mặt hứng nước. Tóc ướt người ướt. Cô ngồi quỳ chân trên đầu gối, đưa hai tay ra phía đằng sau vuốt tóc, vuốt mặt. Rồi cô từ từ tháo hai hàng nút trên vai, kéo xuống. Ngực cô nhu nhú, thân hình giống như pho tượng.

oOo

- Thưa bà, câu chuyện của tôi chỉ có thế thôị Nó không phải là một mối tình lớn như lời bà nói nhưng tôi nhớ nàng suốt đờị

Người nữ họa sĩ ngồi bất động, nhíu mày, cắn môi cố nén tiếng thở dài :

- Về sau sao ông trở thành kỹ sư ?

- Anh tôi làm thư ký hộ tịch trong quận, cho tôi biết anh tôi sẽ xin chuyển về Sài Gòn. Ông bác sĩ sắp về hưu và sẽ sang Pháp. Anh sẽ đón mẹ tôi lên Sài Gòn còn tôi thì sẽ gửi lên nhà bác ở nhờ nhà bác như cũ. Thi xong Trung học phổ thông tôi sẽ lên Sài Gòn ... Cuối năm đệ Lục, tôi lên Sài Gòn. Một điều may mắn lạ lùng là sau khi thi xong Tú tài, tôi đậu đầu vào trường Kỹ sư Phú Thọ. Tây Đức cho ba học bổng với điều kiện là phải biết tiếng Đức và một trong hai ngoại ngữ : tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Tôi biết tiếng Đức, vậy là tôi được ưu tiên. Trước khi đi tôi có xuống tỉnh nhưng ông bác sĩ đã đi từ lâu hình như sang Pháp, nghe nói cô Mari đã lấy chồng.

- Sao ông không liên lạc từ trước?

- Tôi là học sinh nghèo, trong tay chưa có gì cả. Bà thử tưởng tượng, đồng lương của anh tôi đâu có bao nhiêu, mẹ và em tôi phải buôn thúng bán bưng ở ngoài chợ rất cực khổ. Mãi tới lúc được đi Tây Đức tôi mới dám mong tìm cô, hẹn ngày gặp lại nhưng không được gặp.

- Rồi sau đó?

- Mười năm sau tôi trở lạị Lúc ấy tôi đã đậu bằng Tiến sĩ Khoa học. Cô vẫn biệt tăm, hình như cô ở bên Pháp.

- Ông không sang Pháp?

- Có, tôi có sang một đôi lần dự các hội nghị Khoa học. Nước Pháp không phải là nhỏ mặc dầu tôi đã để tâm tìm kiếm. Tôi mong gặp cô.

- Gặp để làm gì?

- Chính tôi cũng không hiểu nữạ Tôi tha thiết mong được nhìn thấy cô một lần, được nói với cô rằng tôi đã làm hết sức mình như lời cô hẹn trong vườn ngày nàọ Tôi luôn luôn gặp may mắn, không phụ công ơn giúp đỡ của ông bà Bác sĩ nhưng không biết làm thế nào hơn.

- Rồi tình trạng gia đình ông bây giờ ra saỏ

- Tôi không nghĩ tới việc lấy vợ. Đầu óc tôi chỉ có sự làm việc và linh hồn tôi vẫn vất vưởng, nghĩ tới hình ảnh của một pho tượng. Tính tôi vẫn thế, nửa như nghệ sĩ, nửa như một người thực tế. Chỉ đáng tiếc một điều rằng tôi ... tôi đã quên gương mặt cô, không nhớ một chút nào cả. Tôi xin lỗi, hình như ... hình như hơi nhang nhác với bà. Đại khái như vậỵ

Người nữ nghệ sĩ bật cười :

- Ông quá khen. Thôi được, tôi sẽ tìm cách vẽ cho ông một bức tượng thiệt vừa ý. Đêm nay tôi vẽ, tính sẵn thước tấc đàng hoàng, ngày mai cũng bằng giờ này mời ông tới lấỵ

Khách đặt hàng ngạc nhiên :

- Chiều maỉ Sớm vậy được saỏ Còn dáng điệu, cử chỉ, khuôn mặt? Xin bà nhớ giùm rằng nàng ... , xin lỗi, nàng rất đẹp.

Họa sĩ vẫn cườị

- Tất nhiên. Không đẹp thì làm sao một người như ông, bị những miếng miếng thủy tinh đâm nát lưng mà vẫn nhớ mãi, suốt đời không quên. Tôi đoán rằng lúc ấy nàng vào khoảng mười lăm hay mười sáu tuổị

- Vâng vâng, bà cứ cho mười sáu tuổi đị Thân hình đầy đặn, ngực vừa nhu nhú ...

- Trời ời, ông cứ nhắc tới bộ ngực đó hoàị Phải chi tôi vẽ được cả những cái hôn thơ dại, ngốc nghếch trong khu vườn nữạ

- Tôi xin gửi tiền ...

- Không, tôi không lấy tiền. Bao giờ ông làm xong, thiệt vừa ý tui mới lấy tiền. Lúc đó tui sẽ lấy thiệt mắc cho ông chết luôn.

Người khách cũng cười :

- Chưa chắc đã chết đâu bà. Tôi sẵn sàng đánh đổi cả cuộc đời cho những gì mà tôi mong muốn.

Hôm sau chàng trở lạị Coi bức tranh, chàng cực kỳ ngạc nhiên :

- Ôi trời ...

- Sao, vừa ý ông không?

- Kinh khủng thật! Giống y hệt nàng. Tại sao bà tài giỏi đến thế, chỉ tưởng tượng mà vẽ được? Bà làm tôi nhớ lại gương mặt và thân hình nàng ...

- Tại ông nói giống tôi nên tôi vẽ giống tôi hồi còn con gáị Ông đem về đi, bao giờ xong mang tới đây cho tôi coi

Ba tháng sau chàng trở lại, hãnh diện đặt pho tượng lên bàn. Đến lượt họa sĩ ngạc nhiên :

- Ông ...

- Tôi không cần phải tạc bằng đất sét trước. Tôi nhớ rõ từng đường nét như bà đã vẽ.

- Nhưng ông làm cách nào tạo nên được các mặt phẳng? Việc đó rất khó và đòi hỏi một thời gian rất lâu trong nghề.

- Tôi nghĩ ra một chiếc máy giống như chiếc Dremel của Mỹ với tốc độ cao nhưng sức mạnh hơn. Sự thực không phải chế tạo mà tôi biến đổi từ chiếc khoan điện ra, máy chạy băng băng không bị trục trặc như chiếc Dremel. Tại tôi bận rộn nhiều công việc, chỉ làm trong lúc nghỉ ngơi chứ nếu không sẽ hoàn tất trong vòng một tháng.

- Ông vẫn còn đầu óc trông nom công việc?

- Vâng, con người tôi là như thế, một nửa dành cho công việc làm một nửa nhớ tới các kỷ niệm cũ.

- Mời ông dùng nước!

- Vâng, không dám, mời bà. Tôi nghĩ ra rồị Đây là loại trà ngày trước bà bác sĩ vẫn thường dùng để mời khách. Bỏ tất cả các loại trà ngon vô, hương sen, hương sói, hương lài, đủ cả, rất kỳ lạ. Bà bác sĩ cũng hay mặc áo lụa như bà và ... và cô Marị Xin lỗi, vậy bà ... bà là aỉ

- Tôi là một họa sĩ thông thường như các họa sĩ khác. Ông rất minh mẫn nhưng có những điều ông không biết đâu ...

- Ví dụ?

- Ví dụ Marie hay Maria là tên thánh, cùng tên với Đức Mẹ, không phải quốc tịch Pháp. Cả các tên George, tên Paul, tên Henri cũng vậy, gọi theo thói quen của các gia đình giàu có miền Nam lúc ấỵ Cô Mari là một nữ sinh bình thường, không giỏi gì cả, chỉ riêng xuất sắc về môn hội họa ...

- Tôi chưa thấy cô vẽ bao giờ.

- Cô không theo học các lớp hội họa nên không biết vẽ bằng giá. Hơn nữa hai đứa trẻ cứ quấn quýt với nhau trong ngôi biệt thự, làm gì có thì giờ để vẽ. Đậu xong Bac II nàng lấy chồng rồi theo gia đình sang Pháp. Người chồng mắc tật ghiền rượu, họ không yêu nhau, có với nhau một đứa con gái, sau đó người chồng trong cơn say rượu bị đụng xe chết. Nay đứa con đã lớn, đã lập gia đình, ở lại bên Pháp với ông bà ngoạị Nàng theo học ngành hội họa tại Pháp lúc còn trẻ tuổi, tương đối được một số người biết tiếng ít lâu sau trở về quê hương sống trong ngôi biệt thự cũ của cha mẹ hồi đó.

Đó là ngôi nhà nàỵ

- Bà ...

- Tất cả các hình ảnh của nàng tôi cất trong cuốn album này, ông đem về đị Ở trỏng có ... có cả nhúm bông thấm máu nữa, ông đem về, pho tượng cứ để lại đây, tôi giữ, bao giờ tiện thì sẽ đến lấỵ Ông về, tự động mở cổng, tôi không đưa tiễn.

- Không, tôi không về. Chúng ta đi gần trọn đường trần mà không gặp nhau, lúc gặp thì gặp dễ thế. Tôi không về, đừng bỏ tôi lần nữa tội nghiệp.

Họa sĩ bật cười :

- Lại lì, y hệt hồi đó. Hổng ai bỏ đâụ Cứ yên tâm về đi, lúc khác trở lạị

- Được, tôi về

Chàng đi, tay cầm theo tập album. Ra tới cổng, tự nhiên chàng quay nhìn lạị Người thiếu phụ đứng bên cạnh pho tượng, áp mặt vào mái tóc pho tượng, đưa mắt nhìn theọ Nàng với pho tượng là một mặc dầu thời gian đã phôi phạ Nàng vẫn mặc chiếc áo lụa màu nguyệt bạch như tự thuở nàọ


Hết

104

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2006

Bài Học Làm Thầy



Tôi vào trường Cao đẳng sư phạm Long Xuyên , không biết vì cái lá số tử vi mà ông tôi cẩn thận ghi vào gia phả nằm trong tủ sắt có bốn lần khoá số,hay là theo điềm báo trước ngày mừng thôi nôi, bà tôi bày đầy một mâm bảo vật mà tôi chỉ nhặt lấy cây bút mực và mảnh gương soi.Các cụ bà đến mừng bảo nhau,” con nhà nầy lớn lên chắc lại ăn học và làm thầy thiên hạ.”
Sau ngày đất nước thống nhất, tôi vào trường chờ đợi, đoàn ngũ hoá, học tập chánh trị,cũng công tác ,cũng lao động,quét đường nhặt rác…Mòn mõi, lương thực cách mạng không đủ nuôi thành phần tiểu tư sản, tôi lại khăn gói về quê, cơm cha áo mẹ. Cán bộ xã ấp đến nhà gọi tham gia công tác, vì trình dộ văn hoá cấp đại học còn hiếm hoi,và nằm trong hạn tuổi thanh niên, tôi được phân công tác chiến đấu đánh mù chử, học trò của tôi là những cán bộ cao cấp,đã lập bao nhiêu là công trạng lẫn thành tích to, những năm miệt mài theo cách mạng cứu nước, học chủ nghĩa cộng sản thuộc nằm lòng, mở miệng ra có thể thao thao về đường lối chính trị, chủ trương của đảng ta, nhưng không thể thảo được một bản báo cáo hàng tháng,và chỉ có thể ký tên bằng chử thập mà thôi.Ngày chuẩn bị đổi tiền lần dầu,tôidược cách mạng giữ lại làm công tác,( ít ra thì tôi cũng quen đếm tiền bạc). Mẹ tôi cuống cuồng lo lắng .Sau dó lại hốt hoảng hối tôi trở về thành phố vì những tin đồn công tác thanh niên xung phong bị gởi đi thuỷ lợi ở Cà mau, Bảy ngàn…

Tôi trở về thăm trường trung hoc tỉnh lỵ, thành phố nhỏ hiền hoà, bạn bè dăm đứa hỏi thăm nhau. Gặp nhau chỉ thở vắn than dài, đứa thì lang thang chợ trời bán từ cây kim đến điếu thuốc lá, đổi từng viên thuốc cảm gởi cho cha đang cải tạo, đứa thì theo chân cách mạng thoát ly gia đình , mang dép râu đội nón tai bèo, bán bạn bè củ lập công với cách mạng. Chiến dịch văn hoá đóng góp thật hăng say ,dẩn công an cán bộ đến từng nhà bạn bè để kiểm tra và tịch thu hết sách vở cũ ra đốt bỏ, nhờ tên bạn bội phản nầy nên cả tủ tài liệu chắt chiu sưu tập của tôi cũng cháy lên theo ngọn lửa cách mạng.

Ngày nhập trường, tôi đứng ngẩn ngơ nhìn lại mấy dãy phòng học cũ, một thuở bạn bè chân chim sáo cười vui ,chỉ thấy nắng vàng và lá me bay. Vào văn phòng làm thủ tục nhập học, cô thư ký mặc áo bà ba trắng, em gái của người bạn cùng lớp khi xưa, chúng tôi nhìn nhau lặng lẻ, không biết nên chào nhau bằng câu _” đồng chí “ , hay tay bắt mặt mừng của người đi xa gặp tình thân quen cũ ? Tôi mang văn bằng, chứng minh thư của thành đội lúc đi học chánh trị ở thành phố vào nộp .Thủ tục kế tiếp là vào khám sức khoẻ, bên phía nữ sinh viên thì có bác sĩ Ngọc Bích ,phòng khám là một lớp cũ, che lại bằng tấm màng vải hoa. Tôi nhìn mấy cô vào khám xong bước ra , cô thì mặt đỏ cúi mặt , cô thì mắt nhìn ngơ ngác, hỏi chỉ mím môi bước đi. Đến phiên mình vào, bây giờ tôi mới hiểu tại sao, Cách mạng không tin tưởng bất cứ một ai, tất cả các nữ sinh viên chúng tôi vào trường được chiếu cố khám xét kỷ lưởng còn hơn mẹ chồng khám phòng cô dâu sau đêm tân hôn. Đạo đức cách mạng muốn ghi lại hồ sơ xem chúng tôi có còn ngây thơ trong trắng hay đã thông thạo trường đời?

Tôi nhìn ra sân, màu cờ đỏ bay phất phới, lòng không biết buồn hay vui. Hệ thống loa phóng thanh mắc trên hai hàng phượng vỹ gọi các sinh viên ra sân trường. Bên cạnh những đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản, còn có một vài anh hãy còn mặc áo xanh quân đội nhân dân , thành phần bộ đội phục viên. Tôi nhìn xuống tay chân mình mà ngao ngán, cái ngữ tiểu tư sản áo lụa quần lảnh đen, guốc gỗ, tôi học đến bao giờ mới thấm nhuần tư tưởng, thoát ly gia đình, học đạo đức cách mạng, hăng say phục vụ, vất guốc, mang dép râu đội nón tai bèo?

Hoc tập, văn nghệ, sinh hoạt đoàn đội, kiểm thảo hàng tuần, công tác với quần chúng, tất cả như dòng cuồng lưu, cuốn tôi vào cơn lốc.Tôi vào lớp Văn Sử địa, học chung với một số bộ đội phục viên,và những đoàn viên kết nạp vào Đoàn thanh niên cộng sản theo cách mạng vào chiến khu bỏ học nay trở về .Trên phương diện Hồng ( đánh giá qua học tập chánh trị ) thi được sự lảnh đạo của đồng chí Hải, đảng viên ( anh là bộ đội phục viên ) ,đồng chí Bi doàn viên Đoàn thanh niên cộng sản, về phương diện chuyên thì tôi có trình độ đại học và có kinh nghiệm giảng dạy trước đây. Nhờ quá trình hoạt động thanh niên cũ, mỗi lần có công tác văn nghệ trong tỉnh hay mỗi kỳ lễ lộc,lớp chúng tôi luôn đi tiên phong, gặt hái và mang vinh dự về cho trường .

Trong chiến dịch thi đua công tác lao động , lớp Văn sử được chọn làm gương mẫu cho trường nên tất cả phải tranh thủ làm cho tốt mọi công tác được phân công .Lần nầy thì phải thực hiện một đường thuỷ lợi dẩn nước từ ruộng ra sông (?).Chúng tôi khăn gói lương thực dẩn nhau lên đến tận nơi,bố trí chổ tạm trú,vì ưu tiên nên được gởi vào một căn nhà ngói xưa, bên mái hiên nhà lót hai bộ ván gõ nối dài làm chỗ nghĩ trưa khi xưa ,thế là đã giải quyết được khâu ăn ở , đi công tác mà có nơi chốn như vậy nhất rồi.Sau đó đến thăm hỏi các cô bác chung quanh. Một số cụ già bảo chúng tôi “ các cháu chỉ là học trò thôi, tuân lệnh thì làm, chứ bác đã ở đây gần hết đời người , những gì cần thiết đã làm xong từ lâu rồi ”

Rạng ngày, ăn uống xong là bắt tay vào việc, cọc đã đóng bốn góc dây đã giăng, các anh thì dùng len xắn đất ,các cô một số khiêng đất đổ đi, một số thì xách nước từ sông vào đổ xuống cho đất mềm ,cả buổi sáng chỉ đào được chừng một thước,đất sét quá cứng và đang là mùa khô nên càng khó khăn hơn ,dự trù công tác là hai tuần mà với vận tốc nầy thì ít nhất hai tháng nữa chẳng biết có kết quả hay chưa.

Sau một tuần lễ lao động vật vã với đất sét vàng rồi đất sét xanh, chúng tôi dẩn đầu với sáu thước chiều dài, hai thước chiều ngang và một thước chiều sâu, nhưng ngày mai phải đương đầu với đất bùn.Toán Văn Sử của chúng tôi phần lớn các cô lớn lên trong thành phố, có vài anh may mắn sinh sống ở nông thôn , tuy nhiên chưa có anh nào có kinh nghiệm về đào mương xẻ rảnh, cũng chưa biết phải làm thế nào để đào đất bùn, các cụ già thấy chúng tôi loay quay cả ngày trong bùn mà chẳng đi đến đâu, cụ thương hại bảo rằng “ các cháu cần len thùng mới có thể đào đất bùn” Đó là một loại len hình ống, dài chừng ba tấc, cán bằng gỗ tròn dài gần thước, có công dụng xắn và giử đất bùn lại trong thành ống để có thể quăng lên cao và ra xa .Nhờ cụ giải thích, thế là chúng tôi phải gởi một số về quê mượn len thùng ,mất thêm một ngày nữa. Ròng rã nắng mưa , hai
tuần công tác lao động tốt, vừa làm quen với bùn đất,vừa đủ cho đôi bàn tay chai ,chúng tôi khăn gói trở về trường cho kịp niên học, kết quả của công tác thuỷ lợi là hoàn thành được một hố không nước nằm chơ vơ giữa mãnh vườn … Trong báo cáo công tác chúng tôi được cán bộ đánh giá : đạt thành tích , hoàn tất công tác giao phó, nâng cao tinh thần lao động trong quần chúng, có trách nhiệm và biết khắc phục khó khăn...Toàn thể sinh viên hồ hởi phấn khởi tổ chức liên hoan.Thế là chúng tôi được các phân khoa bạn chúc mừng bằng những buổi tối liên hoan văn nghệ chè nước tưng bừng , được bồi dưỡng bằng nữa ký đường của hợp tác xã về nấu một nồi chè đậu xanh hã hê…

Trong thời gian chiến tranh, chương trình trung học của hai miền theo hai hệ thống khác nhau,miền Bắc vì nhu cầu nhân lực nên dùng hệ mười năm, miền Nam vẩn theo chương trình mười hai năm. Vì sự khác biệt nầy sinh viên trong khoa toán và khoa sinh học của miền Bắc không theo kịp miền Nam . Ngược lại phương diện chuyên môn , phương diện chính trị thì sinh viên trong Nam không theo theo kịp sinh viên miền Bắc đã học tập từ khi còn tấm bé .Để san bằng sự khác biệt cuả hai miền, nhà nước dùng chiến dịch kết nghĩa, mang cán bộ miền Bắc vào để học tập trao đổi kinh nghiệm, nhưng thật ra là để huấn luyện đường lối chủ trương của Đảng cho miền Nam. Nói cách khác là để Hồng hoá hay nhồi nhét tư tưởng vô sản vào thành phần tiểu tư sản của chúng tôi. Trường Cao Đẳng Sư Phạm lúc bấy giờ chỉ có hai khoa , khoa Toán lý và Văn sử. Giáo viên được đề cử từ miền Bắc vào hướng dẩn và giảng dạy. Bên khoa văn sử , năm thứ nhì chương trình học có thầy Bạch vào từ Hà tỉnh. Thầy có hơn ba mươi tuổi Đảng, con cái đã thành tài ,con trai được nhà nước cho đi du học bên Liên Sô. Thầy phụ trách môn Sử và Chính trị kiêm nhiệm Bí thư chi bộ Đảng của trường.Tôi là thành phần tiểu tư sản, Bố là công chức kiêm thương gia , Ông là thành phần hương chức hội tề kiêm địa chủ, Chú là binh quyền cũ kiêm giặc lái , dù đả khai lý lịch thoát ly ,không liên hệ gia đình, giấu đi hết những liên hệ với gia đình thân tộc ,nhưng vẩn không giấu được phong cách cùng tư tưởng. Không hiểu vì nguyên nhân nào, tôi thường được sự chú ý của thầy. Năm thứ hai của chương trình học, thành tích sinh hoạt, học tập của tôi đã được báo cáo đầy đủ, chưa kể những bản lý lịch tự khai. Trong các buổi họp học tập chánh trị, tôi thường được theo dõi sinh hoạt thật cặn kẻ, được Thầy đề cử đi thanh niên xung phong, làm đối tượng Đoàn… Cùng lúc với chiến dịch dạy cho Kampuchia bài học, triệu tập hội nghị toàn quốc của Đảng ta , cả trường tổ chức học tập , liên hoan chào mừng , đồng tâm nhất trí công tác hưởng ứng lòi kêu gọi đóng góp tích cực của Đảng và kế hoạch năm năm xây dựng đất nước…,( bên cạnh những giáo điều tôi học thêm những dối gian , phục vụ cho đường lối chỉ thị của Đảng đưa ra , bằng cách : tất cả phải viết đơn tình nguyện đi Thanh niên xung phong,cho đúng với khẩu hiệu –Đâu cần thanh niên có.đâu khó có thanh niên…) Đó là điều lo sợ hãi hùng của Mẹ tôi, sợ tôi bị đưa đi công tác thuỷ lợi, đưa đi nông trường tập thể nên Mẹ xin ông Nội và Ba cho tôi trở lại đại học .Cuối cùng thì tôi cũng phải đi lao động, theo chân cách mạng , học lý thuyết Cộng sản, học thơ ca tụng Bác, làm thơ theo đường lối khuôn mẫu đại thi hào Tố Hữu, đọc “Thép đã tôi thế đấy”, hát như két trong các buổi văn nghệ họp hành , nào là ” Đảng đã cho tôi mùa xuân…”, “Như có Bác Hồ trong ngày vui…”

Năm cuối cùng của chương trình học, Thầy Bạch có sáng kiến tổ chức cho chúng tôi đi tham quan bờ biển Việt Nam và cố đô Huế trước khi về nhận nhiệm sở. Tình hình kinh tế trong nước đang vào thời kỳ khó khăn, những gì bán được đã bán từ lâu, gạo thóc của miền Nam đã được nhà nước thu mua cẩn thận , số còn lại không vận chuyển đi các nơi được, nhà nước quản lý chặt chẻ mọi cơ sở giao thông. Miền Trung là nơi vốn dĩ đã khó khăn ,thực phẩm khan hiếm, gạo lúc bấy giờ là xa xí phẩm, khoai sắn là thức ăn hàng ngày. Chúng tôi có lệnh đi công tác tham quan, có sự lảnh đạo của chi bộ Đảng nên được phép mang theo lương thảo, khẩu phần theo chế độ bồi dưỡng cho hai tuần là mười lăm ký gạo, cà phê, sữa đặc, đường , bột ngọt… Lúc chuẩn bị lương thảo, chúng tôi được mật khẩu mang thêm gạo, Huế hiện đang khan hiếm ,càng gần Tết giá gạo càng tăng , như vậy thì số gạo dư sẽ thu hoạch thắng lợi chi thu cho cả cuộc hành trình .Trước lúc khởi hành,Thầy Bạch có đến điều đình với tôi, nhờ tôi giới thiệu dùm phương tiện di chuyển cho hành trình ,thì ra cái liên hệ gia đình tư sản của tôi cũng còn dùng được lắm.Cô tôi trước đây là hảng xe đò chạy đường Long Xuyên - Sài Gòn, nhờ Quốc doanh ,Cô còn quản lý được chiếc xe đò chở hành khách do nhà nước trưng dụng , xe hãy còn tương đối tốt, trọng tải nặng, tài xế giỏi mới có thể băng đường dài vượt Hải Vân làm một chuyến đi buôn gạo thành công .

Tôi và các bạn trong Khoa Văn Sử được giao cho phần ẩm thực của đoàn tham quan, tội nghiệp mấy cô sinh viên trẻ trong đoàn, sau một năm dạy dỗ của cách mạng ít nhất thì cơm cũng không còn nữa sống nữa khê, tôi vì học ngoại trú nên không tham dự vào các sinh hoạt tập thể của trường, đã nhiều lần Thầy Bạch khuyến khích tôi nên vào nội trú để học hỏi, sinh hoạt với các đồng chí, tôi khéo léo từ chối,viện lẽ còn bà Cô già phải chăm sóc ( chưa ý thức thoát ly ) Nhưng thật ra sinh hoạt tập thể trong trường dưới sự lảnh đạo của Thầy ,và cặp mắt cú vọ, ghen ghét của các đồng chí Đoàn viên đã đủ cho con người tiểu tư sản hủ hoá của tôi sợ hãi …

Tôi không biết nên buồn hay vui, con đường làm thầy ,giấc mộng thiếu thời cũa tôi chỉ gặp toàn khó khăn ray rức, những bài học lịch sử theo đường lối Mát Xít, những cái nhìn , nhận định theo chỉ đạo của Đảng làm tôi bâng khuâng, đả phá chế độ quân chủ phong kiến thời xưa, chế độ cộng hoà thối nát sau nầy… ít ra trong chế độ cộng hoà, dù trong hoàn cảnh chiến tranh,tôi cũng thở được chút không khí tự do, vẩn có một cuộc sống bình lặng và ước mơ thông thường. Đãng dạy cho tôi cuộc sống hai mặt,nói và làm không có nghĩa cùng nhau, và nhất là sữa sai ,sai sữa…Tôi được sự dạy dỗ, giáo điều từ một đảng viên thuần thành có ba chục tuổi Đảng, tuổi suýt soát Bố tôi, ngôn ngử mờ ám hơn một chàng thanh niên cùng tuổi. Cặp mắt liếc trong lớp học, cái nhìn hàm ý trong giờ sinh hoạt tập thể làm tôi rờn rợn, những tối Thầy bảo tôi đến trường họp hành tôi viện đầy lý lẻ từ chối, những ngày Thầy đến thăm tôi phải hối lộ cho người nhà bảo Cô gọi ra phố có công việc, những lần liên hoan tôi tránh những cử chỉ thân mật, cái xiết tay không cần thiết, tôi trốn như con thú mắc bẩy chờ đợi. Không dám vào trường một mình, đi dâu cũng có mấy đứa em quanh quẩn, lúc nào chị cũng bận bịu, sau giờ học còn phải phụ giúp Cô tôi trông coi công việc hàng ngày, bận công tác văn nghệ ,bận tập ca múa cho các em ….Bạn bè trong khoa thường thắc mắc chị có nhiệt tình, nhiều thành tích tại sao không vào Đoàn thanh niên Cộng sản ? Nhất là có Thầy giới thiệu thì chắc chắn được kết nạp rồi. Tôi chỉ cười lặng lẽ.

Ba mươi năm làm Đảng viên Cộng sản Thầy còn giữ lại mấy chiếc vòng ngọc thạch, mấy món nữ trang …thế ra tuần lễ vàng kháng chiến và vô sản hóa chưa thay đổi được căn bản con người. Ba mươi năm Cộng sản Thầy dùng đòn phép để tiến thân , lợi dụng tuổi trẻ sinh lợi cá nhân , không từ chối một hành động nào, tôi chỉ là con cờ trên bàn, viên gạch lót đường cho những mưu mô bất chánh, sẳn sàng hành động vì ham muốn riêng tư , bất chấp nhiệt thành phục vụ và xây dựng đất nước…

Tôi là thế hệ “ Trăm năm trồng người “ Tôi đi học để chuẩn bị dạy lại cho thế hệ tương lai, tôi dạy gì đây? Dạy con em tôi trò lọc lừa bội phản , khôn sống móng chết, tô điễm thần thánh hoá những con người đầy mặt trái , giáo diều vô nhân…cái căn bản tình thương gia đình không có thì lấy đâu nền tảng cho mai sau? Bài học làm thầy cay đắng quá, tôi là con thú mang vết thương chạy đến đường cùng …169

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2006

Truyện Cười 04



 


Nhanh Trí

Tí : Đố cậu biết khi đi biển, nếu chẳng may thuyền bị thủng nước ùa vào trong khoang thì phải làm thế nào ?
Tèo : Ồ dễ ợt, phải xử lý thật nhanh kẻo bị chìm, ta đục thêm một lỗ khác lớn hơn để nước chảy ra ngoài .

Một Với Một Là Hai

Bé Quỳnh mới đi học xong lớp một , mẹ dẫn em đi mua sách toán lớp hai . Đến hiệu sách, mẹ hỏi cô bán hàng :
- Có sách toán lớp hai không cô ?
- Hết sách toán lớp hai rồi, chỉ còn sách toán lớp một thôi ạ - Cô bán sách trả lời .
Bé Quỳnh vui vẻ nói :
- Vậy thì cô bán cho cháu quyển sách lớp một cũng được .
Mẹ cô liền ngạc nhiên hỏi :
- Con mới học xong lớp một, cuốn sách toán lớp một còn ở nhà, con mua làm gì nữa ?
Quỳnh :
- Thế một với một không phải hai hở mẹ ?

Trèo Táo

Trong vườn quả, chú bảo vệ thấy Dũng, cậu bé hàng xóm đang trèo lên cây táo . Chú nói dạo để Dũng sợ :
- Giỏi nhĩ . Xuống ngay đi, không nghe lời chú sẽ mách bố đấy !
Dũng : Chú đừng mất công - cậu ta cười hì hì rồi tiếp - Bố cháu đang ngồi trên cây táo bên kia kià .

Nhầm ...

Giờ địa, cô giáo đang giảng về châu Mỹ . Quốc đang ngồi nhìn ra phía cửa số và không chú ý lời cô giảng. Bỗng cô gọi Quốc :
- Trò Quốc hãy cho cô biết châu Mỹ có mấy phần ?
Quốc : Dạ ... dạ ... thưa cô châu Mỹ chia làm hai phần, dó là Mỹ Tho và Mỹ Thuận ạ !
Cô : ...!

Không Chịu Nổi

Trong giờ sinh vật .
Cô giáo : Hoàng, tại sao khi ta bón phân thì cây sẽ lớn nhanh hơn ?
Hoàng : Thưa cô vì ... vì cây không chịu nổi mùi hôi thúi của phân nên đã lớn vọt thật nhanh ạ !
Cô giáo : ! ...

Hỏi Bài

Giờ lịch sử, thầy giáo hỏi bài cũ :
- Ai đã viết Hịc tướng sĩ ?
Cả lớp im phăng phắc . Thầy phát cáu gọi :
- Huỳnh! Ai đã viết Hịc tướng sĩ ! ?
Huỳnh run rẩy đứng lên, nói lắp bắp :
- Thưa thầy ... không phải em ạ .

Đau Răng

Bé Hằng bị đau răng . Bố em liền nói :
- Con đừng ăn kẹo nữa . Đau răng do ăn quá nhiều kẹo đó .
Bé Hằng :
- Không thể như vậy bố ạ . Khi ăn kẹo bao giờ con cũng nhai bằng hai hàm răng, nhưng giờ thì con chỉ đau có một cái mà thôi .

Từ Đồng Nghĩa

Tiết văn, cô giáo đang ôn tập cho cả lớp về từ đồng nghĩa .
Cô : Các em cho cô biết từ "bàn ủi" còn gọi là gì nào ?
Học sinh : Thưa cô "bàn là" ạ !
Cô : Tốt lắm, chữ "là" cũng có nghĩa là "ủi", chẳng hạn : "Tôi là quần áo" nghĩa là "Tôi ủi quần áo". Bây giờ em nào cho cô ví dụ khác .
Một học sinh nhanh nhẫu giơ tay và trả lời :
- Thưa cô "Mẹ em là bác sĩ" nghĩa là "Mẹ em ủi bác sĩ"
Cô : ? ! ?

Bịt Tay Nghe Giảng

Trong giờ học, cậu Dũng thường lấy tay bịt một bên tai lại, hết tay này mỏi thì dùng tay kia bịt lỗ kia . Cô giáo thấy vậy rất lấy làm lạ liền hỏi :
- Tại sao em cứ bịt một bên tai lại thế ?
Dũng :
- Em nghĩ làm như thế sẽ nhớ được lâu ạ .
Cô giáo vẫn chưa hiểu rõ nên hỏi thêm :
- Vì sao như thế ?
Dũng nói vẻ tin tưởng lắm :
- Thưa cô, cô thường nói lên lớp phải chú ý nghe giảng, đừng để những lời cô nói chạy từ tai này sang tai kia . Cho nên em bịt tai lại đễ những lời của cô giảng không thể chạy ra tai bên kia được ạ .

Mở Hộp Cá

Bà mẹ mở hộp cá "Sácđin" và nói với cậu con trai :
- Cá Sácđin này bây giờ quý hiếm lắm, tại cá lớn ăn nó gần hết rồi .
Cậu con trai liền hỏi :
- Mẹ ơi . Những con cá làm thế nào mở được hộp cá mẹ nhỉ ?

Làm Sao Nhìn ?

Thấy ba bỏ kính trước khi đi ngủ, bé Hằng liền hỏi :
- Ba bỏ kính ra, nhỡ nằm mơ, ba làm sao nhìn được rõ ?

Chỉ Học Phần Sau Thôi

Vinh hỏi bố :
- Ba ơi, học tiếng Anh có khó không ạ ?
Bố :
- Thoạt đầu khó, nhưng học đến phần sau thì lại dễ .
Vinh :
- Thế thì con sẽ chỉ học phần sau thôi ba nhé .

Thật Thà

Cô giáo hỏi Thuỷ .
- Có phải em lại nhờ mẹ làm bài này, đúng không ?
Thuỷ thật thà trả lời :
- Dạ thưa cô, không phải ạ ! Mẹ em bận suốt ngày cho nên ba con làm dùm đấy ạ !

Xe Không Bánh

Anh Phong hỏi em Tùng :
- Nếu có một chiếc ôtô làm bằng SôCôla thì em sẽ ăn bộ phận nào trước ?
Không cần phải nghĩ lâu, Tùng nói luôn :
- Em sẽ ăn những cái bánh xe trước .
Phong thắc mắc hỏi, Tùng nhanh nhẩu giải thích :
- Chiếc xe Sôcôla mà mất bốn bánh thì sẽ không còn chạy đi đâu được, còn nếu mình ăn mấy phần khác thì xe bỏ chạy mất sao !

Cong Và Thẳng

A: - Sao không chọn cây mía thẳng mà lại chọn cây mía công thế, trong chẳng đẹp chút nào cả ?
B: - Cậu đúng là ngơ quá, thầy giáo toán đã dạy : "Đường thẳng là đường ngắn nhất hay sao ?".

Im Lặng Là Vàng

Con :
- Mẹ ơi, người ta bảo im lặng là vàng mà con lại thấy ngược lại .
- Sao con ? Mẹ hỏi lại .
Con :
- Sáng nay thầy giáo gọi con lên đọc bài . Con im lặng, thầy lại cho con zerô to tướng .

Nghiên Cứu Cào Cào

Một giáo sư côn trùng học nghiên cứu tâm sinh lý của loại cào cào . Ông bắt một con, để trên giấy và hô to :
- Cào cào, nhẩy .
Cào cào nhảy tung rồi lại rơi xuống tờ giấy . Ông bèn lấy kéo cắt hai cẳng cào cào, để lại trên giấy và hô to :
- Cào cào, nhảy .
Lần này cào cào đứng im, không nhảy, nó nhìn láo lơ . Nhà con trùng học lấy giấy bút ghi một cách thận trọng : " Khi ta cắt hai căng của cào cào, nó sẽ trở nên ... ĐIẾT !.

Sợ Điện Giật Lắm

Chú đưa thư mang đến một bức điện . Bé Phấn không dám cầm . Em lấy đũa gắp, thận trọng mang vào nhà đưa cho bố .
- Bố ơi . Điện của bố đây này .
Bố thấy vậy, vừa ngạc nhiên vừa buồn cười hỏi :
- Sao con lại phải lấy đũa gắp thế ?
Bé Phấn:
- Bố ơi ! Con sợ điện giật lắm . Bố cũng phải cẩn thận đấy .

Lúc Ầy Con Ở Đâu

Mẹ: - Ối, cái mũ mẹ mới mua cho con, con làm rơi ở đâu mà nhầu nát bẩn thỉu thế này ?
Con : - Dạ, bạn con lấy làm banh đá đó, mẹ .
Mẹ : - Thế lúc ấy con ở đâu mà để bạn lấy ?
Con : - Dạ, lúc ấy con đang ở ... hàng tiền đạo ạ .

Chữa Ủng Đi Mưa

Sau một trận mưa lớn, Vinh kéo lê đôi ủng của bố ra vũng nước nghịch . Dẫm nước đã khá lâu thì một chiếc ủng bị thủng lỗ, nước thấm ướt chân .
Vinh chợt nảy ra một ý : có lẽ cần phải chích thêm một cái lỗ nữa để nước có lối thoát ra ngoài . Lạ thay đã chích rồi mà nước lại vào trong ủng một lúc một nhiều thêm, khiến việc đi lại càng khó khăn hơn .
Vinh tức quá lẩm bẩm :
- Nếu vậy chỉ còn cách phải chích thêm vài cái lỗ nữa thì nước mới có thể thoát ra nhanh chóng được .

Chị Ầy Nói Sai

Ba có việc đi xa ở một tỉnh khác, đã lâu chưa về . Một buổi sáng, chị Hoàng Anh vui vẽ khoe với mẹ .
- Mẹ ơi, tối hôm qua, con nằm mơ, ba dẫn con đi xem vườn bách thú, thích lắm mẹ ạ .
Bé An cuống lên :
- Không phải . Chị nói dối nhé .
Mẹ ngạc nhiên hỏi :
- Vì sao con nói thế ?
Bé An liền kể :
- Hôm qua chính con nằm mờ đi với ba xem phim cả đêm, nào có đi vườn bách thú với chị Anh đâu mẹ .

Bố Hơn Con Một Lần

Bố mắng lý :
- Con càng lớn không chịu nghe lời bố mẹ gì cả . Tối đến không ôn bài lại cứ chạy sang chơi bên nhà cậu Vỹ . Bố sang đó chơi cờ, mười lần thì chín lần thấy con ở đấy .
Bố vừa nói xong, Lý đã reo lên vẻ đắc thắng :
- A hà . Hóa ra bố còn đi chơi nhiều hơn con một lần cơ đấy .

Ba Lần Bốn Là Mười Hai

Mẹ :
- Sao con luộc trứng lâu thế ?
- Mười hai phút cơ mà, mẹ ? - Con trả lời .
- Mẹ bảo con là trứng chỉ cần luộc 3 phút là chín thôi mà .
Con :
- Nhưng con luộc tới bốn quả trứng cơ mẹ ạ !

Giá Cả

Bà nội nói với cháu trai :
- Bà sẽ thưởng cho cháu trai hai nghìn đồng nếu cháu đừng nói cái chữ thô tục vừa nói ấy nữa .
Đứa cháu đáp :
- Vậy chữ đó cháu không dùng nữa, nhưng mỗi chữ tục khác thì cũng đáng giá hai ngìn đồng luôn đấy .100