Nhà máy nơi Tuyền làm việc kề bên một con sông nước lúc nàocũng ngầu đỏ và chảy dốc. Mấy đứa con gái ở tập thể cứ sáng vào catíu tít rồng rắn nhau theo triền đê để đi làm, đi nhiều, lâu dần cỏdạt thành đường, thành rãnh.
Phân xưởng tiện có ba mươi người toàn nữ, chỉ có một mình Sinh là nam, quản đốc kiêm tổ trưởng công đoàn. Là kỹ sư cơ khí mà trông anh như một thầy giáo: nước da trắng trẻo, dáng người cao, mái tóc lúc nào cũng vào nếp. Không hiểu nó tự nhiên hay anh thường chăm chút, mà từng sợi luôn lề lối như tính tình của anh vậy.
Tập thể nữ nhiều cô xinh, đẹp người đẹp nết, sao Sinh chẳng màng ai mà cứ theo đuổi cô gái có má lúm đồng tiền một bên, hàm răng khi cười trắng loá là Tuyền. Tuyền cũng không biết tình cảm của mình nữa. Người như anh thì ưng quá đi rồi. Nhưng khi gần Sinh, Tuyền chẳng thấy gì, không thấy có cái cảm giác mà mấy đứa đã có người yêu kể lại. Từ khi cô còn là công nhân học việc mới ra trường cơ. Sinh chăm chút kèm cặp từng ly từng tí, chỉ bảo cặn kẽ như một người thầy, người anh và những ngày đó Tuyền luôn xem Sinh như vậy. Có lúc Sinh còn bị cô bắt nạt. Nghĩ lại Tuyền thấy mình quá đáng, quá đáng kiểu con gái biết có chút nhan sắc muốn làm khổ người khác một tý và tỏ ra vô tình với những gì mình có được. Cô lý lắc, trẻ trung mà đâu có để ý tới tình cảm của anh. Các buổi tối Sinh thường đến phòng Tuyền chơi. Anh cũng ở tập thể.
Mấy cô gái gọi anh là hộ độc thân vì Sinh đã ngoài ba mươi tuổi, cái tuổi đáng nhẽ yên bề gia thất lâu rồi... vậy mà. Những hôm trăng sáng, Sinh cùng mọi người kéo nhau lên đê hóng mát, rồi nhìn xuống dòng sông trắng bạc. Mặt sông ánh lên đẹp vô cùng. Các cô gái... tha hồ mà mơ mộng.
Yêu, Sinh ướm hỏi nhưng Tuyền chưa nhận lời. Cũng chẳng hiểu vì sao nữa. ở anh cái gì cũng hoàn hảo, hoàn hảo từ công việc đến tính cách, hoàn hảo từng câu nói. Giá kể anh thiếu hụt điều gì, giá kể anh xấu người một tý thì có lẽ Tuyền đã bằng lòng ngay mà không phải để anh theo đuổi ba bốn năm trời.
Vào một ngày thứ bẩy khi tạo điều kiện để cho cái Mận, cái Oanh về quê thăm mẹ, Sinh chính thức đặt vấn đề với Tuyền: "Anh không nói chắc em cũng hiểu. Mong em suy nghĩ kỹ, chưa trả lời anh vội. Anh yêu em và định chọn em làm vợ". Tuyền nghe rõ từng lời của Sinh mà không hiểu sao nó chẳng đọng lại điều gì. Cô mường tượng đến cái máng hứng nước mưa của thầy cô ở quê. Nước rót vào miệng máng rồi rơi ngay xuống bể, chẳng kịp đọng lại thành dòng. Cô bật cười với ý nghĩ của mình. Rồi lặng im, Tuyền kéo tay Sinh sang hội trường nhà máy để xem phim.
Lần thứ hai cũng vậy, cô tìm cách khoả lấp và tránh né. Tuyền chẳng biết nói sao cho anh hiểu, từ chối thì không muốn, bằng lòng cũng chẳng xong. Thế rồi ngày tháng qua đi. Bọn con gái ở tập thể dần dần đứa nào cũng có người yêu và lần lượt lấy chồng. Cái Mận cái Oanh tổ chức đám cưới cùng một tháng. Gian phòng ba đứa giờ còn lại mình Tuyền. Mỗi lần tề tịu... rúc rích với nhau, xong, cái Mận, cái Oanh lại trách cô: "Chẳng hiểu mày còn mong gì hơn nữa. Chúng tao nằm mơ cũng không có được người như ông Sinh. Cẩn thận rồi già kén kẹn hom". Tuyền có già kén gì đâu, cô chỉ nghĩ: chưa gặp được người mình mong muốn mà thôi. Mẹ Tuyền cũng lo lắng, mỗi lần về nhà bà lại rầu rĩ "Con gái có thì. Con xem con cái Dung (em gái Tuyền) đã lớn thế mà mày vẫn chưa có chốn có nơi". Thày thì tặc lưỡi, bảo: "Nó cao số".
Sinh vẫn kiên trì chờ đợi và quan tâm chăm sóc Tuyền như xưa. Cái tính đỏng đảnh lí lắc của cô cũng giảm dần. Rồi, Tuyền cũng phải nghiêm túc nghĩ lại tình cảm của mình đối với anh. Cô cứ muốn bằng lòng nhưng mọi điều trong cô dường như chẳng rõ ràng. Cái Mận, cái Oanh chừng cũng hiểu. Chúng nó bảo: "Mày thử đi xa một chuyến xem có nhớ ông ấy không, nếu có thì về đồng ý phắt cho rồi". Tuyền nghĩ: Cũng có khi phải làm như vậy? Thế là cô xin nghỉ phép, cùng mẹ vào Đà Lạt thăm bà thím với ý định một công... đôi việc.
Không thể ngờ được lần đi xa đó lại đem đến cho cô nhiều mối tơ vò, lại là bước ngoặt tình cảm của cuộc đời cô. Bắt đầu từ chuyến tàu. Chuyến tàu cho Tuyền nhiều niềm vui, nỗi buồn... không dứt.
Khoang ghế cô ngồi, hai bên toàn là phụ nữ. Một chị có cháu nhỏ, cậu bé Quỳnh nghịch luôn tay. Anh bộ đội tên Nam, trẻ trung, rắn rỏi, ngồi ở ghế bên có đôi mắt thật là đẹp, trong, sâu thẳm, ánh nhìn mạnh mẽ như những con sóng. Lần đầu bắt gặp ánh mắt anh, cô thấy mình bối rối. Cứ nghĩ, có lẽ vì gặp chàng trai lạ. Nhưng sau này, mỗi khi Nam nhìn cô chăm chú, cô lại có cảm giác như vậy. Cả khi nghĩ đến anh thì đôi mắt ấy cũng làm cô nhột nhạt và bối rối.
Cầm quyền sách: "Đến bến bờ mới" của nhà văn Nga mà cả ngày Tuyền chỉ đọc được vài trang. Thỉnh thoảng liếc nhìn sang, cô lại bắt gặp anh nhìn mình. Tối đến anh không ngủ vì phải trông đồ đạc cho mọi người, còn Tuyền muốn mẹ nghỉ trên ghế nên cô thức, ngồi thu lu bên cạnh.
Anh chủ động bắt chuyện.
- Mẹ em nói em nhỏ hơn anh hai tuổi.
(Lém lỉnh thật, không biết hỏi mẹ cô lúc nào? Chắc anh chàng này ở miền Nam lâu nên ngôn từ pha lẫn lộn).
- Mẹ em nói đùa đấy. Anh vào Sài Gòn rồi còn đi đâu nữa?
- Còn phải đi hai trăm cây số. Anh là bộ đội tình nguyện mà.
- Tình nguyện mấy năm hay tình nguyện... ở luôn!
- Sao mà luôn được, anh nghiền dân ca quan họ Bắc Ninh nên không thể nào... xa được.
(Khiếp, lưỡi thật là nhọn). Quê Tuyền ở Bắc Ninh. Anh chàng này láu thật.
Khuya. Mọi người ngủ hết. Trong toa thật im ắng. Con tàu vẫn miệt mài lao đi trong đêm, thỉnh thoảng lại vặn mình răng rắc...
Anh kể cho cô nghe nhiều chuyện. Chuyện quê anh, chuyện thời chăn trâu của anh. Chuyện chiến trường ác liệt với những trận đánh chống quân phiến loạn, đến chuyện ngủ rừng gối đầu lên lưng con trăn đất mà không biết. Chuyện sốt rét với những ngày buồn nhớ nhà da diết. Chuyện sáu tháng mùa mưa, mưa đổ cây, mưa thối đất. Giọng anh ấm, đều đều. Cô chăm chú nghe, chốc chốc lại vén mấy lọn tóc xoà xuống bên má lúm đồng tiền. Chuyện về anh, chuyện đời thường mà cô như như đắm chìm, ngơ ngẩn. Đêm dường như... ngắn lại.
Quê Nam ở một vùng chiêm trũng, quanh làng là năm bảy cái đầm sen nối nhau ngát hương thơm. Bà mẹ hiền tần tảo. Ông bố là thương binh, quanh năm quanh quẩn với cái vó bè. Mấy đứa em ngoan học giỏi. Anh là con lớn trong nhà, siêng năng vất vả nhưng cũng nghịch ngợm nhất làng. Hồi bé có lần đi xem văn công về khuya anh giả làm tiếng gà gáy thế là gà trống cả làng thi nhau gáy. Mọi người lục tục dậy, chấp cơm chuẩn bị ra đồng... mãi trời không sáng. Mẹ bảo chăn trâu thì giấu nhà quấn ba cái thừng vào bụng, nối với nhau buộc giữa bãi. Con trâu cứ199
Thứ Tư, 25 tháng 2, 2009
Bến Đợi
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét