This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2009

Bài hát đầu tiên, bài hát cuối cùng



Ngạn ngữ Pháp có nói rằng bất cứ cái gì bắt đầu tốt thì sẽ kết thúc tốt. Tôi không hiểu trong những địa hạt như kinh tế, xã hội, khoa học như thế nào nhưng trên lĩnh vực văn nghệ đôi khi hoặc nhiều khi nó không hoàn toàn như thế… Có không ít những trường hợp người nghệ sĩ đã khởi đầu rất hay và kết thúc rất tệ.

Tôi bước chân vào đất đai của nghệ thuật tương đối sớm. Từ tuổi mười ba mười bốn tôi đã làm những lưỡi sóng liếm láp mạn thuyền văn nghệ. Trong huyết quản tôi có thể thời ấy đã luân lưu những lượng máu bất bình thường.

Sau một vài biến cố lớn của gia đình, tôi bắt đầu một cuộc sống riêng tư không phẳng lặng.

Và từ đó tôi rơi vào một cơn mộng mị triền miên.

Có một vài câu hỏi, với tôi, đã trở thành nỗi ám ảnh: Bài hát đầu tiên của anh là bài gì?

Câu hỏi bụôc tôi phải trở về những năm tháng xa xôi. Nhưng khi về đến nơi ấy, trong thời điểm ấy, thì vô tình tôi lạc mình về một quá khứ khác xa xăm hơn nữa. Và rồi tự hỏi: Cái đầu tiên ở nơi nào mà có và điều gì đã sinh ra cái đầu tiên kia?

Bài hát “Ướt mi” được nhà xuất bản An Phú ấn hành tại Sài Gòn năm 1959, Thanh Thúy hát quanh những phòng trà và nổi tiếng. Thời ấy hình như Nguyễn Ánh 9 đã có lúc đệm đàn piano cho Thanh Thúy hát. Thanh Thúy trở thành giọng hát liêu trai. Anh Nguyễn Văn Trung, giáo sư triết thời ấy ở Văn khoa cũng đã từng có bài viết về một tiếng hát liêu trai Thanh Thúy.

Thế thì, cố nhớ lại và tôi đã nhớ một lần nào đó, trong phòng trà, năm 1958, tôi thấy Thanh Thúy hát “Giọt mưa thu” và khóc. Bà mẹ Thanh Thúy dạo ấy lao phổi hằng đêm nằm hát “Giọt mưa thu” chờ Thúy về. Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng mảnh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ…

Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng đã từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia.

Rất nhiều bài hát đã được viết trước bài “Ướt mi” nhưng riêng bài “Ướt mi” thì tồn tại như số phận của nó và của tôi. Hình như người Nhật rất thích nó vì dàn nhạc giao hưởng Nhật đã thu bài hát này. Riêng tôi không thích lắm.

Dù sao thì trong những năm 59-60 trong thành phố này nhiều người đã thích và hát.

Người ta có nhiều lý do để thích một bài hát đầu tiên của một tác gỉa để rồi không quên thắc mắc: Thế thì bài hát cuối cùng của anh là bài gì? Sẽ như thế nào? v.v…

Sự kết thúc của mọi câu chuyện đời đều không giống nhau. Tôi vẫn thường muốn trầm mình trong cái lẽ vô thủy vô chung nhưng người đời cứ thích níu kéo tôi về trong cái lề thói hữu hạn.

Trên đường băng chạy có cái đích để mình đến. Trong nghệ thuật thì khác. Cái cuối cùng có thể là cái vô hạn và biết đâu, nó đã từng có trước thời hạn mà mình không ngờ.

Sự bất tử không có trước có sau mà thường nó nằm ở điểm mà mọi cơ duyên cùng hội tụ.

Tôi không hề có ý định viết bài hát cuối cùng bởi vì tôi nghĩ rằng thời điểm cuối cùng là điều mà mình không thể nào bắt gặp được. Nếu vì một lý do nào đó tôi buộc mình phải lên đường để viết những ý nghĩ cuối cùng của mình trong một ca khúc thì tôi tin rằng vào lúc đó tôi sẽ cố gắng cởi trói mình thoát khỏi mọi hệ lụy của đời để sống chứ không cần phải nói them một điều gì nữa.

Bài hát cuối cùng có lẽ sẽ chỉ mãi mãi là một giấc mơ. Một giấc mơ buồn thảm mà chúng ta cần phải quên đi để mọi thứ biên giới trong cuộc đời trở thành vô nghĩa và nó sẽ không còn tồn tại như một lời thách thức kiêu hãnh nữa.

Bài hát đầu tiên và bài hát cuối cùng, ngẫm ra cũng chỉ là những bọt bèo vô hình vô tướng. Chúng ta vui chơi với nó và chúng ta quên đi. Có kẻ gieo cầu cho người nhặt được. Kẻ nhặt được không chắc là vui mãi. Kẻ không được cũng chẳng nên lấy nó làm điều.

Hơn ba mươi năm trước có một bài hát đầu tiên, như một trái cầu gieo, có chắc gì hạnh phúc? Không chắc gì hạnh phúc thì sao lại cần phải có bài hát cuối cùng?
168

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2009

Anh Hai



- Ăn thêm cái nữa đi con! - Người đàn bà giàu sang bảo con.

- Ngán qúa, con không ăn đâu! - Ðứa con cằn nhằn, từ chối.

- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!

- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tayï Chiếc bánh kem văng qua cửa xe hơi rơi xuốnh đường, xát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đị

Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh kem nằm chỏng chơ, xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, con bé gái nuốt nước miếng bảo thằng bé trai:

- Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.

Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi chọ Ðưá em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó thổi làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh - Con bé nói rồi thút thít.

- Ừa. tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi.
136

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2009

Áng Mây Trôi



 

 

Mấy hôm ni lớp 10A1 của chúng tôi thiếu giáo sư dạy môn Toán. Thầy An lớn tuổi, dạy toán từ thế hệ của Mẹ, đột nhiên ngã bệnh nặng, hiện đang nằm viện và chắc còn lâu lắm thầy mới trở lại giảng đường. Thầy An xem học sinh như con cháu, nên nhiều khi Thầy cũng la rầy tận tình. Chúng tôi sợ thầy hơn tất cả các giáo sư khác. Học sinh môn Toán của thầy, từ quyển bài tập cho đến bài học, đều phải thật sạch sẽ, kẻ ngay ngắn.

Tôi trước đây cũng đã từng bị một con zero to tổ tướng chỉ vì những gạch kẻ không ngay ngắn trong những phép tính.

Thầy thường tuyên bố:

Cùng lỗi đó, lần thứ nhất một số không ( 0 )

--Lần thứ hai cho đi xe đạp ( 00 )

--Lần thứ ba cho đi xe xích lô ( 000 )

--Lần thứ tư cho đi xe hơi ( 0000 )

Chỉ nghe chừng đó thôi chúng tôi đều khiếp đảm.

Tin thầy An không dạy Toán lớp chúng tôi nữa vì vấn đề sức khỏe, làm chúng tôi mừng hết lớn. Nhưng chúng tôi hỏi nhau không biết người thay thế cho Thầy An sẽ là Thầy hay Cô, và có khó như thầy cũ không ?

Hôm ni có thầy giáo mớị Chúng tôi hồi hộp chờ đợị Thầy giáo đi vào, dáng cao gầy, quần màu xám, áo trắng thắt cà vạt, đầu chải gọn. Đi trước thầy là cô Hiệu Trưởng. Cô cho chúng tôi biết, đây là thầy giáo mới chuyển về trường chúng ta và từ nay thầy sẽ thay thế cho thầy giáo cũ, phụ trách lớp Toán của các em.

Chúng tôi nhìn nhaụ Thuỷ khều tôi che miệng nói nhỏ "răng mà thầy trẻ rứa !". Thật vậy, trông thầy như một học sinh lớp 12 hơn là một thầy giáọ Tôi mỉm cười không dám trả lời, vì cô Hiệu trưởng đang đứng ngay trước mặt tôị Khi cô hiệu trưởng bước ra, "ông thầy mới chúng tôi" tự giới thiệu

_ Chào các chị !

Chúng tôi kín đáo nhìn nhau ! ... lớp học bỗng rộn lên những tiếng thì thào của mấy o nữ sinh nghịch ngợm "lại kêu tụi mình bằng chị nữa".

Thầy tiếp tục, tôi tên là Đạm, sinh viên đại học khoa học năm thứ ba tại Sài Gòn. Thầy ngập ngừng nhìn chúng tôi, mắt chớp chớp, mặt đỏ au, hai tay vụng về, ngượng nghịu hết cho vào túi quần rồi lại luống cuống lấy rạ Một hồi lâu, có vẻ như thầy đã "lấy lại được tinh thần" trước những đôi mắt xoe tròn, tinh nghịch, đang chăm chú quan sát "vị giáo sư măng sữa", thầy hắng giọng và tiếp tục phần giới thiệu về mình. Tôi rất hân hạnh được vào đây dạy tại ngôi trường mà tôi có nghe tiếng từ khi còn ở trong Sài Gòn.

_ Thưa thầy, thầy có biết trường Đồng Khánh ?

_ Đúng rồi, vì trường Đồng Khánh là một trường nổi tiếng của xứ Huế mà.

Giờ học bắt đầụ Thầy giảng, vẽ hình, chứng minh những định lý, định đề của Toán học ... Thật trái ngược với hình ảnh ngượng nghịu, lóng ngóng thật tội nghiệp lúc nãy, thầy bỗng thay đổi thật nhanh thành một người ăn nói thật lưu loát, thật tự tin, và cũng không kém phần nghiêm nghị khi thầy bắt đầu giảng giải cho chúng tôi về những con số hóc búạ Chúng tôi ban đầu còn nháy mắt với nhau, thầm thì bàn tán, bình phẩm về thầy, và thích thú dụi vào vai nhau cười khúc khích. Nhưng sau đó, trước phương cách giảng dạy dễ hiểu và tận tâm của thầy, chúng tôi đã bị thầy lôi cuốn lúc nào không hay vào một tiết học Toán rất hào hứng và say mê nhất từ trước đến giờ.

Buổi học đầu tiên của thầy vừa chấm dứt, chúng tôi giành nhau hỏi:

_ Thưa thầy ở Sài Gòn thầy học trường Trung học nàỏ

_ Tôi học trường Lê Qúy Đôn.

_ Còn trường nữ tên chi, thưa thầỷ

_ ê ... đừng hỏi dai ! Huyền thúc vào lưng Yến ...

Thầy không trả lời câu hỏi vừa rồi của con Yến, mà nhìn chúng tôi cười nhẹ rồi đi rạ

Tôi quên thưa một điều là trên khuôn mặt trẻ trung của thầy, có một điểm nổi bật nhất. Đó là đôi mắt. Chúng tôi nghĩ Thượng Đế đã nhầm lẫn với "tác phẩm điêu khắc" của Ngài, khi đã tạc lên gương mặt của thầy một đôi mắt, đúng ra, phải để giành cho một giai nhân. Đôi mắt thầy to đen, mơ màng, với hai hàng mi dài cong vút. Đôi mắt thầy là cả một huyền thoại trong chúng tôi !

Sau giờ Toán thường là giờ ra chơi, do đó chúng tôi hay vây quanh nói chuyện với nhaụ Chuyện bài vở, chuyện bạn bè, chuyện thầy Toán.

_ Bây biết không, hôm qua con Thúy ái đi sau lưng thầy, hắn "bắt qủa tang" thầy đang làm rớt rèm mi giả ... rồi hắn thấy thầy cúi xuống lượm lên phủi bụi, gắn lại lên mắt đó.

_ Cái con vô duyên lạ. Hắn làm như đôi mắt của thầy là mắt "nhân tạo" không bằng.

_ ê ... tụi mi có biết làm răng mà đôi mắt của thầy lúc nào cũng buồn tênh và ngơ ngác như mắt con nai vàng "đạp trên lá vàng khô" không ?

_ Vì thầy nhớ người yêu ở Sài Gòn đó.

_ Con ni nói ba xàm, thầy còn qúa trẻ, chưa có người yêu mô !

_ Thầy nhớ " Má " thầy đó, tìm cho thầy bình sữạ Chúng tôi thích thú nhìn nhau cười ngã nghiêng.

Một hôm, cũng giờ ra chơi, chúng tôi hỏi thầy:

_ Thầy ở Huế luôn để dạy Đồng Khánh, phải không thầỷ

Thầy không trả lời chúng tôi, mà nhìn xa xăm, rồi thầy lại nhìn chúng tôi mỉm nụ cười thật hiền hoà.

_ Thầy ở luôn Huế có phải không thầỷ Tri Niên nhắc lạị

_ Tôi cũng không chắc chắn ở đây dạy luôn hay không ...

_ Tại sao vậy t ... h ... ầ ... ỷ?? Chúng tôi cùng lo lắng hỏi dồn.

_ Các chị lo học đi, hỏi làm gì "dzậy" ? Thầy tiếp ... đời người như "áng mây trôi ... " làm sao mà biết trước được !!!

Sương Mai ghé vào tai tôi nói nhỏ:

_ Giáng Tiên, mi nghe thầy nói văn chương hay không ? à ... à, đời người như áng mây trôị Ghi xuống đi mi, để nhớ lần sau có làm văn thì chêm vào, thế nào cũng được nhiều điểm.

Từ đó, chúng tôi đặt cho thầy cái biệt hiệu: "áNG MâY TRôI".

Rồi thời gian qua đi, thầy dạy chúng tôi đã gần 5 tháng, những phương trình hoá học, đại số cũng ê đềm, đều đặn trôi nhanh. Có một điều kỳ diệu là trong lớp học chúng tôi, đa số đều là những học sinh không xuất sắc mấy về môn Toán. Chúng tôi học Toán là vì bổn phận, vì để được lên lớp, để khỏi bị phạt, bị la hơn là thích thú. Nhưng từ ngày thầy Toán mới về thay thế cho thầy An, chúng tôi không ai bảo ai, đều cố gắng học bài, làm bài tập, rất đều đặn và đầy đủ.

Trong lớp tôi có nhỏ Hướng Dương, nhà ở tận thành Nội, nổi tiếng lười nhất lớp về môn Toán. Hắn chê môn Tóan khô khan, không hứng thú, và khó nuốt nên có lần hắn tuyên bố một câu ... xanh rờn. "Mình học Toán là chỉ để cầm chừng", miễn răng lấy được kiến thức căn bản đủ qua được mấy kỳ thi chính yếu hàng năm để lên lớp là được. Vậy mà thầy Toán của chúng tôi đã nhóm lên được trong Hướng Dương một ngọn lửa say mê với môn học hắc búa nàỵ Mạnh đến nỗi trong một ngày gió bão, hắn đã cố gắng, lặn lội, đạp xe trong mưa qua tận nhà tôi ở Vĩ Dạ, để tìm cách giải một bài đại số.

Chúng tôi thường đùa với nhau rán học để đôi mắt đẹp khỏi buồn. Hay, nếu thầy mà dạy tụi mình mãi, chắc chúng mình sẽ trở thành những nhà Toán Học nổi tiếng thế giớị

Từ ngày chúng tôi đặt cho thầy biệt hiệu "áng Mây Trôi", chúng tôi không gọi thầy Toán là thầy Đạm nữa mà gọi là áng Mây Trôị Có hôm thầy đi trễ vì đoạn đường từ nhà thầy đến trường bị ngập nước. Trong khi chờ đợi, chúng tôi nói chuyện ồn àọ Bỗng một đứa ngồi đầu bàn la lên:

_ ê ! Các bạn, có im đi không "áng mây trôi" đã đến !

oOo

Nhưng rồi "áng mây trôi" đột ngột bỏ lớp, bỏ trò, không một lời từ giã. Đúng như câu trong một bài hát:

"Thầy đã đến như một huyền thoại

Thầy đã đi không một lời ... "

Cô hiệu trưởng giải thích, là thầy phải vào Sài Gòn gấp vì chuyện gia đình ... Nhưng chúng tôi và mọi người không tin. Người ta đồn thầy đã vượt biên ! Bọn học trò chúng tôi thì thầm bảo nhau, cầu xin cho thầy gặp may mắn, đến được bến bờ bình yên !

Giờ Toán sau đó, cô hiệu trưởng xếp đặt cho ông thầy Toán cũ trở về dạy lạị Chúng tôi thở dài nhè nhẹ nhìn nhaụ Chừ môn Toán sao mà khô khan, chán ngán.

Rồi ngày qua ngày, chúng tôi đứa nào cũng lo học bài, vì kỳ thi hàng năm cũng sắp đến. "áng mây trôi" cũng trôi vào dĩ vãng không còn ai nhắc đến nữạ

Bỗng một hôm, Sương Mai, con bạn ngồi gần tôi, đứa trầm lặng, ngoan nhất lớp rủ tối thứ Báy này đến nhà nó ôn bàị Tôi nhận lời liền, bởi vì, nhà Mai cùng ở Vĩ Dạ, gần nhà tôị Hơn nữa, sau vườn nhà nó có một cây trứng cá rợp bóng mát. Đến mùa, trái chín đỏ, ngọt lịm. Gần bên là cái bến xây bằng bực đá, đi xuống sông Hương. Chúng tôi thường đến đó, nghịch nước, và nhìn những con đò xuôi ngược.

Chiều ấy, sau khi ôn bài xong, Sương Mai ngồi sát bên tôị Nó nhìn tôi với một cặp mắt khác lạ, rồi nói:

_ Giáng Tiên ơi ! Sương Mai muốn nói với Giáng Tiên một chuyện này ... , rất bí mật ... nhưng ...

Rồi Mai đổi giọng nghiêm nghị :

_ Mi phải hứa không nói với ai, nghe mỉ

Tôi nhìn Sương Mai rồi hứa:

_ Ừ, Giáng Tiên hứa không nói với ai mô, Sương Mai yên chí.

Nhưng Sương Mai ngập ngừng rồi bảo:

_ Mi phải thề đi, bởi vì, con Tri Niên mà biết là cả lớp biết hết đó.

Thái độ của Sương Mai càng gợi tính tò mò của tôị Tôi chấp nhận và lôi hết những con vật nuôi trong nhà ra thề:

_ Nếu G.Tiên có nói cho đứa mô nghe, thì G.Tiên ... G.Tiên ... sẽ là con Mi Nô mặt phệ, hay con Mi Mi tam thể, hay sẽ là con két xanh sau vườn hay chào "Tiên ơi" mỗi buổi sáng v.v ... Được chưa mỉ Nhưng Sương Mai độc ác bắt tôi thề :

_ Nếu mi không giữ lời hứa, nói cho đứa mô nghe thì sẽ ở lại lớp ! Tôi giẫy nẩy người, lắc đầu, xoa tay liên hồi không chịụ Như rứa thì nguy hiểm lắm. Sẽ bị ba me la, còn bị xấu hổ nữạ

Tôi mặc cả:

_ Hay mi cho tau thề câu khác được không ? Vì câu trên nghe khủng khiếp qúa ... Sương Mai bằng lòng và nhìn tôi chờ đợị Tôi hơi do dự rồi rầu rầu thề:

_ Ừ, nếu G.Tiên nói cho đứa mô nghe thì G.Tiên ... chết. Sương Mai quay phắt nhìn tôị Sợ nó không tin, tôi thề tiếp:

_ Chết thật !

Sương Mai gật đầu bằng lòng, rồi nó nhìn quanh xem có ai đứng gần không. Trước khi nói, Sương Mai còn nhìn lên cây trứng cá, ý chừng nó sợ có đứa bạn nào núp trên cây nghe trộm. Sau khi kiểm soát bốn bề, Sương Mai yên chí, kê sát bên tai tôi run run nói nhỏ:

_ Giáng Tiên ơi ! Mi biết không, Sương Mai có mối tình đầu ...

Tôi ngồi xích ra, trố mắt ngạc nhiên nhìn thẳng vào mắt Maị Sương Mai là bạn thân của tôi, nhưng sao đến bây giờ hắn mới tâm tình ? Vậy người đó là aỉ?? Tôi nắm vai nó lay nhẹ.

_ Ai rứa Maỉ Có phải anh mô bên Quốc Học không ?

Sương Mai lắc đầu, mặt buồn xa xôi vời vợi ...

_ Người đó chừ đã đi thật xa, xa thật xạ

_ Đi đâủ Làm gì ? Tôi hỏi dồn.

_ Xa lắm ... Sương Mai không biết !

_ Đi với gia đình luôn hỉ ?

Sương Mai thấy tôi đi xa đối tượng mà nó muốn nóị Nó nói thật nhỏ, nhưng tôi cũng nghe được.

_ Người đó là "áng mây trôi".

Tưởng nghe không rõ, tôi lập lại :

_ áng Mây Trôỉ??

Sương Mai nhè nhẹ gật đầụ Tôi làm ra vẻ trang nghiêm :

_ Răng Sương Mai gan rứa, ba me Sương Mai mà biết thì chết, Sương Mai có biết không ? Ngoài ra, còn thầy cô, bạn bè nữạ Tôi rùng mình, nhưng sau những câu nói ra vẻ "giảng luân lý đó, tôi đổi giọng, nhẹ nhàng, dỗ dành, vuốt ve Sương Mai:

_ Sương Mai có thư và hình ảnh của "áng mây trôi" không, cho G.Tiên xem với đỉ Sương Mai vẫn ngồi yên. Tôi làm mặt giận :

_ S.Mai không tin G.Tiên hả ? G.Tiên đã thề sẽ chết rồi mè ... chết thiệt mà ...

Sương Mai quay nhìn tôi, rồi thở dài nói nhỏ:

_ G.Tiên ơi, S.Mai không có thơ, hay hình ảnh gì hết. Bởi vì ... áng Mây Trôi đâu có biết S.Mai có cảm tình và nhớ đâụ

_ Rứa là thầy không biết chi hết à ?

_ Không biết chi hết ! Đó chỉ một mình S.Mai nhớ ... nhớ ... thôi mà.

Tôi trầm ngâm suy nghĩ, rồi nói rất nhỏ trong hơi thở ngập ngừng:

_ Nếu chỉ có một mình S.Mai nhớ ... nhớ ... thôi, trong khi thầy không biết mà gọi là "mối tình đầu" thì lớp mình có nhiều mối tình đầu lắm đó !!!

Nghe tôi nói vậy, bỗng nhiên S.Mai ngồi xích ra xa tôị Nó nhìn thẳng vào mắt tôi rồi hỏi:

_ Thế G.Tiên cũng nhớ như vậy ... ???

Sương Mai bỏ lững câu hỏi, nhưng tôi hiểu và đã lính quýnh, đính chính lia lịa:

_ Không, không ... thầy đi ai cũng nhớ, nhưng không nhớ như "kiểu đó" mộ Tôi làm ra vẻ người lớn, nói như một nhà "Tâm lý học":

_ Giáng Tiên nghĩ, thầy dạy chúng mình, thầy tử tế, thầy không la, lại cho chúng mình nhiều điểm, ... nên chúng mình có cảm tình chứ không phải kỳ lạ ... Tôi bỏ lững vì tìm hết chữ để nóị

Dù nói gì, Sương Mai cũng lặng thinh, tôi mở sách ra để học ... nhưng rồi gập lạị Tôi từ giã Sương Mai ra về, nó không tiễn tôi mà ngồi yên như tượng đá.

Hôm sau, Sương Mai gặp tôi bên sân trường, nó cười nhẹ và nói nhỏ:

_ Giáng Tiên nói đúng ! Đó chỉ là cảm tình thầy trò ... thôị Mình cố quên và không nhớ đến nữạ Chúng tôi nhìn nhau, Sương Mai cười gượng rồi cùng đi vào lớp.

Hè đó, tôi được giấy xuất ngoại ... đi đoàn tụ vớ gia đình. Hồ sơ nộp hơn một năm nay bây giờ mới có kết qủạ Tôi thật sự sẽ ra đị

Trong những ngày còn lại ở xứ Huế, tôi hay vào trường đi thơ thẩn trên sân cỏ, mơ màng nhìn những cánh Phượng rơị Tôi nhặt vài cánh còn đỏ tươi đem về ép vào sách để mang theo làm kỷ niệm. Bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn mang nó ra nhìn ngắm để sống lại một thoáng với khung trời kỷ niệm xưạ Những cánh phượng vẫn còn nguyên vẹn hình dáng nhưng màu sắc thì đã phai úa cùng năm tháng. Ôi ! Bao giờ gặp lại bạn, trường, nơi gắn liền bao kỷ niệm. Tôi đến ôm từng gốc Phượng thì thầm giã từ.

_ Phượng ơi ! Mấy năm qua, mi là bóng mát, là tuối thơ, là mơ mộng của tạ Chừ sắp xa rồi, biết khi mô gặp lạỉ!!

Ngày rời Huế, tôi sắp sửa lên xe ra phi trường, bỗng nhiên trời đổ mưạ Tôi thấy Hướng Dương, Tri Niên, Kiều Mi, Hồng Nhạn, đi xe đạp tới tiễn tôị Năm chúng tôi là những đứa chơi thân với nhau từ khi mới vào D.K cho đến lớp 10. Nói theo phim bộ của Tàu, thì bọn chúng tôi "có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia". Bây chừ một đứa theo gia đình bỏ cuộc chơi hỏi sao không luyến nhớ. Tôi ôm từng đứa nghẹn ngào từ giã, nước mắt chúng tôi hoà với nước mưạ Tôi thầm nhớ lại một câu trong sách giáo khoa khi còn ở tiểu học ... "ôi ! Chia ly sao mà buồn vậy ... ".

Khi xe sắp sửa chuyển bánh, bỗng Sương Mai nói theo với tôi:

_Giáng Tiên ơi ! Qua bên đó nhớ tìm cho ra "áng Mây Trôi" nghe !

Tôi khựng mất mấy giây, khi vừa chợt nhớ, thì cả bọn nó nhao nhao nói theo:

_ Ừ, nhớ tìm cho ra "áng Mây Trôi" và nói học sinh lớp 10A1 gởi lời thăm thầỵ

Tôi gật đầu đưa tay vẫy vẫy, nhìn những người bạn thân thương xa dần, xa dần.

102

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2009

Bà Bắc



Ở cái xóm ngã Bảy này, ít ai biết tên thật của bà và người ta thường chỉ gọi bà là "bà Bắc". Có lẽ người ta gọi tên bà như thế do bởi bà là người Bắc chính cống, với hàm răng đen, hơi vẩu và độc đáo với cái giọng chửi tục tuy thô lỗ nhưng đôi khi lại được kết vè, văn vẻ.
Khi mới tới xóm này, bà vui vẻ với mọi người, biết kính trên nhừơng dưới. Ra đừơng gặp người cao tuổi, bà chào hỏi thân tình và kết thân với nhiều người hàng xóm. Thế mà từ ngày làm ăn khấm khá, con cái đỗ đạt, bà coi thế giới này chỉ còn là một cái vuông chiếu nhỏ hẹp dưới con mắt bà. Thậm chí ngay như chồng bà cũng biến thành kẻ "chỉ đâu ngồi đó", trước lệnh của bà. Có một lần, ông chồng bà đang ngồi đánh chắn với những người khác thì bị bà tìm tới, la hét, mắng chửi rồi ôm chồm, bó gói ông mà quẳng ông ra đường. Cả xóm tới xem và khoái trí pha trò.
Chắn, một loại bài giống như tổ tôm, nhưng dễ chơi hơn nhiều. Bộ bài có 120 quân và thường phải có 5 người mới đủ bộ. Khi bài đã đủ 6 chắn thì thắng và ngườ ta gọi là "ù". Có nhiều loại ù khác nhau: Ù suông: chỉ cần 6 chắn là đù; Ù tôm: Khi ù, trên bài phải có 3 quân, tam sách, tam vạn, thất văn; Ù lèo: trên bài phải có 3 quân chi chi, cửu vạn, bát sách; Ù bạch định: Khi ù thì trên bài phải toàn là quân trắng; ù thập điều: khi ù, trên bài phải có chẵn 10 quân đỏ; ù thập điều lèo: Trên bài phải có 10 quân đỏ, trong đó phải có 3 quân cửu vạn, bát sách, chi chi.......
Ông Bắc rất hiền lành và nhút nhát trước vợ nên người ta gọi tên bà làm sao thì đặt tên cho ông theo chế độ mẫu hệ như thế. Không hiểu trứơc đây ra sao chứ bây giờ ông Bắc hiền qúa sức. Thậm chí có người bảo: "Ông ta hiền như chó thiến". Người ta rất ít khi thấy ông Bắc ra đừơng ngoài những khi bị vợ sai vật, phải đi đây đi đó. Hễ ông đang đứng trò chuyện với ai mà nghe giọng hắng của bà, hoặc thấy bóng dáng bà là ông cụp vòi đi thẳng.
Ấy vậy mà hàng xóm cứ nghe giọng bà Bắc tru tréo ông hoài. Nào là:"Dù sao thì mình cũng là bố của dược sĩ, bác sĩ mà sao ông lại cứ đi lại với nhãi ranh hoài!", nào là: "Nồi nào vung ấy! Ông phải biết danh gía mình mà lựa bạn chứ!".
"Nồi nào vung ấy" là câu mà bà Bắc thường ngỏ ra với những người muốn môi giới tình duyên cho cô con gái dược sĩ của bà. Hễ đám nào bà thấy không cân xứng thì thế nào câu cuối cùng của bà cũng: "Nồi nào vung ấy".
Bà chánh Tốn là chỗ khá quen biết với bà Bắc, thấy có cậu Tân là cháu của chồng mới học xong cán sự Phú Thọ, bà bèn nhanh nhẩu tới nhà bà Bắc ngỏ lời mai mối. Sau hồi chuyện vãn dông dài, bà chánh Tốn vào đề:
- Chẳng nói dấu gì bác, hôm nay em đến đây có mục đích là muốn ướm cô Trúc cho thằng cháu Tân.
- Ơ mà cậu Tân nào nhỉ? – Bà Bắc hỏi.
- Thưa bà! Thằng cháu Tân con nhà chú Tớm nhà tôi đấy!
- Ồ mà cậu ấy còn đang đi học mà?
- Dạ cháu nó mới vừa thi đỗ ra trường.
- Mà trường đại học nào vậy?
- Thưa bà trường cán sự Phú Thọ.
- Phú Thọ à? Cái trường mà người ta gọi nôm na là "kỹ sư thợ" có phải như thế không?
- Dạ thưa là cán sự Phú Thọ chứ ạ!
- Thì sự mới siếc gì! Học ở đó ra thì chỉ cao hơn mức thợ một tí.
Vừa nghe tới đây, bà chánh bỗng sa sầm nét mặt rầu buồn, còn bà Bắc thì nhâng nháo, vừa đưa tay quét vết trầu dính loe trên miệng, vừa nói tiếp:
- Thôi thì tôi chẳng nói dấu gì bà. Cháu Trúc đã có nhiều nơi ướm hỏi, toàn là bác sĩ, kỹ sư không à! Tôi cũng chưa biết chọn đám nào. Dù sao cũng phải "nồi nào vung ấy" cho xứng. Dược sĩ mà lại đi lấy anh thợ thì coi sao cho được.
Bà Bắc vừa nói xong, liền nhổm dậy, khiến bà chánh Tốn củng phải nhổm theo.
- Thế thì em xin phép bác bỏ qua, coi như em không đến đây để bàn chuyện này. Thôi em xin phép bác em về ạ!
Bà Bắc vừa vuốt vết trầu dính trên miệng, vừa nói:
- Thôi thì bỏ qua chuyện ấy, mình ở đây nói tiếp sang chuyện khác.
Mặc dầu bà Bắc nói thế nhưng bà chánh một mực kiếu từ ra về vì bả cảm thấy bị bà Bắc khinh rẻ qúa đáng. Vừa đi, bà vừa thầm thì :"Lại nhiều mối tối nằm không", "gìa kén, kẹn hom"..

Gia đình bà chánh Tốn trước đây rất khá gỉa, ông Tốn từng làm chánh tổng Phủ Lỗ, huyện Gia Lâm. Một huyện rất lớn và có nhiều làng nghề truyền thống. Ông chánh Tốn từng uy danh một cõi, trong khi gia đình bà Bắc thì nghèo khó và ông Bắc chỉ là một tên lính bảo an. Khi di cư vào nam thì làng của ông chánh Tốn và gia đình bà Bắc đã phải phiêu bạt và tản mác nhiều nơi. Người thì ở Tây Ninh, kẻ ở Cái Sắn, gia đình ông Chánh và bà Bắc thì ở Sài Gòn. Tuy không cùng một khu phố nhưng vì là người làng nên thỉnh thoảng họ tìm tới thăm nhau. Thuở ban đầu khi mới di cư vào nam thì ông bà Bắc hay tìm đến thăm gia đình ông chánh Tốn nhưng từ khi làm ăn khấm khá và con cái đỗ đạt thì ông bà Bắc hình như cắt đứt mọi quan hệ với dân làng. Thậm chí ông bà muốn cạo rửa tất cả những dính bám của làng cũ nơi mình. Ngay những ngày hội làng vào dịp kính lễ quan thày thánh Phê rô, bổn mạng của dân làng, được tổ chưa hằng năm vào cuối tuần lễ, cuối tháng sáu tại một xứ đạo đông dân làng cư ngụ ở Thủ Đức thì ông bà cũng kiếm cách kiếu từ.
Dân làng Hậu chọn thánh Phê Rô làm quan thày, làm bổn mạng cho dân làng vì khi theo đạo, cụ tiên chỉ của làng đề nghị rằng chúng ta sinh sống bằng nghề chài lưới nên chọn thánh Phê Rô là đúng nhất vì thánh Phê Rô xưa kia cũng là một ông thuyền chài, sống về nghề đánh cá. Khi nghe theo tiếng gọi của Chúa, ông Phê Rô đã quẳng chài, bỏ thuyền mà chạy theo. Thấy có lý, cả làng Hậu theo lời cụ tiên chỉ chọn thánh Phê Rô làm quan thày từ đấy.
Nhà bà Bắc rất sùng đạo, ít nhất là vẻ bề ngoài. Tối nào nhà bà cũng đọc kinh rất to, rất dài. Song song với tiếng kinh, lời hát, thỉnh thoảng hàng xóm, người qua đường lại nghe tiếng bà quát tháo. Khi thì quát tháo con, khi thì chồng, thậm chí có lúc cả con chó, con mèo hàng xóm lờn vởn trứơc cửa nhà bà. Bà đọc kinh như một cái máy thu âm sẵn được mở to ra.
Đạo đức vậy chứ hễ có ai lỡ đụng chạm tới bà thì cái miệng bà quác ra không thua cái gàu dai. Bà chửi ai là chửi có văn vẻ, sách vở đàng hoàng. Những lời bà chửi giống như những câu vè mà bà học thuộc lòng. Những người hàng xóm người miền nam thì chỉ biết bâu lại nghe để mà rộ cười vì nó mới lạ và khôi hài qúa. Trong khi những người gốc bắc nghe bà chửi thì chỉ biết than lên rằng: "chua qúa! Khiếp qúa!".
Mỗi khi bà chửi ai là bà lôi gốc gác, tông ti, họ hàng bao đời của nạn nhân ra mà chửi. Có một lần, một ông tài xế taxi ngang qua ngõ hẹp nhà bà, xe cộ khó tránh, ông ta chỉ than van một lời: "Cột xây chắn đường qúa!". Thế là từ bên trong nhà chạy ra, bà réo lên:
- Tiên sư bố cái lão tài mạt xác kia! bà có lấy xương, lấy cốt của bố, tổ nhà mày ra xây cột đâu mà mày lại tru tréo lên thế!
Bác tài định xúông xe phân giải phải trái nhưng thấy bà đang "nổi tam bành" ra như thế liền bấm còi inh vang một hồi cho đỡ tức, rồi phóng xe chạy thẳng.
Thật sự thì Trúc cũng đã có một vài nơi tới ngấm nghé nhưng chẳng đâu vào đâu vì hễ có ai đến là bà Bắc ra tiếp khách thay con. Nhìn ai là bà nhìn từ đâu tới chân, không khác gì mấy bà nái lợn. Hình như chẳng mấy ai lọt mắt bà. Cậu thì bà chê không đáng vì bằng cấp thấp, cậu thì bà chê không "môn đăng hộ đối"......Chính vì thế mà tuy ra trường đã hơn mười năm nay, dược sĩ Tâm Trúc vẫn cứ sáng khuya một mình, trong khi các bạn đồng môn, đồng lớp thì đa số đã tay bồng, tay bế, yên phận.
Trúc không xinh đẹp cho lắm, chính vì thế mà cô yên phận học hành. Tuy không đẹp nhưng cô rất hiền lành, bật thiệp khiến cũng có vài chàng trai để ý tới. Khốn nỗi Trúc không có trọn quyền lựa chọn người yêu cho mình mà hoàn toàn lệ thuộc vào bà mẹ. Đã có lần, Trúc nhận lời mời đi chơi cùng Toàn, một người bạn cùng lớp, nay là giáo viên tiểu học cùng phường.
Khi Toàn tới nơi bấm chuông, bà Bắc từ trong hé hẹp cánh cửa hỏi bằng một giọng rất ư là một mệnh phụ đài trang:
- Ai đó?
- Dạ thưa bác con là Toàn, bạn của Trúc ạ?
- Bạn của Trúc à? Thế mà sao tôi không biết nhỉ?
- Thưa bác chúng con từng học cùng trường, cùng lớp ạ!
- Thôi được vào đi!
Mặc dầu đã nghe tiếng nhưng lần đầu tiên nghe giọng khách sáo, kiêu kỳ và cái cung cách hết sức là thô lỗ của bà Bắc, khiến Toàn cảm thấy nhột nhạt, mất tự nhiên.
Trúc trong phòng nhìn Toàn có vẻ vụng về, khép nép, cô muốn nhảy bổ ra trấn an nhưng lại sợ mẹ không dám.
Toàn chưa kịp ngồi, bà Bắc đã mở lời hỏi:
- Thế cậu học ngành nào và ra trường lâu chưa?
- Thưa bác con học sư phạm.
- Ô nghề sư phạm thì cũng qúy, nhưng cậu dạy ở đâu?
- Dạ thưa con dạy trừơng phường ạ!
- Tốt nghiệp sư phạm mà lại dạy trừơng phường à? hay là........
Bà Bắc tính vào trong lấy nước mời khách thì Toàn trả lời ngay:
- Dạ thưa bác con tốt nghiệp sư phạm tiểu học à!
Nghe thế, bà Bắc qua phắt ra, bỏ ý định lấy nước đãi khách. Bà lại nhìn Toàn từ đầu xuống chân, rồi lại từ chân lên đầu. bà thầm thì: "cái đầu có hói nhưng là hói bệnh chứ không hói trí thức". Rồi bà nói thẳng vào mặt khách:
- Thật không may cho cậu! Con Trúc nhà tôi hôm nay lại phải đi trực bất ngờ. Sở mới gọi đến là cháu nó phải đi ngay. Thôi có gì xin cậu nhắn lại, cháu về tôi sẽ nói lại cháu.
Nghe đến đây, Trúc cảm thấy thân thể mình như mất quân bình, trọng lượng. Cô lả ra trên chiếc trường kỷ và mồ hôi trên thân thể cô chảy ra nhễ nhoại. Cô vịn vào thành trường kỷ, ôm chiếc gối đầu bằng gỗ của bố cô thút thít.
Toàn thì căm giận tới tột cùng vì cái hành động hống hách, chua ngoa và kẻ cả của bà Bắc. Toàn không nghĩ là Trúc đã thất hẹn như thế mà đoan chắc là bà Bắc đã diễn trò gỉa dối như vậy. Tuy tình yêu chưa tới tột đỉnh của yêu đương nhưng cả hai đã thư từ qua lại nhiều lần. Tuy dù chưa hẹn biển thề non nhưng cả hai đã nhiều lần nhớ nhung, thương nhớ và đã cùng nhau dạo bước bến yêu.
Tự ái, phần căm giận về thái độ giả dối, hống hách của bà Bắc. Toàn quay mặt bước đi, chỉ gửi lại lời chào qua loa, trống vắng.
Tiếng xe Honda của Toàn xa gần, thay vào đó là tiếng la thống thiết và gào thét của Trúc. Bà Bắc tuy hống hách, dữ tợn nhưng lại rất thương con. Bà thấy nước mắt, nước rãi của con đầm đìa và da mặt của con xanh mét. Bà chạy lung tung, lùng xục các ngăn kéo để tìm dầu cạo gío cho con. Trúc phất tay ngăn mẹ và cô như muốn lịm đi vì mất hồn, kiệt sức.
Bà Bắc la oái vì lo sợ, bà nhắc điện thoại gọi ông con bác sĩ về gấp. Từ bên kia đầu dây, bác sĩ Văn hỏi mẹ:
- Mà nguyên nhân ra sao, em Trúc lại bị như vậy!
- Mẹ đâu biết gì, tiếp khách vào phòng thì thấy em nó như thế!
- Để con về ngay.
Vừa về đến nhà, Văn chạy thẳng vào phòng em. Thấy anh về, Trúc chồm dậy ôm anh mà than khóc thảm thiết. Cô ú ớ khóc, kể đầu đuôi. Nghe xong, mặt mũi Văn tái xanh, nhợt nhạt rồi anh chạy thẳng ra phòng khách vừa qùy xúông, vừa lạy mẹ:
- Con van mẹ, xin mẹ để cho chúng con yên. Xin mẹ để cho chúng con sống cho ra người!
- Ơ cái anh này! Đã ăn phải bát, phải đũa của ai mà về đây nói năng như thế!
- Xin mẹ đừng can thiệp qúa nhiều vào cuộc sống của chúng con. Chúng con đã lớn, đã trưởng thành cả rồi!
- Anh này nói hay nhỉ! bây giờ bộ anh là bác sĩ rồi về đây dạy mẹ anh hay sao đây?
Bà vừa nói, vừa quác mỏ gọi chồng:
- Ơi ông Phong ơi là ông Phong! Thằng con ông nó đang đe, dạy tôi đây này! Ông cho chúng nó ăn học cho lắm vào để bây giờ nó lên mặt, chửi cha, mắng mẹ......
Thì ra tên ông Bắc là Phong. Ông Phong nghe vợ gọi, vứt vội cái cưa đang cưa, sửa đầu hồi, chạy ngay về phía vợ.
- Bà gọi gì tôi thế?
- Ông có nghe thằng con ông nó đang mắng, chửi tôi kìa?
- Con mình nào dám hỗn như thế?
- Ối giời ới đúng là cá mè một lứa. Chồng ngu mới đẻ con hư. Cha nào con ấy, rõ khổ thân tôi!
Thế là bà Bắc khóc rống lên ăn vạ. Văn và ông Phong vụt chạy đến lạy, van, săn sóc bà. Được thể, bà mắng bảo:
- Chúng mày cứ để tao chết đi! Ham gì mà sống!
- Con lạy mẹ! Xin mẹ hiểu thấu cho lòng chúng con! – Toàn van mẹ như thế.
Trúc thì gượng đứng dậy, cô định ra van, xin mẹ nhưng lại nhớ lại những hình ảnh lúc nãy, cô lại cảm thấy choáng váng, dựa lưng trường kỷ. Ông Phong thì dùng hết sức đễ nâng đỡ vợ dậy và dìu bà vào phòng trong.
Những tiếng la đã im bật, bà Bắc cảm thấy đau xót, chua chát cõi lòng. Bà cảm thấy bà đã hơi qúa đáng khi đối xử với chồng, con như vậy. Bà thoáng hối hận và suy nghĩ vu vơ. Bà bắt đầu rầu buồn khi tính ra thì Văn năm nay đã ngoài 40 và Trúc thì đã tuổi đời 3 con giáp. Vậy mà cả hai vẫn sống đời độc thân. Văn con trai thì không qúa lo nhưng Trúc thì đời con gái chỉ có thời. Thời qua đi thì hết đời. Bà cứ suy nghĩ vẩn vơ rồi bật khóc.
Bà cảm thấy hối hận khi chỉ cho con ăn học mà không cho con trưởng thành, độc lập vào đời. Thậm chí dù con cái đã khôn lớn, đỗ đạt nhưng tất cả mọi việc lớn, nhỏ trong gia đình bà đều độc quyền lo lắng. Ngay cả những đồ lót của cả hai con, bà cũng dành quyền mua sắm. Cũng có lúc bà cảm thấy đời sống con bà không giống ai nhưng cái bản tính kiêu căng, tự phụ đã khiến bà cách, ngăn với người ta, với xã hội bên ngoài như thế.
Bà lần lượt nghĩ lại những nơi đã đến cầu duyên con bà. Bây giờ bà suy lại và tỉnh táo thấy rằng có nhiều nơi rất xứng đáng nhưng chỉ vì kiêu căng, tự phụ mà đâm ra "sôi hỏng, bỏng không", giờ thì những đám đó đâu đã vào đấy, yên bề gia thất.
Bà nghĩ lại Toàn rồi bà thầm thì: "Cậu ấy được chứ! nết na, đạo hạnh". Bà biết Toàn từ ngày cậu ta còn bé, chung trường, chung lớp với con bà. Toàn học giỏi nhưng gia đình nghèo nên phải bỏ dở học hành để vào sư phạm. Nghĩ đến đây, tự nhiên bà ứa nứơc mắt thương con.
Tai bà vẫn nghe tiếng thút thít, hờn oan từ phòng Trúc phát ra. Lòng bà cay đắng đến tận cùng, bà cũng nức nở theo con. Bà định vào phòng con an ủi nhưng bà vẫn không dằn được cái cõi lòng hống hách tự đắc nên quay ra gọi chồng:
- Ông Phong ơi! Vào đây tôi bảo!
Biết vợ còn đang trong cơn hung hãn tận cùng, ông Phong bỏ dở công việc chạy ngay vào phía vợ
- Bà gọi gì tôi?
- Ông phải vào trong coi con trúc làm sao chứ?

Tiếng máy xe Honda quen thuộc nổ xa ngoài ngõ. Bà Bắc nghe giống giống như tiếng xe lúc nãy của cậu Toàn. Bà đoan chắc cậu ấy sẽ trở lại. Bà chạy tuột vô phòng con bà, vực Trúc dậy:
- Dậy đi con, cậu Toàn trở lại kia kìa!
- Trở lại để làm gì? Thôi mẹ để con yên!
- Dậy mà rửa mặt, sửa soạn đi con. Cậu ấy sắp tới kìa.
Tiếng xe mỗi lúc một gần hơn, lòng bà Bắc hớn hở vui mừng. Bà vừa chạy vào trong lấy khăn lau mặt cho con, vừa thầm nghĩ những câu ngọt ngào tiếp khách.
Trúc thì uất nghẹn và thổn thức mạnh hơn. Cô biết rõ không bào giờ Toàn trở lại, sau khi bị mẹ cô xỉ vả nặng lời như thế. Trong khi bà Bắc cứ qúat nháo lên: "Dậy đi con! Dậy đi con! Cậu ấy sắp tới kìa!".
Tiếng xe mỗi lúc một gần hơn, bà Bắc hớn hở vui mừng mở toang cửa rồi chạy vội vào trong lấy bình nước nóng để pha trà. Bà thoăn thoắt chạy qua, chạy lại, miệng bà thì cứ lẩm bẩm trong hân hoan, vui mừng: "cậu ấy đang tới kìa!"
Bà Bắc bỗng giật phắt mình trước tiếng thắng kít của chiếc xe Honda. Người lái xe chạy vội vô cửa hỏi to:
- Cô Nguyễn Thị Tâm Trúc có nhà không?
Bà Bắc nhìn ra, lòng bà trùng xuống, bà muốn té nhào vô thành cửa khi nhận ra người ấy không phải là cậu Toàn mà lại là ông lão phát thư, có lớp da khô cằn và đen thui như cột nhà cháy.
Bên trong tiếng thút thít của Trúc mỗi lúc một to, mạnh hơn, mang một nỗi sầu buồn, ảo não.
148

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2009

Trở Về



Bầu trời một thị trấn vùng cao nguyên sau cơn mưa đã mát dịu hẳn lại, trời trong xanh và ánh nắng chan hòa, thỉnh thoảng có vài cụm mây lãng đãng trôi ngang thị trấn và được những làn gío nhẹ đưa về cuối trời xa.
Chiếc xe đò liên tỉnh từ từ vào bến và đậu lại, trên xe mọi người đều nhốn nháo, người thì gọi nhau, kẻ thu dọn đồ đạc để mau chóng xuống xe, dưới đường cũng nhốn nháo không kém, tiếng mời chào cộng vào những âm thanh của đủ mọi tiếng động làm bến xe thêm huyên náo, duy chỉ trong một góc xe trên băng trước một người đàn ông trung niên vẫn bình thản ngồi đó nhìn khung cảnh náo nhiệt chung quanh mình bằng cặp mắt lơ đãng, nhìn vào đôi mắt ấy khiến người đối diện không hiểu ông đang nghĩ gì .- Đợi cho mọi người xuống hết và những tiếng ồn ào bớt hẳn đi, ông mới từ từ đứng dậy xách túi hành lý của mình rồi thong thả xuống xe, có vài tiếng chào của những người lái xe ôm nhưng ông chỉ mỉm cười cảm ơn rồi xách túi hành lý rảo bước ra khỏi cổng bến xe.
*
* *
Trên con đường sau cơn mưa vẫn còn những vũng nước mưa đọng lại, ông thong thả tránh và bước dọc theo con đường . Bao nhiêu năm rồi ông mới trở lại thị trấn này, thời gian trôi qua ông không còn nhớ nữa, quang cảnh cũng dã có nhiều đổi thay, thị trấn đổi thay và trong con người ông cũng có những sự đổi thay, ông vẫn bước đi với những bước chân thong thả, khi đi ngang qua một tủ bán thuốc lá chợt ông dừng lại; cô bé bán thuốc tuổi độ 12, 13 nhìn ông và vui vẻ mời chào :
- chào chú, chú cần gì ???
- cho tôi một gói thuốc 555, ông chậm rãi trả lời
Giọng cô bé còn trẻ con vội cất lên :
- chú ơi! tủ thuốc của cháu nhỏ quá không đủ một gói cho chú đâu!!! chú đợi cháu một lát cháu chạy sang bên kia lấy thêm nhé ...
Ông mỉm cười gật đầu và cô bé vội vàng chạy đi chỉ trong thoáng chốc đã quay về cùng với gói thuốc trên tay
- thưa chú đây
- bao nhiêu vậy cháu ???
- thưa chú 18.500 dồng ạ
Ông móc bóp rút ra 2 tời giấy 10.000 đồng trao cho cô bé và giọng ông trầm xuống
- cháu cứ cầm lấy hết khỏi thối lại
Cô bé cầm tiền vội ngước mắt nhìn ông
- chú !!!!
- cháu cầm ăn qùa, chú tặng cháu đấy
- cháu cảm ơn chú; tiếng cô bé run run
- à cháu nè, đường nào dẫn về đường này vây cháu ???
- ủa không phải chú ở thị trấn này sao ???
- ngày xưa chú có ở đây, nhưng lâu quá rồi, chú quên mất nhiều rồi cháu ạ
Cô bé cầm lấy mảnh giấy đọc lướt qua và giọng liếng thoắng chì
- chú đi hết con đường này qua ba cái ngã tư rồi quẹo phải là đến
- cảm ơn cháu
Ông xách túi hành lý lên lại thong thả bước đi, được vài bước bỗng nghe tiếng cô bé bán thuốc vọng ở sau lưng :
- chú ơi! sao chú không kêu xe đi cho nhanh ???
Ông dừng lại và quay đầu nhìn lại nhưng không nói gì chỉ mỉm cười và đưa tay lên vẫy như chào tạm biệt cô bé rồi tiếp tục rảo bước
*
* *
Ngang qua căn nhà bây giờ đã có nhiều thay đổi, bây giờ nó đã được mở thành một cửa hàng cho thuê internet, ông không dừng lại mà vẫn thong thả bước đi về cuối con đường rồi ghé vào một phòng trọ thuê một phòng ngủ, bỏ lại hành lý, khóa cửa xong ông lại lang thang trên những con đường của thị trấn cho đến đêm xuống thật khuya ông mới trở về phòng trọ
*
* *
7 giờ sáng trong một quán cà phê, bây giờ rất huyên náo tấp nập kẻ ra người vào, trong một góc nhỏ, người đàn ông bên ly cà phê đen, trên môi điếu thuốc tỏa khói, ông dõi mắt trông qua đường nhìn vào cửa hàng trước mặt ; Khoảng một tiếng sau hai cánh cửa được hé mở và một cô gái xuất hiện, đợi cho cô gái chuẩn bị xong, ông mới lững thững đi qua đường và bước vào cửa hàng, cô gái đang ngồi bên quầy tính tiền vội ngước lên nhìn ông
- thưa ông cần gì ???
- tôi có thể mướn một computer có internet được không ?
- dạ được, tiếng cô gái thật trong và thật hiền
- bao nhiêu một giờ ? ông vẫn chậm rãi hỏi
- thưa 4.000 đồng một giờ ông ạ
- cô cho tôi mướn 10 giờ, vừa nói ông vừa đưa cho cô gái bốn tờ giấy 10.000 đồng
- tôi có thể ngồi ở đâu ??
- thưa ông là khách đầu tiên, ông có quyền chọn lựa chỗ nào ông thích, thưa ông
Tiếng nói của cô gái vẫn vang lên, ông chỉ cúi đầu nói hai tiếng cảm ơn rồi đi đến một bàn máy trong một góc nhưng ở đó ông có thể nhìn được tất cả kể cả quầy tính tiền có cô gái đang ngồi - Thời gian trôi qua chầm chậm, cửa hàng bây giờ đã đông khách, cô gái lâu lâu lại rời quầy tính tiền đi tới đi lui, khi đến bên cạnh người đàn ông cô chợt thấy ông vẫn ngồi yên lặng bên máy và không làm gì cả, cô vội lên tiếng :
- thưa ông! máy có gì trục trặc sao ông không gọi ?
Ông ngước đầu nhìn lên hai mắt ông nhìn xoáy vào mặt cô gái và chậm rãi trả lời :
- không, máy không hư, nhưng tôi đang chờ
- ông đang chờ bạn ông ?
- không tôi đang chờ một người thân yêu nhất ...
vừa nói ông vẫn nhìn thẳng vào mặt cô gái và cô gái cũng thế cũng đăm đăm nhìn lại ông và bất chợt cô nhào đến ôm chầm lấy ông, trên mặt cô bây giờ ngập đầy nước mắt hòa trong tiếng nức nở :
- Trời Đại ca!!! anh đã về ...
Ông cũng đứng lên ôm lấy hai bờ vai cô gái
- phải Đại ca đã về ...
- Đại ca về hồi nào ? sao không cho Út hay ? Đại ca đang ở đâu ? Đại ca có khỏe không ? sao Đại ca không về đây liền ?????
Tiếng cô gái vẫn nức nở nhưng trong lời nói toát lên vẻ vui mừng và cô hỏi dồn dập
- từ từ mà Út, em hỏi vậy sao anh trả lời kịp
Bỗng cô gái buông người đàn ông ra và dùng hai tay đập liên hồi vào ngực ông
- Đại ca ác lắm! Đại ca bỏ đi mà không nói một lời
- Thì bây giờ Đại ca đã về rồi đây, giọng ông vẫn trầm buồn như thủa nào
Sau những phút xúc động khi gặp lại người thân, cô gái giờ đây bình tĩnh lại và ngồi xuống bên ông chậm rãi hỏi :
- bây giờ anh ở đâu ?
- anh đang ở nhà trọ cuối con đường này
- sao anh không lại đây ?
- Út hiểu tánh anh mà !!!
- Đại ca vẫn ngang bướng như ngày nào
Ông chỉ lặng thinh mỉm cười
- Bao nhiêu năm rồi Đại ca nhỉ ? từ ngày chị ấy ra đi, rồi Đại ca cũng biệt tăm luôn ....
- Út tưởng Đại ca đã chết ?
Ánh mắt ông vẫn hiền từ nhìn cô gái nhưng trong đó ánh lên một sự tinh nghịch
- Út không nghĩ như vậy đâu, tiếng co gái nũng nịu
- Út đóng cửa tiệm đưa Đại ca đi chơi nhe ?
- không Út, cứ làm việc đi, Đại ca ngồi đây nói chuyện với Út cũng được rồi
*
* *
Ánh nắng trải dài trên nh%E
1117