Mấy hôm ni lớp 10A1 của chúng tôi thiếu giáo sư dạy môn Toán. Thầy An lớn tuổi, dạy toán từ thế hệ của Mẹ, đột nhiên ngã bệnh nặng, hiện đang nằm viện và chắc còn lâu lắm thầy mới trở lại giảng đường. Thầy An xem học sinh như con cháu, nên nhiều khi Thầy cũng la rầy tận tình. Chúng tôi sợ thầy hơn tất cả các giáo sư khác. Học sinh môn Toán của thầy, từ quyển bài tập cho đến bài học, đều phải thật sạch sẽ, kẻ ngay ngắn.
Tôi trước đây cũng đã từng bị một con zero to tổ tướng chỉ vì những gạch kẻ không ngay ngắn trong những phép tính.
Thầy thường tuyên bố:
Cùng lỗi đó, lần thứ nhất một số không ( 0 )
--Lần thứ hai cho đi xe đạp ( 00 )
--Lần thứ ba cho đi xe xích lô ( 000 )
--Lần thứ tư cho đi xe hơi ( 0000 )
Chỉ nghe chừng đó thôi chúng tôi đều khiếp đảm.
Tin thầy An không dạy Toán lớp chúng tôi nữa vì vấn đề sức khỏe, làm chúng tôi mừng hết lớn. Nhưng chúng tôi hỏi nhau không biết người thay thế cho Thầy An sẽ là Thầy hay Cô, và có khó như thầy cũ không ?
Hôm ni có thầy giáo mớị Chúng tôi hồi hộp chờ đợị Thầy giáo đi vào, dáng cao gầy, quần màu xám, áo trắng thắt cà vạt, đầu chải gọn. Đi trước thầy là cô Hiệu Trưởng. Cô cho chúng tôi biết, đây là thầy giáo mới chuyển về trường chúng ta và từ nay thầy sẽ thay thế cho thầy giáo cũ, phụ trách lớp Toán của các em.
Chúng tôi nhìn nhaụ Thuỷ khều tôi che miệng nói nhỏ "răng mà thầy trẻ rứa !". Thật vậy, trông thầy như một học sinh lớp 12 hơn là một thầy giáọ Tôi mỉm cười không dám trả lời, vì cô Hiệu trưởng đang đứng ngay trước mặt tôị Khi cô hiệu trưởng bước ra, "ông thầy mới chúng tôi" tự giới thiệu
_ Chào các chị !
Chúng tôi kín đáo nhìn nhau ! ... lớp học bỗng rộn lên những tiếng thì thào của mấy o nữ sinh nghịch ngợm "lại kêu tụi mình bằng chị nữa".
Thầy tiếp tục, tôi tên là Đạm, sinh viên đại học khoa học năm thứ ba tại Sài Gòn. Thầy ngập ngừng nhìn chúng tôi, mắt chớp chớp, mặt đỏ au, hai tay vụng về, ngượng nghịu hết cho vào túi quần rồi lại luống cuống lấy rạ Một hồi lâu, có vẻ như thầy đã "lấy lại được tinh thần" trước những đôi mắt xoe tròn, tinh nghịch, đang chăm chú quan sát "vị giáo sư măng sữa", thầy hắng giọng và tiếp tục phần giới thiệu về mình. Tôi rất hân hạnh được vào đây dạy tại ngôi trường mà tôi có nghe tiếng từ khi còn ở trong Sài Gòn.
_ Thưa thầy, thầy có biết trường Đồng Khánh ?
_ Đúng rồi, vì trường Đồng Khánh là một trường nổi tiếng của xứ Huế mà.
Giờ học bắt đầụ Thầy giảng, vẽ hình, chứng minh những định lý, định đề của Toán học ... Thật trái ngược với hình ảnh ngượng nghịu, lóng ngóng thật tội nghiệp lúc nãy, thầy bỗng thay đổi thật nhanh thành một người ăn nói thật lưu loát, thật tự tin, và cũng không kém phần nghiêm nghị khi thầy bắt đầu giảng giải cho chúng tôi về những con số hóc búạ Chúng tôi ban đầu còn nháy mắt với nhau, thầm thì bàn tán, bình phẩm về thầy, và thích thú dụi vào vai nhau cười khúc khích. Nhưng sau đó, trước phương cách giảng dạy dễ hiểu và tận tâm của thầy, chúng tôi đã bị thầy lôi cuốn lúc nào không hay vào một tiết học Toán rất hào hứng và say mê nhất từ trước đến giờ.
Buổi học đầu tiên của thầy vừa chấm dứt, chúng tôi giành nhau hỏi:
_ Thưa thầy ở Sài Gòn thầy học trường Trung học nàỏ
_ Tôi học trường Lê Qúy Đôn.
_ Còn trường nữ tên chi, thưa thầỷ
_ ê ... đừng hỏi dai ! Huyền thúc vào lưng Yến ...
Thầy không trả lời câu hỏi vừa rồi của con Yến, mà nhìn chúng tôi cười nhẹ rồi đi rạ
Tôi quên thưa một điều là trên khuôn mặt trẻ trung của thầy, có một điểm nổi bật nhất. Đó là đôi mắt. Chúng tôi nghĩ Thượng Đế đã nhầm lẫn với "tác phẩm điêu khắc" của Ngài, khi đã tạc lên gương mặt của thầy một đôi mắt, đúng ra, phải để giành cho một giai nhân. Đôi mắt thầy to đen, mơ màng, với hai hàng mi dài cong vút. Đôi mắt thầy là cả một huyền thoại trong chúng tôi !
Sau giờ Toán thường là giờ ra chơi, do đó chúng tôi hay vây quanh nói chuyện với nhaụ Chuyện bài vở, chuyện bạn bè, chuyện thầy Toán.
_ Bây biết không, hôm qua con Thúy ái đi sau lưng thầy, hắn "bắt qủa tang" thầy đang làm rớt rèm mi giả ... rồi hắn thấy thầy cúi xuống lượm lên phủi bụi, gắn lại lên mắt đó.
_ Cái con vô duyên lạ. Hắn làm như đôi mắt của thầy là mắt "nhân tạo" không bằng.
_ ê ... tụi mi có biết làm răng mà đôi mắt của thầy lúc nào cũng buồn tênh và ngơ ngác như mắt con nai vàng "đạp trên lá vàng khô" không ?
_ Vì thầy nhớ người yêu ở Sài Gòn đó.
_ Con ni nói ba xàm, thầy còn qúa trẻ, chưa có người yêu mô !
_ Thầy nhớ " Má " thầy đó, tìm cho thầy bình sữạ Chúng tôi thích thú nhìn nhau cười ngã nghiêng.
Một hôm, cũng giờ ra chơi, chúng tôi hỏi thầy:
_ Thầy ở Huế luôn để dạy Đồng Khánh, phải không thầỷ
Thầy không trả lời chúng tôi, mà nhìn xa xăm, rồi thầy lại nhìn chúng tôi mỉm nụ cười thật hiền hoà.
_ Thầy ở luôn Huế có phải không thầỷ Tri Niên nhắc lạị
_ Tôi cũng không chắc chắn ở đây dạy luôn hay không ...
_ Tại sao vậy t ... h ... ầ ... ỷ?? Chúng tôi cùng lo lắng hỏi dồn.
_ Các chị lo học đi, hỏi làm gì "dzậy" ? Thầy tiếp ... đời người như "áng mây trôi ... " làm sao mà biết trước được !!!
Sương Mai ghé vào tai tôi nói nhỏ:
_ Giáng Tiên, mi nghe thầy nói văn chương hay không ? à ... à, đời người như áng mây trôị Ghi xuống đi mi, để nhớ lần sau có làm văn thì chêm vào, thế nào cũng được nhiều điểm.
Từ đó, chúng tôi đặt cho thầy cái biệt hiệu: "áNG MâY TRôI".
Rồi thời gian qua đi, thầy dạy chúng tôi đã gần 5 tháng, những phương trình hoá học, đại số cũng ê đềm, đều đặn trôi nhanh. Có một điều kỳ diệu là trong lớp học chúng tôi, đa số đều là những học sinh không xuất sắc mấy về môn Toán. Chúng tôi học Toán là vì bổn phận, vì để được lên lớp, để khỏi bị phạt, bị la hơn là thích thú. Nhưng từ ngày thầy Toán mới về thay thế cho thầy An, chúng tôi không ai bảo ai, đều cố gắng học bài, làm bài tập, rất đều đặn và đầy đủ.
Trong lớp tôi có nhỏ Hướng Dương, nhà ở tận thành Nội, nổi tiếng lười nhất lớp về môn Toán. Hắn chê môn Tóan khô khan, không hứng thú, và khó nuốt nên có lần hắn tuyên bố một câu ... xanh rờn. "Mình học Toán là chỉ để cầm chừng", miễn răng lấy được kiến thức căn bản đủ qua được mấy kỳ thi chính yếu hàng năm để lên lớp là được. Vậy mà thầy Toán của chúng tôi đã nhóm lên được trong Hướng Dương một ngọn lửa say mê với môn học hắc búa nàỵ Mạnh đến nỗi trong một ngày gió bão, hắn đã cố gắng, lặn lội, đạp xe trong mưa qua tận nhà tôi ở Vĩ Dạ, để tìm cách giải một bài đại số.
Chúng tôi thường đùa với nhau rán học để đôi mắt đẹp khỏi buồn. Hay, nếu thầy mà dạy tụi mình mãi, chắc chúng mình sẽ trở thành những nhà Toán Học nổi tiếng thế giớị
Từ ngày chúng tôi đặt cho thầy biệt hiệu "áng Mây Trôi", chúng tôi không gọi thầy Toán là thầy Đạm nữa mà gọi là áng Mây Trôị Có hôm thầy đi trễ vì đoạn đường từ nhà thầy đến trường bị ngập nước. Trong khi chờ đợi, chúng tôi nói chuyện ồn àọ Bỗng một đứa ngồi đầu bàn la lên:
_ ê ! Các bạn, có im đi không "áng mây trôi" đã đến !
oOo
Nhưng rồi "áng mây trôi" đột ngột bỏ lớp, bỏ trò, không một lời từ giã. Đúng như câu trong một bài hát:
"Thầy đã đến như một huyền thoại
Thầy đã đi không một lời ... "
Cô hiệu trưởng giải thích, là thầy phải vào Sài Gòn gấp vì chuyện gia đình ... Nhưng chúng tôi và mọi người không tin. Người ta đồn thầy đã vượt biên ! Bọn học trò chúng tôi thì thầm bảo nhau, cầu xin cho thầy gặp may mắn, đến được bến bờ bình yên !
Giờ Toán sau đó, cô hiệu trưởng xếp đặt cho ông thầy Toán cũ trở về dạy lạị Chúng tôi thở dài nhè nhẹ nhìn nhaụ Chừ môn Toán sao mà khô khan, chán ngán.
Rồi ngày qua ngày, chúng tôi đứa nào cũng lo học bài, vì kỳ thi hàng năm cũng sắp đến. "áng mây trôi" cũng trôi vào dĩ vãng không còn ai nhắc đến nữạ
Bỗng một hôm, Sương Mai, con bạn ngồi gần tôi, đứa trầm lặng, ngoan nhất lớp rủ tối thứ Báy này đến nhà nó ôn bàị Tôi nhận lời liền, bởi vì, nhà Mai cùng ở Vĩ Dạ, gần nhà tôị Hơn nữa, sau vườn nhà nó có một cây trứng cá rợp bóng mát. Đến mùa, trái chín đỏ, ngọt lịm. Gần bên là cái bến xây bằng bực đá, đi xuống sông Hương. Chúng tôi thường đến đó, nghịch nước, và nhìn những con đò xuôi ngược.
Chiều ấy, sau khi ôn bài xong, Sương Mai ngồi sát bên tôị Nó nhìn tôi với một cặp mắt khác lạ, rồi nói:
_ Giáng Tiên ơi ! Sương Mai muốn nói với Giáng Tiên một chuyện này ... , rất bí mật ... nhưng ...
Rồi Mai đổi giọng nghiêm nghị :
_ Mi phải hứa không nói với ai, nghe mỉ
Tôi nhìn Sương Mai rồi hứa:
_ Ừ, Giáng Tiên hứa không nói với ai mô, Sương Mai yên chí.
Nhưng Sương Mai ngập ngừng rồi bảo:
_ Mi phải thề đi, bởi vì, con Tri Niên mà biết là cả lớp biết hết đó.
Thái độ của Sương Mai càng gợi tính tò mò của tôị Tôi chấp nhận và lôi hết những con vật nuôi trong nhà ra thề:
_ Nếu G.Tiên có nói cho đứa mô nghe, thì G.Tiên ... G.Tiên ... sẽ là con Mi Nô mặt phệ, hay con Mi Mi tam thể, hay sẽ là con két xanh sau vườn hay chào "Tiên ơi" mỗi buổi sáng v.v ... Được chưa mỉ Nhưng Sương Mai độc ác bắt tôi thề :
_ Nếu mi không giữ lời hứa, nói cho đứa mô nghe thì sẽ ở lại lớp ! Tôi giẫy nẩy người, lắc đầu, xoa tay liên hồi không chịụ Như rứa thì nguy hiểm lắm. Sẽ bị ba me la, còn bị xấu hổ nữạ
Tôi mặc cả:
_ Hay mi cho tau thề câu khác được không ? Vì câu trên nghe khủng khiếp qúa ... Sương Mai bằng lòng và nhìn tôi chờ đợị Tôi hơi do dự rồi rầu rầu thề:
_ Ừ, nếu G.Tiên nói cho đứa mô nghe thì G.Tiên ... chết. Sương Mai quay phắt nhìn tôị Sợ nó không tin, tôi thề tiếp:
_ Chết thật !
Sương Mai gật đầu bằng lòng, rồi nó nhìn quanh xem có ai đứng gần không. Trước khi nói, Sương Mai còn nhìn lên cây trứng cá, ý chừng nó sợ có đứa bạn nào núp trên cây nghe trộm. Sau khi kiểm soát bốn bề, Sương Mai yên chí, kê sát bên tai tôi run run nói nhỏ:
_ Giáng Tiên ơi ! Mi biết không, Sương Mai có mối tình đầu ...
Tôi ngồi xích ra, trố mắt ngạc nhiên nhìn thẳng vào mắt Maị Sương Mai là bạn thân của tôi, nhưng sao đến bây giờ hắn mới tâm tình ? Vậy người đó là aỉ?? Tôi nắm vai nó lay nhẹ.
_ Ai rứa Maỉ Có phải anh mô bên Quốc Học không ?
Sương Mai lắc đầu, mặt buồn xa xôi vời vợi ...
_ Người đó chừ đã đi thật xa, xa thật xạ
_ Đi đâủ Làm gì ? Tôi hỏi dồn.
_ Xa lắm ... Sương Mai không biết !
_ Đi với gia đình luôn hỉ ?
Sương Mai thấy tôi đi xa đối tượng mà nó muốn nóị Nó nói thật nhỏ, nhưng tôi cũng nghe được.
_ Người đó là "áng mây trôi".
Tưởng nghe không rõ, tôi lập lại :
_ áng Mây Trôỉ??
Sương Mai nhè nhẹ gật đầụ Tôi làm ra vẻ trang nghiêm :
_ Răng Sương Mai gan rứa, ba me Sương Mai mà biết thì chết, Sương Mai có biết không ? Ngoài ra, còn thầy cô, bạn bè nữạ Tôi rùng mình, nhưng sau những câu nói ra vẻ "giảng luân lý đó, tôi đổi giọng, nhẹ nhàng, dỗ dành, vuốt ve Sương Mai:
_ Sương Mai có thư và hình ảnh của "áng mây trôi" không, cho G.Tiên xem với đỉ Sương Mai vẫn ngồi yên. Tôi làm mặt giận :
_ S.Mai không tin G.Tiên hả ? G.Tiên đã thề sẽ chết rồi mè ... chết thiệt mà ...
Sương Mai quay nhìn tôi, rồi thở dài nói nhỏ:
_ G.Tiên ơi, S.Mai không có thơ, hay hình ảnh gì hết. Bởi vì ... áng Mây Trôi đâu có biết S.Mai có cảm tình và nhớ đâụ
_ Rứa là thầy không biết chi hết à ?
_ Không biết chi hết ! Đó chỉ một mình S.Mai nhớ ... nhớ ... thôi mà.
Tôi trầm ngâm suy nghĩ, rồi nói rất nhỏ trong hơi thở ngập ngừng:
_ Nếu chỉ có một mình S.Mai nhớ ... nhớ ... thôi, trong khi thầy không biết mà gọi là "mối tình đầu" thì lớp mình có nhiều mối tình đầu lắm đó !!!
Nghe tôi nói vậy, bỗng nhiên S.Mai ngồi xích ra xa tôị Nó nhìn thẳng vào mắt tôi rồi hỏi:
_ Thế G.Tiên cũng nhớ như vậy ... ???
Sương Mai bỏ lững câu hỏi, nhưng tôi hiểu và đã lính quýnh, đính chính lia lịa:
_ Không, không ... thầy đi ai cũng nhớ, nhưng không nhớ như "kiểu đó" mộ Tôi làm ra vẻ người lớn, nói như một nhà "Tâm lý học":
_ Giáng Tiên nghĩ, thầy dạy chúng mình, thầy tử tế, thầy không la, lại cho chúng mình nhiều điểm, ... nên chúng mình có cảm tình chứ không phải kỳ lạ ... Tôi bỏ lững vì tìm hết chữ để nóị
Dù nói gì, Sương Mai cũng lặng thinh, tôi mở sách ra để học ... nhưng rồi gập lạị Tôi từ giã Sương Mai ra về, nó không tiễn tôi mà ngồi yên như tượng đá.
Hôm sau, Sương Mai gặp tôi bên sân trường, nó cười nhẹ và nói nhỏ:
_ Giáng Tiên nói đúng ! Đó chỉ là cảm tình thầy trò ... thôị Mình cố quên và không nhớ đến nữạ Chúng tôi nhìn nhau, Sương Mai cười gượng rồi cùng đi vào lớp.
Hè đó, tôi được giấy xuất ngoại ... đi đoàn tụ vớ gia đình. Hồ sơ nộp hơn một năm nay bây giờ mới có kết qủạ Tôi thật sự sẽ ra đị
Trong những ngày còn lại ở xứ Huế, tôi hay vào trường đi thơ thẩn trên sân cỏ, mơ màng nhìn những cánh Phượng rơị Tôi nhặt vài cánh còn đỏ tươi đem về ép vào sách để mang theo làm kỷ niệm. Bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn mang nó ra nhìn ngắm để sống lại một thoáng với khung trời kỷ niệm xưạ Những cánh phượng vẫn còn nguyên vẹn hình dáng nhưng màu sắc thì đã phai úa cùng năm tháng. Ôi ! Bao giờ gặp lại bạn, trường, nơi gắn liền bao kỷ niệm. Tôi đến ôm từng gốc Phượng thì thầm giã từ.
_ Phượng ơi ! Mấy năm qua, mi là bóng mát, là tuối thơ, là mơ mộng của tạ Chừ sắp xa rồi, biết khi mô gặp lạỉ!!
Ngày rời Huế, tôi sắp sửa lên xe ra phi trường, bỗng nhiên trời đổ mưạ Tôi thấy Hướng Dương, Tri Niên, Kiều Mi, Hồng Nhạn, đi xe đạp tới tiễn tôị Năm chúng tôi là những đứa chơi thân với nhau từ khi mới vào D.K cho đến lớp 10. Nói theo phim bộ của Tàu, thì bọn chúng tôi "có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia". Bây chừ một đứa theo gia đình bỏ cuộc chơi hỏi sao không luyến nhớ. Tôi ôm từng đứa nghẹn ngào từ giã, nước mắt chúng tôi hoà với nước mưạ Tôi thầm nhớ lại một câu trong sách giáo khoa khi còn ở tiểu học ... "ôi ! Chia ly sao mà buồn vậy ... ".
Khi xe sắp sửa chuyển bánh, bỗng Sương Mai nói theo với tôi:
_Giáng Tiên ơi ! Qua bên đó nhớ tìm cho ra "áng Mây Trôi" nghe !
Tôi khựng mất mấy giây, khi vừa chợt nhớ, thì cả bọn nó nhao nhao nói theo:
_ Ừ, nhớ tìm cho ra "áng Mây Trôi" và nói học sinh lớp 10A1 gởi lời thăm thầỵ
Tôi gật đầu đưa tay vẫy vẫy, nhìn những người bạn thân thương xa dần, xa dần.
Thứ Tư, 11 tháng 3, 2009
Áng Mây Trôi
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét